OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Trình bày đặc điểm khí hậu miền Bắc vào mùa hạ và mùa đông

Trình bày đặc điểm khí hậu miền Bắc vào mùa hạ và mùa đông.

  bởi Hoàng Thanh Phương 03/06/2020
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (2)

  • + Mùa gió đông bắc từ tháng 11 đến tháng 4 tạo nên mùa đông lạnh, mưa phùn ở miền Bắc và khô nóng kéo dài ở miền Nam.

      bởi Nguyễn Thị Linh Chi 03/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm
    – Do vị trí địa lí nên nước ta đã nhận được một lượng nhiệt mặt trời lớn, vì vậy nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 21°c và tăng dần từ Bắc vào Nam lượng mưa lớn (1500 - 2000 mm/năm) và độ ẩm không khí trên 80%. Vì vậy khí hậu nước ta so với các nước trong cùng vĩ độ nước ta có một mùa đông lạnh hơn và một mùa hạ mát hơn. Bình quân 1m2 nhận được trên 1 triệu kilo calo nhiệt năng. Số giờ nắng đạt từ 1400 – 3000 giờ/ năm.

    ► 1. MIỀN KHÍ HẬU PHÍA BẮC

    Bao gồm phần lãnh thổ phía Bắc dãy Hoàng Liên Sơn. Miền này có khí hậu cận nhiệt đới ẩm nhưng tính chất nhiệt đới bị giảm sút với bốn mùa xuân, hạ, thu, đông tương đối rõ rệt. Tuy nhiên, miền khí hậu này có đặc điểm là mất ổn định vời thời gian bắt đầu-kết thúc các mùa và về nhiệt độ.

    ● 1.1 VÙNG ĐÔNG BẮC BẮC BỘ:
    bao gồm đồng bằng Bắc Bộ, miền núi và trung du phía Bắc (phần phía đông dãy Hoàng Liên Sơn). Vùng này có đặc điểm địa hình tương đối bằng phẳng (đồng bằng Bắc Bộ) và thấp. Phía bắc có các dãy núi không cao lắm (1000 m ÷ < 3000 m), nằm theo hình nan quạt trên các hướng Đông Bắc - Tây Nam, Bắc-Nam, rồi Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, chụm lại hướng về phía dãy núi Tam Đảo (đó là cánh cung Đông Triều, Bắc Sơn,Ngân Sơn, Sông Gâm, và kết thúc là dãy Hoàng Liên Sơn trên ranh giới với vùng Tây Bắc Bộ), không ngăn cản mà lại tạo thành các sườn dẫn gió mùa Đông Bắc và gió Bắc thường thổi về mùa đông. Vùng này tiếp giáp với vịnh Bắc bộ về phía Đông, phía Tây được chắn bởi dãy Hoàng Liên Sơn cao nhất Việt Nam (> 3001 m), nên chịu ảnh hưởng của khí hậu Đại dương nhiều hơn vùng Tây Bắc Bắc Bộ. Vì vậy, vùng Đông Bắc Bộ chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão nhiệt đới, về mùa hè, ít chịu ảnh hưởng của gió Lào (gió foehn).

    ● 1.2 VÙNG TÂY BẮC BẮC BỘ
    Mặc dù nền khí hậu chung không có sự khác biệt lớn giữa các khu vực, nhưng sự biểu hiện của nó không giống nhau theo chiều nằm ngang và theo chiều thẳng đứng. Dãy núi cao Hoàng Liên Sơn chạy dài liền một khối theo hướng Tây Bắc - Đông Nam đóng vai trò của một bức trường thành ngăn không cho gió mùa đông (hướng đông bắc - tây nam) vượt qua để vào lãnh thổ Tây Bắc mà không bị suy yếu nhiều, trái với vùng Đông bắc có hệ thống các vòng cung mở rộng theo hình quạt làm cho các đợt sóng lạnh có thể theo đó mà xuống đến tận đồng bằng sông Hồng và xa hơn nữa về phía nam. Vì vậy, trừ khi do ảnh hưởng của độ cao, nền khí hậụ Tây Bắc nói chung ấm hơn Đông Bắc, chênh lệch có thể đến 2-3 °C. Ở miền núi, hướng phơi của sườn đóng một vai trò quan trọng trong chế độ nhiệt – ẩm, sườn đón gió (sườn đông) tiếp nhận những lượng mưa lớn trong khi sườn tây tạo điều kiện cho gió "phơn" (hay quen được gọi là "gió lào") được hình thành khi thổi xuống các thung lũng, rõ nhất là ở Tây Bắc. Nhìn chung, trong điều kiện của trung du và miền núi, việc nghiên cứu khí hậu là rất quan trọng vì sự biến dạng của khí hậu xảy ra trên từng khu vực nhỏ. Những biến cố khí hậu ở miền núi ang tính chất cực đoan, nhất là trong điều kiện lớp phủ rừng bị suy giảm, và lớp phủ thổ nhưỡng bị thoái hoá. Mưa lớn và tập trung gây ra lũ nhưng kết hợp với một số điều kiện thì xuất hiện lũ quét; hạn vào mùa khô thường xảy ra nhưng có khi hạn hán kéo dài ngoài sức chịu đựng của cây cối.

    ► 2. MIỀN KHÍ HẬU TRƯỜNG SƠN
    Miền khí hậu Đông Trường Sơn bao gồm phần lãnh thổ Trung Bộ phía đông dãy Trường Sơn, từ Hoành Sơn (vĩ tuyến 18°B) tới Mũi Dinh (vĩ tuyến 11°B) có mùa mưa lệch hẳn về thu đông.

    Gồm phần lãnh thổ phía Đông dãy Trường Sơn, kéo dài từ phía Nam dãy Hoành Sơn tới Phan Thiết. Đây là miền khí hậu chuyển tiếp giữa hai miền khí hậu nói trên và mang đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. Miền này lại có thể chia làm hai vùng:

    ● 2.1 VÙNG BẮC TRUNG BỘ
    là vùng Bắc đèo Hải Vân đôi khi có thời tiết lạnh và có những thời kỳ khô nóng do gió phơn tây nam gây nên. Về mùa đông, do hình thế vùng này chạy dọc bờ biển Đông theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đón trực diện với hướng gió mùa chủ đạo thổi trong mùa này là gió mùa Đông Bắc. Lại bị hệ dãy núi Trường Sơn tương đối cao ở phía Tây (dãy Phong Nha - Kẻ Bàng) và phía Nam (tại đèo Hải Vân trên dãy Bạch Mã) chắn ở cuối hướng gió mùa Đông Bắc. Nên vì vậy vùng này vẫn bị ảnh hưởng bởi thời tiết lạnh do gió mùa Đông Bắc mang đến và thường kèm theo mưa nhiều (đặc biệt là tại Thừa Thiên - Huế) do gió mùa thổi theo đúng hướng Đông Bắc mang theo hơi nước từ biển vào, hơi khác biệt với thời tiết khô hanh của miền Bắc cùng trong mùa đông. Gió mùa Đông Bắc thổi đến đây thường bị suy yếu và bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã ít ảnh hưởng tới các vùng phía Nam. Về mùa Hè, khi gió mùa Tây Nam hoạt động mạnh thổi từ vịnh Thái Lan qua vùng lục địa rộng lớn đến dãy Trường Sơn thì bị trút hết mưa xuống sườn Tây Trường Sơn nhưng vẫn tiếp tục vượt qua dãy núi để thổi sang vùng này. Lúc này do không còn hơi nước nên gió mùa Tây Nam gây ra thời tiết khô nóng (có khi tới > 40 °C, độ ẩm chỉ còn 50 ÷ 60), gió này gọi là gió foehn.

    ● 2.2 VÙNG DUYÊN HẢI NAM TRUNG BỘ:
    là vùng đồng bằng ven biển Nam Trung Bộ phía Nam đèo Hải Vân tương tự như phía bắc đèo Hải vân, tuy nhiên nhiệt độ có cao hơn và thỉnh thoảng có những đợt lạnh mùa đông tuy không dài, ảnh hưởng của gió Tây khô nóng không lớn như ở Bắc Trung Bộ
    Một đặc điểm quan trọng của miền khí hậu này là mùa mưa và mùa khô không cùng lúc với mùa mưa và khô của hai miến khí hậu còn lại. Mùa hè, trong khi cả nước có lượng mưa lớn nhất, thì miền khí hậu này lại đang ở thời kỳ khô nhất.

    ► 3. MIỀN KHÍ HẬU PHÍA NAM
    Miền khí hậu phía Nam bao gồm Nam Bộ và Tây Nguyên có khí hậu cận xích đạo, nhiệt độ quanh năm cao, với một mùa mưa và một mùa khô tương phản sâu sắc.
    Các vùng núi cao nước ta, khí hậu thay đổi theo độ cao và hướng sườn.
    Gồm phần lãnh thổ thuộc Tây Nguyên và Nam Bộ. Miền này có khí hậu nhiệt đới xavan với hai mùa: mùa khô và mùa mưa (từ tháng 4-5 đến tháng 10-11). Quanh năm, nhiệt độ của miền này cao. Khí hậu miền này ít biến động nhiều trong năm.
    - Vùng cao nguyên Nam Trung Bộ (Tây Nguyên)
    - Vùng đồng bằng Nam Bộ

    ► 4. MIỀN KHÍ HẬU BIỂN ĐÔNG VIỆT NAM
    Mang tính chất gió mùa nhiệt đới hải dương vàtương đối đồng nhất, biển luôn có gió.

    █ II. NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG LÊN SỰ HÌNH THÀNH KHÍ HẬU NƯỚC TA

    ► 1. NỀN BỨC XẠ CAO
    vì nước ta nằm gọn trong vành đai khí hậu nhiệt đới bắc bán cầu từ 8độ34/ 23độ23/ vĩ độ Bắc nên khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới dẫn đến nước ta có nền bức xạ cao với nhiệt độ trung bình năm từ 22độC 27độC, cán cân bức xạ quanh năm dương, lượng bức xạ trung bình đạt từ 120 130 Kcal/cm2…Những chỉ tiêu trên chứng tỏ khí hậu nước ta phải là khí hậu nhiệt đới với nền bức xạ cao.

    ► 2. ẢNH HƯỞNG CỦA BIỂN ĐÔNG
    vì nước ta nằm ở phần Đông của bán đảo Trung ấn nên tiếp giáp với biển Đông và đại dương nên thiên nhiên nhiệt đới của nước ta chịu ảnh hưởng nhiều của biển. Gió biển mang theo nhiều hơi nước gây ra mưa nhiều ở đất liền, làm dịu mát những luồng khí nóng từ xích đạo lên và sưởi ấm những luồng khí lạnh từ phương Bắc xuống cho nên khí hậu nước ta mang tính chất đại dương nóng, ẩm, mưa nhiều và rất khác với khí hậu nhiệt đới của nhiều nước nằm trên cùng vĩ độ: Bắc Phi, Tây á. Sự chứng minh trên chứng tỏ khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm.

    ► 3. ẢNH HƯỞNG CỦA GIÓ MÙA :

    ● Nước ta nằm trong khu vực hoạt động của gió mùa Châu á đó là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Tây Nam.

    ● Gió mùa Đông Bắc: Vào đầu mùa đông (từ T11) nước ta bị ảnh hưởng bởi những đợt gió lạnh thổi từ vùng cao áp Xibia thổi qua lục địa TQ về nước ta gây ra mùa đông lạnh kèm theo khô hanh từ T11. ở cuối mùa đông (T3, T4) gió mùa Đông Bắc lại thổi về nước ta nhưng qua biển Đông nên cũng gây ra lạnh nhưng kèm theo mưa phùn. Như vậy gió mùa Đông Bắc đã gây ra mùa đông lạnh ở nước ta từ T11 T4.

    ● Gió mùa Tây Nam: Vào đầu mùa hạ (T5 - T6) do bị ảnh hưởng của cao áp ấn Độ Mianma hút gió từ vịnh Bengan theo hướng Tây Nam về Nam Bộ và Tây Nguyên nước ta gây ra mùa mưa bắt đầu từ T5. Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì bị hiệu ứng tạo thành gió Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 - T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên Bắc bán cầu.
    Nhưng khi gió này vượt qua Trường Sơn thì hị hiệu ứng phơn thì tạo thành gió phơn Tây Nam (gió Lào) khô và nóng tác động mạnh ở miền Trung. ở cuối mùa hạ (T7 – T8) do bị ảnh hưởng của các khối khí nóng thổi từ phía Nam xích đạo theo hướng Đông Nam lên bắc bán cầu. Nhưng khi vượt qua xích đạo thì bị ảnh hưởng của lực Côriôlit nên lại chuyển thành hướng Tây Nam và tiếp tục thổi về nước ta gây ra mùa mưa cho đến tận T10. Nhưng khi gió này thổi ra miền Trung và miền Bắc thì bị ảnh hưởng của địa hình đã chuyển thành hướng Nam vào miền Trung (gió Nam) và chuyển thành hướng Đông Nam vào miền Bắc (gió Đông Nam).
    Như vậy gió mùa Tây Nam trong đó có gió Đông Nam và gió Nam đều gây ra mùa mưa từ T5 – T10 ở cả nước. Sự hoạt động luân phiên của gió mùa tạo nên sự phân mùa của khí hậu nhiệt đới nước ta vì vậy khí hậu nước ta là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
    - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa phân hoá sâu sắc theo mùa, theo hướng Bắc Nam và theo độ cao.

    ► 4. PHÂN HÓA THEO MÙA
    Ta thường nói nước ta có 4 mùa: X, H, T, Đ nhưng thực chất chỉ có 2 mùa rõ rệt: mùa nóng và mùa lạnh ở miền Bắc, mưa và khô ở miền Nam (mùa mưa và khô ở miền Nam chỉ là mùa nóng). Trong đó mùa nóng bắt đầu từ T5 T10 còn mùa lạnh từ T11 T4. Giữa 2 mùa này phân biệt với nhau bởi nhiệt độ: ở Hà Nội to trung bình vào mùa nóng là 29°8 nhưng ở mùa đông là 17°2. Còn ở Sài Gòn giữa 2 mùa mưa và khô chênh lệch với nhau chủ yếu bởi lượng mưa: lượng mưa trung bình ở SG vào mùa mưa là 1851mm, trung bình vào mùa khô đạt 128mm. Ngoài mùa nóng và lạnh ở miền Bắc, mùa mưa và khô ở miền Nam nước còn có mùa gió đó là gió mùa Đông Bắc thổi từ T11 T4 ở miền Bắc, gió mùa Tây Nam trong đó có gió Nam và Đông Nam thổi từ T5 T10 ở cả nước và gió Lào khô, nóng thổi từ T5 T8 ở miền Trung. Mùa bão: ở miền Bắc bão từ T6 T9, ở miền Trung từ T9 T11 và ở miền Nam từ T11 T12.

    ► 5. KHÍ HẬU PHÂN HÓA TỪ BẮC VÀO NAM:
    Càng vào Nam nhiệt độ không khí càng nóng dần vì miền Nam gần xích đạo hơn là gần chí tuyến đồng thời miền Bắc từ T11 T4 lại chịu ảnh hưởng mạnh của gió mùa Đông Bắc gây ra mùa đông lạnh nhưng khi gió lạnh thổi vào miền Trung không những đã bị yếu dần mà lại bị dãy núi Bạch Mã (nơi có đèo Hải Vân) chắn lại làm cho gió lạnh không tiếp tục thổi vào miền Nam được nữa cho nên miền Nam nước ta không có mùa đông lạnh mà có khí hậu nóng nắng quanh năm.
    Kết quả của hiện tượng này đã tạo nên trên lãnh thổ nước ta có 3 miền khí hậu khác nhau: miền Bắc với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng có mùa động lạnh từ T11 T4, miền Nam là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nóng nắng quanh năm với 2 mùa mưa và khô rõ rệt. Còn khí hậu miền Trung là khí hậu chuyển tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam trong đó mùa đông đến chậm, mùa hè đến sớm, mưa nhiều vào những tháng cuối năm và chịu ảnh hưởng của gió Lao khô và nóng từ T5 T8.

    ► 6. KHÍ HẬU PHÂN HÓA THEO ĐỘ CAO:
    - Càng lên cao nhiệt độ không khí càng giảm dần. Trung bình cứ lên cao 100m thì nhiệt độ không khí giảm đi gần 0'6°C. Trong khi đó ở nước ta có nhiều vùng núi với đỉnh cao trên 2500m, 3000m: Phanxipăng (3142m), Tây Côn Lĩnh (2431m), Ngọc Linh (2598m)… Cho nên ở những núi cao này có khí hậu mát mẻ quanh năm. Điển hình như ở Sapa và Đà Lạt. ở Sapa trên độ cao 1600m có nhiệt độ trung bình vào mùa hè 20°4 và trung bình vào mùa đông 8°3. ở Đà Lạt trên độ cao 1500m, nhiệt độ trung bình mùa hè 20°5 và 17°2.
    - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa mưa nhiều theo mùa với lượng mưa trung bình năm đạt từ 1500 2000mm/năm. Nhưng lượng mưa phân bố không đều theo mùa và theo vùng: 90% lượng mưa cả năm là tập trung vào mùa mưa và có nhiều vùng có lượng mưa tb năm rất lớn có thể đạt 3500 4000mm/năm như chân núi Tây Côn Lĩnh (khu vực Bắc Quang tỉnh Hà Giang); chân núi Bạch Mã (khu vực Bà Nà tỉnh Quảng Nam). Nhưng lại có những vùng có lượng mưa rất thấp tb chỉ đạt 500 600 mm như khu vực Mường Xén (Nghệ An) và đặc biệt là vùng ven biển 2 tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận.
    - Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa diễn biến thất thường khắc nghiệt và nhiều thiên tai:

    ► 7. KHÍ HẬU THẤT THƯỜNG:
    Khí hậu thất thường giữa các tháng, giữa các mùa trong năm thậm chí thất thường trong ngày và đêm; và đặc biệt là chi chuyển mùa nọ sang mùa kia: năm mưa nhiều, năm mưa ít, năm rét sớm, năm rét muộn.

    ► 8. KHẮC NGHIỆT NHIỀU THIÊN TAI
    Là vì trung bình năm nước ta có tới 10 cơn bão ở biển Đông, trên 30 đợt gió mùa Đông Bắc, nhiều mưa lớn, lụt lội, hạn hán, gió nóng...

    Bão là một hiện tượng thời tiết đặc biệt và nguy hiểm vì nó là một dạng nhiễu động rất mạnh của hoàn lưu khí quyển gây mưa to, gió lớn có sức tàn phá rất lớn trong một diện rộng.
    Bão ở Việt Nam thường được phát sinh từ khu vực Biến Đông (chiếm 40% tống số cơn bão) và vùng biển phía tây Thái Bình Dương (chiếm 60% tổng số cơn bão) trong phạm vi từ 5°B đến 20°B. Đây cũng là một trong nhừng trung tâm lớn phát sinh và hoạt động mạnh của bão trên thế giới.
    Các cơn bão nhiệt đới được hình thành trên vùng biển nóng, có độ ẩm cao và tình trạng rất bất ổn định của khí quyển nên thường xảy ra vào thời kì mùa hạ và đã trở thành quy luật mùa. Mùa bão ở Việt Nam thường kéo dài từ tháng 5 đến tháng 12 và xuất hiện sớm ở khu vực phía Bắc, chậm dần đối với khu vực phía Nam. Trung bình hàng năm ở Việt Nam có từ 3 đến 4 cơn bão.
    Ở khu vực phía Bắc, từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá mùa bão bắt đầu sớm, từ tháng 5, và cũng kết thúc sớm, vào tháng 10. Trung bình mỗi năm ở khu vực này có khoảng 1,4 cơn bão và bão thường hay xảy ra nhiều nhất vào hai tháng 8 và tháng 9. ơ khu vực Trung Trung Bộ và Nam Trung Bộ mùa bão kết thúc muộn hơn, vào tháng 11 và tháng 12, trong đó các tháng 9, 10 và 11 thường hay có nhiều bão hơn. Trung bình mỗi năm ở khu vực này có trên 2 cơn bão. ơ khu vực Nam Bộ rất ít khi có bão, thường phải hơn 10 năm mới có 1 cơn bão.
    Những cơn bão lớn như cơn bão số 5 cuối năm 1997 ở khư vực này phải 40-50 năm mới xảy ra một lần. Bão ở Việt Nam có phạm vi ảnh hưởng khá rộng. Mỗi khi có bão thường có ảnh hưởng tới 5-6 tỉnh. Khi bão đổ bộ vào đất liền tốc độ gió đã giảm đi rõ rệt và ảnh hưởng trong phạm vi 50-100km rồi tan. Bão có sức tàn phá mạnh và gây mưa lớn nên hay gây nên những thiệt hại lớn, đặc biệt trong mùa mưa lũ. Thông thường mưa do bão có thể chiếm 30-45% lượng mưa của mùa mưa. Vì thế những năm không có hoặc ít có bão, lượng mưa cả năm giảm đi rõ rệt.

      bởi Vương Ngoc Anh 04/06/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF