OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999

Phân tích và so sánh tháp dân số năm 1989 và năm 1999 (Địa lý 9)

  bởi Duy Quang 10/09/2018
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • 1. Quan sát tháp dân số năm 1989 và năm 1999 (trang 18 SGK 9)

    Hình 5.1.Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999, trang 18, lop 9

    Hình 5.1.Tháp dân số Việt Nam năm 1989 và năm 1999

    Hãy phân tích và so sánh hai tháp dân số về các mặt :
    – Hình dạng của tháp.
    – Cơ cấu dân số theo độ tuổi.
    – Ti lệ dân số phụ thuộc.

    Cách làm:

    + Về hình dạng :
    -Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có đáy rộng và đỉnh nhọn, đặc trưng cuae cấu trúc dân số trẻ
    – Khác nhau: Phần chân của đáy tháp dân số năm 1999 thu hẹp ở nhóm tuổi 0 – 4 tuổi, cho thấy tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đã giảm.

    + Về cơ cấu dân số theo độ tuổi:
    – Giống nhau: Đều có cơ cấu dân số trẻ, tỉ lệ dân số dưới và trong độ tuổi lao động cao, tỉ lệ dân số trên độ tuổi lao động thấp.
    – Khác nhau: So với tháp dân số năm 1989, tháp dân số nắm 1999 có tỉ lệ dân số trong độ tuổi lao động và trên lao động nhiều hơn, tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động ít hơn.

    + Về tỉ lệ dân số phụ thuộc:
    – Giống nhau: Cả hai tháp dân số đều có tỉ lệ dân số phụ thuộc lớn (ở tháp dân số năm 1989 là 46,2%, ở tháp dân số năm 1999 là 41,6%).
    – Khác nhau: tỉ lệ dân số phụ thuộc ở tháp dân số 1999 ít hơn ở tháp dân số 1989.

    2. Từ những phân tích và so sánh trên, nêu nhận xét về sự thay đổi của cơ cấu dân số theo độ tuổi ở nước ta. Giải thích nguyên nhân.

    Cách làm:

    + Nhận xét về sự thay đổi cơ cấu dân số theo độ tuổi:
    – Năm 1999 so năm 1989, cơ cấu dân số theo độ tuổi có sự thay đổi khá rõ nét
    – Tỉ lệ dân số dưới độ tuổi lao động và trên tuổi lao động tăng.
    – Tỉ lệ dân số phụ thuộc giảm (từ 46,2% năm 1989 còn 41,6% năm 1999).
    + Nguyên nhân của sự khác nhau giữa hai tháp dân số:
    – Đã triển khai và thực hiện tốt chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.
    – Kinh tế phát triển nên mức sống nhân dân được nâng cao, cùng với những tiến bộ trong lĩnh vực y tế đã nâng cao tuổi thọ của dân cư.

    3. Cơ cấu dân số theo độ tuổi của nước ta có thuận lợi và khó khăn gì cho phát triển kinh tế – xã hội? Chúng ta cần phải có những biện pháp nào để từng bước khắc phục những khó khăn này?

    Cách làm:

    a) Thuận lợi và khó khăn gcủa cơ cấu dân số theo độ tuổi với sự phát triển kinh tế – xã hội nước ta:
    + Thuận lợi:
    – Nguồn lao động đông.
    – Nguồn bổ sung lao động lớn.
    -> Có lợi thế trong phát triển các ngành kinh tế sử dụng nhiều lao động và thu hút đầu tư nước ngoài
    + Khó khăn:
    Trong điều kiện kinh tế – xã hội hiện nay, cơ cấu dân số trên làm hạn chế cho việc:
    – Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    – Nâng cao chất lượng cuộc sống dân cư (thu nhập theo đầu người, giáo dục, y tế, tuổi thọ…).
    – Giải quyết việc làm, nhà ở, an ninh xã hội.
    – Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững…

    b) Biện pháp khắc phục những khó khăn:
    – Tiếp tục đẩy mạnh cuộc vận động: Sinh đẻ có kế hoạch, nâng cao ý thức về chính sách dân số trong cộng đồng dân cư nhằm giảm tỉ lệ sinh, giảm tốc độ tăng dân số.
    – Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước, đẩy maanhj chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhằm tạo việc làm và thu nhập, cải thiện mức sống dân cư.
    – Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục, đa dạng hóa các hình thức giáo dục dân số.

      bởi Ha thanh Thuy 10/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF