OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Phân biệt sông và hệ thống sông

Câu 1: phân biệt sông và hệ tống sông

Câu 2: so sánh sự khác nhau về chế dộ nước của sông ngòi 3 khu vực bắc bộ, trung bộ, nam bộ? giải thích vì sao có sự khác nhau đó?

Câu 3: việt nam là một trong ngwungx quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa,lịch sử của khu vực ĐNÁ

Câu 4:vị trí địa lí, hình dạng của lãnh thổ nước ta có những thuận lợi và khó khăn gì cho việc xây dựng và bảo vệ tổ quốc hiện nay?

Câu 5: tại sao gọi đồng bằng sông cửu long và đồng bằng sông hồng là hai đồng bằng châu thổ ?

  bởi thu trang 24/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Câu 1:

    Sông được nuôi dưỡng bởi các nguồn nước mưa, nước ngầm, nước băng tuyết tan

    Hệ thống sông được tạo thành bởi dòng sông chính cùng với các phụ lưu, chi lưu hợp lại với nhau.

    Câu 2:

    So sánh
    giống nhau:
    + mạng lưới dày đặc
    + chủ yếu là sông nhỏ
    + có hai mùa lũ và cạn
    + nước thất thường
    khác nhau:
    +) Miền Bắc: mùa mưa đến sớm, nước dồi dào, lũ lên nhanh và đột ngột.
    => do gió từ vịnh Bengan thổi vào, dãy hội tụ nhiệt đới và các cơn bão thường xuyên hoạt động. Đặc biệt hệ thống sông ở đây có hình nan quạt làm cho nước lũ bị dồn nén thoát nước chậm.
    +) Miền Trung: mùa mưa đến chậm hơn các miền khác, nước lũ lên nhanh và rút rất nhanh.
    => do mùa hạ gió thổi tới bị dãy Trường Sơn chắn lại nên không gây mưa, đến mùa đông gió từ cao áp Xibia (Nga) thổi tới có đi qua biển -> mang theo nhiều hơi nước bị dãy Trường Sơn chắn lại -> gây mưa lớn ở miền Trung kèm theo hoạt động của các cơn bão và địa hình ở đây ngắn và dốc ( một bên là biển một bên là đất liền) => lũ lên rất nhanh và thoát nước cũng rất nhanh.
    +) Miền Nam: Mùa mưa và lũ có sự điều hòa hơn ở miền Trung Và bắc.
    => Do các con sông ở đây chủ yếu là sông Cửu Long xuất phát từ sơn nguyên tây tạng ở Trung Quốc, có tên gọi là sông MêKông. Kho tới Việt Nam thì nó đi qua biển hồ ở CamPuChia, biển hồ này giúp cho chế độ nước của các con sông này cân bằng hơn. Về mùa lũ thì nước dồn vào hồ, hạn chế lũ, còn về mùa không thì nước ở hồ lại thoát ra hạn chế khô hạn. Địa hình ở đây chủ yếu là đồng bằng rộng lớn rất bằng phẳng nên nước chảy điều hòa hơn.

    Câu 3:

    Những bằng chứng về lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội khu vực Đông Nam Á cho thấy Việt Nam là một trong những quốc gia thể hiện đầy đủ đặc điểm thiên nhiên, văn hóa, lịch sử của khu vực Đóng Nam Á.
    - Dẫn chứng:
    + Tự nhiên: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác có địa hình khá đa dạng (núi, cao nguyên, đồng bằng...); khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa ẩm; cảnh quan đặc trưng rừng nhiệt đới ẩm.
    + Lịch sử: nước ta cũng như các nước Đông Nam Á khác cho đến trước Chiến tranh thế giới thứ hai bị thực dân xâm chiếm. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, hầu hết các nước Đông Nam Á bị phát xít Nhật xâm chiếm. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, các nước đã lần lượt giành độc lập.
    + Văn hóa: người dân Việt Nam cũng như người dân các nước Đông Nam Á đều trồng lúa nước, dùng trâu bò làm sức kéo, dùng gạo làm nguồn lương thực chính...

    Câu 4:

    * Thuận lợi:
    + Phát triển kinh tế biển giúp tăng tính phát triển kinh tế toàn diện cho đất nước .
    + Tăng cường khả năng hội nhập kinh tế trong khu vực
    + Vùng biển rộng lớn có ý nghĩa ngăn cách các thế lực ngoại xâm.
    + Nhờ đường bờ biển dài,thuận lợi cho việc phát triển thương nghiệp
    + địa hình hiểm trở,núi rừng chiếm 3/4 diện tích thuận lợi cho việc bảo vệ lãnh thổ
    * Khó khăn:
    +Thiên tai , bảo lũ , hạn hán , sóng thần ..
    +Khó bảo vệ lãnh hải

      bởi Trần N. Điệp 24/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF