Quá trình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á
Quá trình phát triển kinh tế của các nước Đông Nam Á ảnh hưởng tới vấn đề môi trường như thế nào?
Để phát triển được nền kinh tế bền vững các nước Đông Nam Á cần phải làm gì?
Câu trả lời (1)
-
Hiện nay, trước sức ép của tốc độ gia tăng dân số ngày càng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế ngày càng cao trong bối cảnh các nguồn tài nguyên đất liền ngày càng cạn kiệt càng đẩy mạnh khuynh hướng tiến ra biển, khai thác biển, làm giàu từ biển, nhưng thường đi kèm với đó lại là các phương thức khai thác thiếu tính bền vững; các họat động khai thác chủ yếu chỉ tập trung vào các mục tiêu phát triển kinh tế để đạt được các mong muốn tối đa, trong khi xem nhẹ công tác bảo vệ môi trường, hoặc không có hoặc thiếu những qui hoạch, kế hoạch chi tiết, cụ thể, cùng với cơ chế quản lý lỏng lẻo của nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu với các biểu hiện chính là sự gia tăng mực nước biển và nhiệt độ của trái đất, Vấn đề khai thác tài nguyên và bảo vệ môi trường biển ở nhiều khu vực, quốc gia ngày càng đứng trước nhiều thách thức, nhiều nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, môi trường biển nhiều nơi bị ô nhiễm đến mức báo động.
Kết quả nghiên cứu của Liên Hiệp Quốc, FAO và các tổ chức quốc tế khác đều chỉ ra rằng, hiện khoảng hơn 80% lượng cá toàn cầu đã bị khai thác, trong đó có đến 25% lượng cá toàn cầu bị khai thác quá mức (overexploited) hoặc bị khai cạn kiệt (depleted), trong khi nhiều loài sinh vật biển khác đang đứng trước nguy cơ tuyệt diệt khi sản lượng đánh bắt giảm đến 90% trong những năm gần đây.
Bên cạnh thực trạng nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản biển, tài nguyên dầu khí và những nguồn tài nguyên biển không tái tạo khác đang bị khai thác quá mức, thiếu tính bền vững, nạn phá hủy rạn san hô, thảm cỏ biển, rừng ngập mặn cũng ngày một tăng ở nhiều nơi trên thế giới. Theo ước tính, cỏ biển đã mất 30 – 60% và rừng ngập mặn – chiếm 1/3 diện tích rừng thế giới – mất đến 70% và khoảng 11% các rạn san hô trên toàn cầu đã bị phá hủy hoàn toàn trước năm 1998. Trong vòng 20 năm qua, các nước Đông Nam Á đã mất đi 12% số rạn san hô, 48% số rạn san hô khác đang trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng. Các rạn san hô thường là môi trường sống của khoàng 1/4 các loài cá, đồng thời còn là nơi cư trú của các loài sinh vật biển khác. Sự mất dần của các rạn san hô và sẽ khiến lượng cá bị suy giảm nghiêm trọng, thậm chí còn dẫn đến sự tuyệt chủng của một số sinh vật biển do chúng không còn nơi để cư trú và sinh sản. Điều này không chỉ ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường mà còn gây phát sinh nhiều vấn đề kinh tế-xã hội do sự thiếu hụt thực phẩm cung cấp cho những cư dân sống ở các đảo và các vùng ven biển, kéo theo những cuộc di dân hàng loạt từ các vùng ven biển vào các vùng trung tâm…
Cùng với sự suy giảm, cạn kiệt nhiều nguồn lợi biển do khai thác, sử dụng không hợp lý và thiếu tính bền vững, môi trường biển ở nhiều khu vực trên trái đất đang chịu nhiều thách thức và các mối đe dọa trầm trọng khi dân cư ven biển ngày càng tăng, các họat động kinh tế ven biển ngày càng phát triển, nhiều cửa sông ven biển bị ô nhiễm do nước thải từ các khu công nghiệp, khu đô thị thải ra cùng với nạn phá hủy rừng ngập mặn ngày càng tăng, và sự gia tăng về tần suất và mức độ ảnh hưởng của thiên tai bão lũ do biến đổi khí hậu ….
Trong một báo cáo của Trung tâm về các giải pháp đại dương (Center for Ocean Solutions) xuất bản vào tháng 5 năm 2009 với tựa đề “Hệ sinh thái và Con người của Thái Bình dương: Các mối đe dọa và Cơ hội hành động”, với sự tham gia của hơn 30 nhà khoa học thuộc các lĩnh vực tự nhiên, vật lý và xã hội, từ nguồn thông tin, dữ liệu phân tích tổng hợp của 3400 bài báo, báo cáo khoa học của hơn 50 quốc gia và vùng lãnh thổ, báo cáo đã nêu chi tiết về các mối đe dọa chính đối với môi trường biển và đại dương, các ảnh hưởng của chúng và đưa ra lộ trình cùng với các biện pháp đối phó với những mối đe dọa này. Theo kết quả nghiên cứu tổng hợp từ báo cáo, trong các mối đe dọa chính mà môi trường biển đang phải đối mặt tại 50 quốc gia và vùng lãnh thổ này gặp phải, tại các nước giàu cũng như nước nghèo, tại các quốc gia, quần đảo, khu vực đông hay thưa dân cư đều có một điểm rất chung ớ mức rất phổ biến và đang ở mức độ báo động đó là:
(I) Ô nhiễm môi trường có nguồn gốc từ đất liền và từ biển,
(II) Phá hủy nơi cư trú tự nhiên,
(III) Khai thác và đánh bắt cá quá mức,
(IV) Tác động của biến đổi khí hậu,
(V) Cuối cùng, các mối đe dọa đối với môi trường đó là: sự xâm nhập của các loài ngoại lai và các mối đe cộng hưởng của các mối đe dọa kể trên.
bởi lê thị minh tuyền 13/09/2018Like (0) Báo cáo sai phạm
Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!
Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản
Các câu hỏi mới
-
Vì sao với diện tích lớn nhưng Trung Á có mật độ dân số thấp?
27/11/2022 | 0 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
VIDEOYOMEDIA
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
06/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
05/12/2022 | 1 Trả lời
-
Vị trí của Nam Á có ý nghĩa quan trọng gì đối với kinh tế
07/12/2022 | 0 Trả lời
-
việt nam nằm trong nhóm nước nào?
12/12/2022 | 1 Trả lời
-
đặc điểm nào không đúng với kiểu khí hậu gió mùa?
A. Mùa đông chịu ảnh hưởng của gió từ nội địa thổi ra.
B. Mùa hạ chịu ảnh hưởng của gió từ đại dương thổi vào.
C. Mùa đông khô, lạnh, mưa ít; mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều.
D. Quanh năm lượng mưa rất ít, có khi không có mưa.
13/12/2022 | 1 Trả lời
-
nam á phát triển nhất những ngành nghề nào
18/12/2022 | 0 Trả lời
-
nêu tình hình sản xuất nông nghiệp ở các nước châu Á
19/12/2022 | 0 Trả lời
-
theo em vì sao Trung Quốc có tỷ lệ sản lượng lúa gạo cao nhưng vấn đề xuất khẩu lúa gạo lại không bằng Thái Lan và Việt Nam?
21/12/2022 | 1 Trả lời
-
22/12/2022 | 0 Trả lời
-
vì sao nhật bản lại có thể phát triển từ trong đống đổ nát của chiến tranh thế giới thứ 2?
23/12/2022 | 0 Trả lời
-
tôn giáo ảnh hưởng như thế nào đến tình hình kinh tế - xã hội ở Nam Á, Tây Nam Á
24/12/2022 | 0 Trả lời
-
Nhận xét về sự gia tăng dân số ở Châu Á, nguyên nhân gia tăng dân số ?
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
trình bày hai kiểu khí hậu gió mùa của châu á
26/12/2022 | 0 Trả lời
-
Tại sao khu vực nam á lại phân bố dân cư ko đều
29/12/2022 | 1 Trả lời
-
trình bày đặc điểm phát triển kinh tế xã hội của các nước và vùng lãnh thổ châu Á từ nửa cuối thế kỉ XX đến nay
06/01/2023 | 0 Trả lời