OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Tại sao tình hình chính trị, xã hội của Tây Nam Á bất ổn định?

Tại sao tình hình chính trị , xã hội của Tây Nam Á lại bất ổn định ?

  bởi bala bala 13/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Tây Nam Á (hay Tây Á) là tên gọi chỉ bộ phận lục địa rộng lớn bao gồm vùng núi Caucasus, bán đảo Ả-rập và các sơn nguyên Tiểu Á, Armenia, Iran. Lãnh thổ Tây Nam Á nằm giữa hai lục địa rộng lớn là lục địa Á-Âu và lục địa Phi. Tây Nam Á có những quốc gia: Armenia , Azerbaijan, Bahrain, Síp, Gruzia, Iran, Iraq, Israel, Jordan, Kuwait, Liban, Oman, lãnh thổ Palestin (dải Gaza và Bờ Tây), Qatar, Ả Rập Saudi, Syria, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, Yemen
    Phần châu Á gồm: Ai Cập (bán đảo Sinai), Thổ Nhĩ Kỳ (Tiểu Á hay Anatolia) , Anatolia, Arabia, Ngoại Kavkaz, Levant, và Mesopotamia là các tiểu vùng của Tây Nam Á.

    Trung Á là một vùng của châu Á không tiếp giáp với đại dương. Có nhiều định nghĩa về Trung Á, nhưng không có định nghĩa nào được chấp nhận rộng rãi. Các tính chất chung của vùng đất này có thể kể ra như: vùng này trong lịch sử có Con đường Tơ lụa và có những người dân du mục, từng là điểm trung chuyển hàng hóa giữa Đông Á, Nam Á, Trung Đông và châu Âu. Đôi khi người ta còn gọi nó là vùng Nội Á. Trung Á gồm những quốc gia: Kazakhstan , Kyrgyzstan, Tajikistan , Turkmenistan , Uzbekistan
    Như vậy, có thể thấy Tây Nam Á và Trung Á là những quốc gia được coi là "rốn dầu" của thế giới, có nhiều tài nguyên thiên nhiên mà quan trọng nhất là dầu hoả. Đây là nguyên liệu quan trọng nhất của nền công nghiệp thế giới hiện nay, mà xét ngay trong lòng các nước này vấn đế quản lý nguồn tài nguyên này đã là vô cùng khó khăn với trình độ của họ lại đồng thời phải đương đầu với sự thao túng, tranh giành của các nước ngoài, đặc biệt là Anh, Mĩ,... Đó có thể coi là một yếu tố kinh tế-chính trị dẫn tới sự bất ổn của khu vực này.
    Về mặt xã hội, ở nơi đây song song tồn tại nhiều tôn giáo mà chủ yếu là Hồi giáo (Islam), Phật giáo, Thiên chúa giáo, đa chủng tộc và đa sắc tộc lại không thể dung hòa phát triển nên mâu thuẫn tôn giáo, sắc tộc, chủng tộc thường xuyên xảy ra.
    Theo tôi đây là 2 nguyên nhân cơ bản nhất khiến Trung Á và Tây Nam Á lại trở thành điểm nóng của thế giới. Ngoài ra, đây là khu vực có vị trí địa lý mà bất kỳ một cường quốc nào cũng muốn tranh giành ảnh hưởng để làm vùng đệm an toàn hoặc đồng minh thân cận cho mình, nên tình trạng bất ổn ở đây có một phần từ lý do này nữa

      bởi quốc thái 13/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF