OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp châu Á?

- Nêu đặc điểm của ngành công nghiệp châu Á.

- Cho biết sự phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu ở châu Á.

  bởi Hy Vũ 25/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Nêu đặc điểm kinh tế ở châu Á là
    Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản thoát khỏi cuộc chiến, các nước thuộc địa dần dần giành độc lập. Nền kinh tế các nước đều bị kiệt quệ. đời sống nhân dân vô cùng cực khó. Hầu hết các nước đều thiếu lương thực, thực phẩm, thiếu hàng hóa tiêu dùng, thiếu các công cụ và phương tiện sản xuất... Trong nửa cuối thế kỉ XX, nền kinh tế các nước và vùng lãnh thổ đã có nhiều chuyển biến.
    - Trình độ phát triển giữa các nước và vùng lãnh thổ rất khác nhau. Có thể phân biệt :
    + Nhật Bản là nước phát triển cao nhất châu Á, đứng hàng thứ hai thế giới, sau Hoa Ki và là nước có nền kinh tế - xã hội phát triển toàn diện.
    + Một số nước và vùng lãnh thổ có mức độ công nghiệp hóa khá cao và nhanh như Xin-ga-po, Hàn Quốc, Đài Loan... được gọi là những nước công nghiệp mới.
    + Một số nước đang phát triển có tốc độ công nghiệp hóa nhanh, song nông nghiệp vẫn đóng vai trò quan trọng như Trung Quốc, Ấn Độ. Ma-lai-xi-a, Thái Lan... Các nước này tập trung phát triển dịch vụ và công nghiệp chế biến để xuất khẩu, nhờ đó tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao.
    + Một số nước đang phát triển, nền kinh tế dựa chủ yếu vào sản xuất nông nghiệp như Mi-an-ma. Lào, Băng-la-đét, Nê-pan Cam-pu-chia...
    + Ngoài ra, còn một số nước như Bru-nây, Cô-oét, A-rập Xê-Út... nhờ có nguồn dầu khí phong phú được nhiều nước công nghiệp đầu tư khai thác, chế biến, trở :hành những nước giàu nhưng trình độ kinh tế - xã hội chưa phát triển cao.
    - Một số quốc gia tùy thuộc loại nước nông - công nghiệp nhưng lại có các ngành công nghiệp rất hiện đại như các ngành điện tử, nguyên tử, hàng không vũ trụ... Đó là các nước Trung Quốc, Ấn Độ, Pa-ki-xtan...
    - Hiện nay, ở châu Á số lượng các quốc gia có thu nhập thấp, đời sống nhân dân nghèo khổ... còn chiếm tỉ lệ cao.

    Phân bố của các ngành công nghiệp chủ yếu ở châu á là
    - Ở Châu á, Các nước có GDP thấp hơn thường là nguồn cung cấp nông phẩm chính như Campuchia, Việt Nam, Thái Lan...

    I. Ngành trồng trọt
    – Cây lương thực giảm: từ 67,1% xuống còn 60,8% nhưng vẫn chiếm vị trí quan trọng trong trồng trọt (trong đó lúa vẫn là cây trồng chính)
    – Cây công nghiệp tăng lên từ 13,5% lên 22,7%
    – Cây ăn quả giảm.
    -> Đẩy mạnh theo hướng phát triển xuất khẩu các sản phẩm cây công nghiệp: cà phê, cao su, hồ tiêu…. và phục vụ cho ngành công nghiệp chế biến.

    1. Cây lương thực
    – Gồm: Lúa và hoa màu (ngô, khoai, sắn….)
    – Lúa vẫn là cây trồng chính, chiếm vị trí quan trọng và sản lượng cao nhất trong trồng cây lương thực
    – Năng suất lúa tăng gấp 2 từ 20,8 tạ/ha/năm (1980) lên 45,9 tạ/ha/năm (2002)
    – Diện tích cũng tăng từ 5,6 triệu ha lên 7,5 triệu ha (2002)
    – Sản lượng tăng gấp 3 lần: từ 11,6 triệu tấn (1980) lên 34,4 triệu tấn (2002)
    – Bình quân lương thực tăng trung bình 2 lần.
    – Đồng bằng sông Cửu long, sông Hồng, Duyên hải Trung Bộ…
    -> Ngành trồng cây lương thực tăng trưởng liên tục trong đó đặc biệt là cây lúa.

    2. Cây công nghiệp
    – Cây công nghiệp ngắn ngày và cây công nghiệp dài ngày.
    – Miền đông Nam bộ là vùng trồng cây công nghiệp nhiều nhất: Đậu tương, cao su, hồ tiêu, điều…
    – Đồng bằng sông Cửu long: dừa, mía…
    – Tây Nguyên: cà phê, Ca cao, Cao su…
    – Bắc Trung Bộ: lạc…
    – Việc phát triển cây công nghiệp ở các vùng miền có nhiều điều kiện thuận lợi nhằm khai thác tiềm năng của vùng và nâng cao năng suất phục vụ cho xuất khẩu.
    – Cà phê, cao su, đay, cói, hồ tiêu, điều…

    3. Cây ăn quả
    – Đông Nam Bộ và Đồng bằng Sông Cửu Long là những vùng trồng cây ăn quả chuyên canh.
    – Đông Nam Bộ: sầu riêng, chôm chôm, mãng cầu, măng cụt…
    – Bắc Bộ: mận, đào, lê, quýt, táo….

    II. Chăn nuôi
    – Chăn nuôi còn chiếm tỉ lệ thấp trong sản phẩm nông nghiệp vì mới chỉ chiếm 1/4 sản lượng nông nghiệp. Phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của ngành mặc dù sản phẩm của nó có ý nghĩa với đời sống (thịt, trứng, sữa…)
    1. Chăn nuôi trâu, bò
    – Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Tây Bắc Bắc Bộ…
    – Số lượng đàn trâu bò hiện nay khoảng 6 – 7 triệu con (trâu 3 triệu, bò 4 triệu)
    – Chăn nuôi bò sữa đang rất phát triển ven các đô thị lớn

    2. Chăn nuôi lợn
    – Ở các vùng đồng bằng: sông Hồng, sông Cửu long để tận dụng tối đa nguồn sản phẩm của trồng trọt
    – Số lượng hiện có khoảng 23 triệu con (2002)

    3. Chăn nuôi gia cầm
    – Theo hình thức nhỏ trong gia đình và trang trại, hiện nay đang phát triển mạnh hình thức chăn nuôi gia cầm theo hướng công nghiệp
    – Số lượng khoảng 230 triệu con.

      bởi Trần Thảo Vân 25/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF