Từ khi gia nhập ASEAN năm 1995, Việt Nam đã đóng góp gì cho Hiệp hội?
Câu trả lời (6)
-
Năm nay 2017, ASEAN tròn 50 tuổi. Nửa thế kỷ qua, vượt qua những rào cản về thế chế chính trị, văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ, khoảng cách về phát triển... ASEAN đã đạt được những thành tựu ấn tượng, trở thành cộng đồng chung ASEAN vào cuối năm 2015. Trong sự phát triển chung đó của ASEAN, Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đóng góp chủ động vào các hoạt động chung của khu vực./.
Vào những năm 1990 của thế kỷ XX, trong bối cảnh Việt Nam vừa có những bước chuyển mình lớn trong chính sách mở cửa thì việc gia nhập vào Hiệp Hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đã trở thành một chủ trương lớn, có ý nghĩa quan trọng trong đường lối đối ngoại và thúc đẩy hội nhập khu vực cũng như quốc tế.
Trong 22 năm gia nhập ASEAN, Việt Nam đã có những ảnh hưởng nhất định đến cấu trúc thống nhất của ASEAN cũng như duy trì hòa bình, thịnh vượng ở khu vực, xây dựng thành công một cộng đồng chung và hướng đến Tầm nhìn ASEAN xa hơn nữa.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nêu rõ: "Chúng ta gia nhập ASEAN từ năm 1995, tính đến nay là 22 năm, gần một nửa thời gian 50 năm hình thành và phát triển của Cộng đồng ASEAN. Từ khi tham gia, Việt Nam đã đóng góp tích cực và có trách nhiệm trong vai trò thành viên của ASEAN".
Việt Nam đã đóng góp vào việc mở rộng ASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN. Bên cạnh đó, nước ta cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất, như Chương trình Hành động Hà Nội 2010.
"Chúng ta đã cùng xây dựng và thực thi các mục tiêu, chỉ tiêu để thành lập Cộng đồng ASEAN. Cho đến nay Việt Nam có thể nói là một trong những nước đi đầu trong việc thực hiện các mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN 2015. Với gần 95% dòng hành động được triển khai, có thể nói Việt Nam là một trong những nước đi đầu trong việc thực thi mục tiêu đó. Đó là những đóng góp hết sức quan trọng cho việc thành lập, hình thành Cộng đồng ASEAN". Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhấn mạnh.
Ngoài ra, Việt Nam đã giữ vai trò điều phối các cơ chế hợp tác giữa ASEAN với các đối tác, gần đây nhất là với Trung Quốc, EU và Ấn Độ. Việt Nam đã đóng góp vào việc kết nối, mở rộng, làm sâu sắc quan hệ, kể cả quan hệ chiến lược giữa ASEAN và các đối tác này.
Việt Nam cũng đã đưa ra những sáng kiến như mở rộng thành viên của Hội nghị Cấp cao Đông Á, bằng cách thúc đẩy kết nạp Nga và Mỹ tham gia Cấp cao Đông Á; cũng như tổ chức lần đầu tiên Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN Mở rộng (ADMM+) trong năm Việt Nam làm Chủ tịch ASEAN 2010.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nói:"Đó là những cơ chế hết sức quan trọng trong việc kết nối không chỉ trong ASEAN, mà giữa ASEAN với các nước, góp phần tạo ra vị thế của ASEAN với các nước".
Việt Nam đã tổ chức thành công trong vai trò chủ tịch ASEAN hai lần, vào năm 1998 và 2010, với những đóng góp thông qua các sáng kiến hết sức cụ thể.
Đối phó với những thách thức của ASEAN, Việt Nam cũng đóng góp hết sức tích cực, như việc xây dựng Tuyên bố của các bên về ứng xử ở Biển Đông, đóng góp vào duy trì hòa bình, ổn định ở khu vực Biển Đông. Đây là những đóng góp quan trọng của Việt Nam với tư cách một thành viên hết sức trách nhiệm trong ASEAN.
Hiện nay, Việt Nam cũng là thành viên tích cực tham gia xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, với mục tiêu làm cho liên kết ASEAN sâu rộng hơn, hoạt động trên cơ sở pháp luật và lấy người dân làm trung tâm.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh nhận định, vấn đề quan trọng sắp tới của các nước ASEAN, đó là làm sao xây dựng được cộng đồng gắn kết chính trị, liên kết kinh tế và chia sẻ trách nhiệm, thông qua việc tôn trọng Hiến chương ASEAN, thực hiện theo đúng các luật và quy định của ASEAN.Các nước đối tác của ASEAN cũng phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định trong ASEAN. Chúng ta cũng cần đóng góp vào xây dựng đoàn kết trong ASEAN, vì đây là yếu tố quan trọng để duy trì vai trò, vị thế của ASEAN, cũng như đảm bảo lợi ích của tất cả các nước thành viên. Việt Nam cũng phải đóng góp vào việc tăng cường vai trò, vị thế của ASEAN, không chỉ trong khu vực mà còn trên thế giới.
Việt Nam đang cùng ASEAN bước sang một giai đoạn phát triển mới, xây dựng một tầm nhìn, tạo ra một sân chơi khu vực toàn diện từ nay đến 2025. Việc hội nhập toàn diện với ASEAN cũng là cách để Việt Nam có thể tham gia hội nhập toàn cầu mạnh mẽ hơn. Từ “sông nhỏ ra biển lớn”, chắc chắn sóng sẽ lớn, nhưng với thực tiễn hơn 20 năm tham gia ASEAN sẽ giúp Việt Nam có được những bài học quý giá để đón đầu những cơ hội mới và mạnh mẽ đối phó với những thách thức trong tương lai
bởi Long Nguyễn 16/03/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Việt Nam đã có đóng góp tích cực trong việc hình thành Cộng đồng ASEAN thông qua những nỗ lực triển khai trên thực tế cũng như thông qua những đóng góp cho việc xây dựng những bước đi của ASEAN
bởi Chu Chu 13/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm -
Việt Nam đã đóng góp vào việc mở rộng ASEAN, đưa ASEAN từ tập hợp 6 nước trở thành Cộng đồng ngày nay gồm 10 nước ASEAN. Bên cạnh đó, nước ta cũng đóng góp tích cực vào việc xây dựng Cộng đồng ASEAN thông qua các sáng kiến, các đề xuất, như Chương trình Hành động Hà Nội 2010.
bởi Kim Ngọc Thảo 13/04/2020Like (1) Báo cáo sai phạm -
....
bởi hoàng vinh 26/04/2020Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Vì sao với diện tích lớn nhưng Trung Á có mật độ dân số thấp?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
Vị trí của Nam Á có ý nghĩa quan trọng gì đối với kinh tế
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
việt nam nằm trong nhóm nước nào?
12/12/2022 | 1 Trả lời
-
đặc điểm nào không đúng với kiểu khí hậu gió mùa?
A. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió từ nội địa thổi ra.
B. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào.
C. Mùa đông khô, lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
D. Quanh năm lượng mưa rất ít, có khi không có mưa.
13/12/2022 | 1 Trả lời
-
nam á phát triển nhất những ngành nghề nào
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu tình hình sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
theo em vì sao Trung Quốc có tỷ lệ sản lượng lúa gạo cao nhưng vấn đề xuất khẩu lúa gạo lại không bằng Thái Lan và Việt Nam?
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
22/12/2022 | 0 Trả lời
-
vì sao nhật bản lại có thể phát triển từ trong đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2?
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á, Tây Nam Á
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về sự gia tăng dân số ở Châu Á, nguyên nhân gia tăng dân số ?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày hai kiểu khí hậu gió mùa của châu á
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại sao khu vực nam á lại phân bố dân cư ko đều
29/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay
06/01/2023 | 0 Trả lời