OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu đặc điểm các ngành kinh tế biển

Nêu đặc điểm các ngành kinh tế biển ( phân tích rõ điều kiện, tình hình phát triển, các hạn chế và biện pháp khắc phục )

  bởi Sarah Midori 04/04/2019
AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (6)

  • Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biên có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,... 

       Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ có khả năng khai thác khoảng 500 nghìn tấn/năm, còn lại là của vùng biển xa bờ. Tuy nhiên, hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản còn nhiều bất hợp lí: trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp hai lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

       Ngành thuỷ sản đang ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo (đặc biệt phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đầm phá Trung Bộ, vùng biển Rạch Giá - Hà Tiên,...), phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.

    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • câc ngọn núi ở đây thường nhọn,lởm khởm, chủ yếu lầ các hang động rộng và dài

      bởi Tạ Hiền Anh 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 2.1.1: Khái niệm phòng chống tội phạm

    Phòng ngừa tội phạm là việc các cơ quan của Nhà nước, các tổ chức xã hội và công dân bằng nhiều biện pháp nhằm khắc phục những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế và làm giảm từng bước, tiến tới loại trừ tội phạm ra khỏi đời sống xã hội.

    - Phòng ngừa tội phạm là phương hướng chính là tư tưởng chỉ đạo trong công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, phòng ngừa không để tội phạm xảy ra; thể hiện bản chất nhân đạo của chế độ xã hội mới, không để người dân bị xử lý trước pháp luật, không bị tước quyền công dân

    - Phòng ngừa mang ý nghĩa chính trị xã hội sâu sắc, làm tốt công tác phòng ngừa giúp giữ vững an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản của xã hội, tính mạng, sức khoẻ, danh dự, phẩm giá của mọi người dân.

    - Làm tốt công tác phòng ngừa tội phạm mang ý nghĩa kinh tế sâu sắc, tiết kiện ngân sách Nhà nước, sức lao động của các nhân viên Nhà nước, của công dân trong các hoạt động điều tra tuy tố xét xử và giáo dục cải tạo người phạm tội, cũng như trong việc giải quyết các vấn đề có liên quan đến tội phạm.

    Phòng chống tội phạm được tiến hành theo hai hướng cơ bản sau:

    + Hướng thứ nhất: Phát hiện, khắc phục, hạn chế và đi đến thủ tiêu các hiện tượng xã hội tiêu cực là những nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội và phạm tội cụ thể. Đây là hướng mang tính cơ bản, chiến lược và lâu dài.

    + Hướng thứ hai: Hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả, tác hại khi tội phạm xẩy ra. Đây cũng là một hướng quan trọng không thể xem nhẹ, bởi trong thực tế những nguyên nhân, điều kiện làm phát sinh, phát triển tội phạm vẫn tồn tại, hoạt động phòng ngừa tội phạm còn bộc lộ nhiều khiếm khuyết nên tội phạm vẫn xẩy ra. Hướng này đòi hỏi các cơ quan chức năng phối hợp kịp thời phát hiện, điều tra, truy tố, xét xử tội phạm, cải tạo người phạm tội trở thành người công dân lương thiện.

    - Phòng chống tội phạm mang tính đồng bộ, hệ thống và có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội và các công dân.

    Mục đích của công tác phòng ngừa tội phạm là khắc phục, thủ tiêu các nguyên nhân, điều kiện của tình trạng phạm tội nhằm ngăn chặn, hạn chế, làm giảm từng bước tiến tới loại trừ tội phạm này ra khỏi đời sống xã hội

      bởi Thánh Bảo 07/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • - ngành hải sản vì ở biển giàu hải sản như tôm, cá, của, mực,... 

    - ngành khai thác và chế biến dầu mỏ

    - phát triển giao thông vận tải vì có nhiều cảng lớn

    - ngành du lịch vì có nhiều bãi biển đẹp và có nhiều đảo và quàn đảo đẹp

    - ngành khai thác và chế biến muối

      bởi Trâm Trần 24/04/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • 1. Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản
    Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trong đó khoảng 110 loài có giá trị kinh tế như cá nục, cá trích, cá thu, cá ngừ, cá hồng,... Trong biên có trên 100 loài tôm, một số loài có giá trị xuất khẩu cao như tôm he, tôm hùm, tôm rồng. Ngoài ra còn có nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư, sò huyết,... 

       Tổng trữ lượng hải sản khoảng bốn triệu tấn (trong đó 95,5% là cá biển), cho phép khai thác hàng năm khoảng 1,9 triệu tấn, trong đó vùng biển gần bờ chỉ có khả năng khai thác khoảng 500 nghìn tấn/năm, còn lại là của vùng biển xa bờ. Tuy nhiên, hoạt động của ngành khai thác và nuôi trồng hải sản còn nhiều bất hợp lí: trong khi sản lượng đánh bắt ven bờ đã cao gấp hai lần khả năng cho phép thì sản lượng đánh bắt xa bờ mới chỉ bằng 1/5 khả năng cho phép.

       Ngành thuỷ sản đang ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, đẩy mạnh nuôi trồng hải sản trên biển, ven biển và ven các đảo (đặc biệt phát triển nuôi cá và đặc sản biển theo hướng công nghiệp ở khu vực vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, đầm phá Trung Bộ, vùng biển Rạch Giá - Hà Tiên,...), phát triển đồng bộ và hiện đại công nghiệp chế biến hải sản.

    2. Du lịch biển - đảo

    Việt Nam có nguồn tài nguyên đu lịch biển phong phú. Dọc bờ biển nước ta, suốt từ Bắc vào Nam có trên 120 bãi cát rộng, dài, phong cảnh đẹp, thuận lợi cho việc xây dựng các khu du lịch và nghỉ dưỡng.

    Nhiều đảo ven bờ có phong cảnh kì thú, hấp dẫn khách du lịch. Đặc biệt, vịnh Hạ Long đã được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên thế giới.

    Một số trung tâm du lịch biển đang phát triển nhanh, thu hút khách du lịch trong và ngoài nước. Tuy nhiên cho đến nay, du lịch biển mới chỉ chủ yếu tập trung khai thác hoạt động tắm biển. Các hoạt động du lịch biển khác còn ít được khai thác, mặc dù có tiềm năng rất lớn.

      bởi phùng kim huy 28/06/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm
  • Khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản

    Điều kiện phát triển:

    + Vùng biển nước ta có hơn 2000 loài cá, trên 100 loài tôm, nhiều loài đặc sản như hải sâm, bào ngư…

    + Tổng trữ lượng hải sản khoảng 4 triệu tấn.

    - Tình hình phát triển:

    + Ngành thủy sản đã phát triển tổng hợp cả khai thác, nuôi trồng và chế biến hải sản.

    + Khai thác thủy sản còn nhiều bất hợp lý, chỉ đánh bắt gần bờ.

    - Phương hướng: Ngành thủy sản ưu tiên phát triển khai thác hải sản xa bờ, hiện đại hóa công nghiệp chế biến hải sản.

    Du lịch biển - đảo

    - Điều kiện phát triển: Việt Nam có nguồn tài nguyên du lịch biển phong phú, phong cảnh kỳ thú (vịnh Hạ Long), nhiều bãi biển đẹp thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.

    - Tình hình phát triển:

    + Du lịch biển được phát triển nhanh trong những năm gần đây.

    + Hạn chế: du lịch chỉ mới khai thác hoạt động tắm biển, chưa đa dạng hoá và tạo nhiều sản phẩm du lịch.

      bởi hoàng vinh 24/04/2020
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF