OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày đặc điểm phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long?

5. Trình bày đặc điểm phát triển ngành công nghiệp vùng Đồng bằng Sông Cửu Long? Giải thích tại sao ngành chế biến lương thực, thực phẩm chiếm tỉ trọng cao.

6. Kể tên các trung tâm kinh tế của vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long? Ý nghĩa của các trung tâm kinh tế đó với sự phát triển kinh tế khu vực.

  bởi Phong Vu 25/09/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu 6:

    - Nông nghiệp

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trọng điểm lúa lớn nhất của cả nước.

    Bảng: Diện tích, sản lượng lúa ở Đồng bằng sông cửu Long và cả nước, năm 2002

    Vùng

    Tiêu chí

    Đồng bằng sông Cửu Long

    Cả nước

    Diện tích (nghìn ha)

    3834,8

    7504,3

    Sản lượng (triệu tấn)

    17,7

    34,4

    Lúa được trồng chủ yếu ở các tỉnh Kiên Giang, An Giang, Long An, Đồng Tháp, Sóc Trăng và Tiền Giang. Bình quân lương thực theo đầu người toàn vùng đạt 1066,3 kg, gấp 2,3 lần trung bình cả nước (năm 2002). Nhờ đó, Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng xuất khẩu gạo chủ lực của nước ta. Nhiều địa phương đang đẩy mạnh trồng mía đường, rau đậu.

    Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng cây ăn quả lớn nhất cả nước với nhiều loại hoa quả nhiệt đới: xoài, dừa, cam, bưởi,...

    Nghề nuôi vịt đàn phát triển mạnh. Vịt được nuôi nhiều nhất ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng, Vĩnh Long, Trà Vinh.

    Trong tổng sản lượng thuỷ sản cả nước, Đồng bằng sông Cửu Long chiếm hơn 50%, nhiều nhất là các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau và An Giang. Nghề nuôi trồng thủy sản, đặc biệt nghề nuôi tôm, cá xuất khẩu, đang phát triển mạnh.

    Nghề rừng cũng giữ vị trí rất quan trọng, đặc biệt là trồng rừng ngập mặn ven biển và trên bán đảo Cà Mau. Các địa phương đang có biện pháp tích cực phòng chống cháy rừng, bảo vệ sự đa dạng sinh học và môi trường sinh thái rừng ngập mặn.

    - Công nghiệp

    So với nông nghiệp, tỉ trọng sản xuất công nghiệp còn thấp, khoảng 20% GDP toàn vùng (năm 2002).

    Bảng 36.2. Các ngành công nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2000

    Ngành sản xuất

    Tỉ trọng trong cơ cấu công nghiệp của vùng (%)

    Hiện trạng

    Chế biến lương thực, thực phẩm

    65,0

    Chủ yếu là xay xát lúa gạo, chế biến thủy sản đông lạnh, làm rau quả hộp, sản xuất đường mật. Sản phẩm xuất khẩu: gạo, thủy sản đông lạnh, hoa quả đông lạnh, hoa quả. Phân bố hầu khắp các tỉnh, thành phố trong vùng,…

    Vật liệu xây dựng

    12,0

    Các cơ sở sản xuất vật liệu xây dựng phân bố ở nhiều địa phương, lớn nhất là nhà máy xi măng Hà Tiên II

    Cơ khí nông nghiệp, một số ngành công nghiệp khác

    23,0

    Phát triển cơ khí nông nghiệp. Thành phố Cần Thơ với khu công nghiệp Trà Nóc là trung tâm công nghiệp lớn nhất.

    Hầu hết cơ sở sản xuất công nghiệp tập trung tại các thành phố và thị xã, đặc biệt là thành phố cần Thơ.

    - Dịch vụ

    Khu vực dịch vụ ở Đồng bằng sông Cửu Long bao gồm các ngành chủ yếu : xuất nhập khẩu, vận tải thuỷ, du lịch. Hàng xuất khẩu chủ lực là gạo (chiếm 80% gạo xuất khẩu của cả nước, năm 2000), thuỷ sản đông lạnh, hoa quả. Giao thông đường thuỷ giữ vai trò quan trọng trong đời sống và hoạt động giao lưu kinh tế.

    Nêu ý nghĩa của vận tái thuỷ trong sản xuất và đời sống nhân dân trong vùng.

    Du lịch sinh thái bắt đầu khởi sắc như du lịch trên sông nước, miệt vườn, biển đảo. Tuy nhiên chất lượng và khả năng cạnh tranh của sản phẩm du lịch còn hạn chế. Đồng bằng sông Cửu Long đang được đầu tư lớn để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế của khu vực dịch vụ.

      bởi Khắc Chung 25/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF