OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa hình bờ biển nước ta có đặc điểm gì?

Địa hình bờ biển nước ta có đặc điểm gì ? so sánh đặc điểm địa hình của miền đông bắc và tây bắc ?

  bởi Phan Thiện Hải 12/09/2018
ADMICRO/lession_isads=0

Câu trả lời (1)

  • Trả lời:

    Địa hình bờ biển nước ta có đặc điểm gì ?

    1. Về vị trí địa lí:
    Cần nêu được:
    - ý ngĩa vị trí về thiên nhiên: đất, nước, khí hậu, khoáng sản, sinh vật.
    - Ý nghĩa về kinh tế xã hội: về dân cư, thành phần dân tộc, về sự ảnh hưởng của kinh tế khu vực, vị trí trung chuyển, giao thông....
    - Ý nghĩa về địa chính trị: vị trí chiến lược đối với khu vực và trên thế giới.
    2. Đặc điểm địa hình:
    - Mang tính chất nhiệt đới gió mùa
    - Diện tích đồi núi thấp và trung bình chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ
    - Địa hình có sự phân hóa đa dạng: đồi núi, trung du, đồng bằng, bờ biển, thềm lục địa.
    3. Đặc điểm khí hậu:
    - Nhiệt đới: nhiệt độ cao, mưa nhiều, tổng nhiệt, số giờ nắng
    - Ẩm
    - Gió mùa: trong năm có 2 loại gió mùa
    - Có sự phân hóa đa dạng
    4. Đất nước, sinh vật đó là nhân tố bề mặt đệm có ảnh hưởng đến khí hậu
    Bạn hãy dựa theo tính chất của bề mặt đệm để phân tích ảnh hưởng đến chế độ khí hậu của nước ta.
    5. Vai trò của biển Đông bạn có thể xem lại trong sách GK, trong SFk nói rất kĩ.
    ****Vị trí địa lý Việt Nam
    ...Nằm ở rìa phía đông của bán đảo Đông Dương, ở gần trung tâm của vùn ĐNÁ.
    ...Vị trí bán đảo, vừa gắn liền với lục địa Á - Âu, vừa tiếp giáp với Thái Bình Dương.
    ...Nằm trên các con đường giao thông hàng hải, đường bộ, hàng không quốc tế quan trọng.
    ...Khu vực có nền kinh tế phát triển năng động trên thế giới.
    ****Đánh giá.
    ++thuận lợi
    ...mang đặc điểm cơ bản của thiên nhiên nhiệt dới gió mùa, với thiên nhiên nhiệt đới gió mùa, với nên nhiệt ẩm cao, chan hoà ánh nắng=> thuận lợi cho phát triển ngành du lịch
    ...Nước ta có nguôn dự trữ về nhiệt => phát triển các ngành công nghiệp như muối(duyên hải miền trung)
    ... Nằm ở ngã tư đường giao thông hàng hải cà hàng không quốc tế, đầu mút của tuyến đường bộ xuyên Á nên có điều kiện phát triển các loại hình giao thông, thuận lợi trong việc phát triển quan hệ ngoại thương với các nước trong và ngoài khu vực.
    ...Việt Nam năm ở nơi giao thoa các nền văn hoá khác nhau nên có nhiều nét tương đồng về lịch sử, văn hoá - XH và mối giao lưu lâu đời với các nước trong khu vực. Điều đó góp phần làm giáo bản sắc văn hoá, kể cả kinh nghiệm sản xuất trên cơ sở một nền văn hoá chung , nhưng đa dạng về hình thức biểu hiện
    ... Nước ta có vị trí quân sự đặc biệt quan trọng của vùng ĐNÁ, một vùng kinh tế năng động và nhảy cảm với những biến động chính trị trên thế giới
    ++ Khó khăn
    ... thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa thiếu ổn định, sự phân mùa của khí hậu và thủy văn, tính chất thường của thời tiết, các tia biến thiên nhiên(bão lũ ......)thường xuyên gây tổn thất đến sản xuất và đời sống.
    ... Nước ta có diện tích không lớn, nhưng có đường biên giới trên biển cà đất liền kéo dài. Hơn nữa biển Đông chung với nhiều nước. Việc bảo vệ chủ quyền lãnh thổ gắn với vị trí chuyến lược của nước ta.
    ...Sự năng động của các nước trong và ngoài khu vực đã đặt ra cho ta vào một tình thế vừa phải hợp tác cùng phát triển, vừa phải cạnh tranh quyết liệt trên thị trường thế giới.

    So sánh đặc điểm địa hình của miền đông bắc và tây bắc ?

    a) Vùng núi Đông Bắc

    -Nằm ở tả ngạn sông Hồng.

    -Có 4 cánh cung lớn, chụm lại ở Tam Đảo, mở ra về phía bắc và phía đông: Sông Gâm, Ngân Sơn, Bắc Sơn, Đông Triều.

    -Địa hình núi thấp chiếm phần lớn diện tích.

    -Những đỉnh núi cao trên 2.000m nằm trên vùng Thượng nguồn sông Chảy. Giáp biên giới Việt-Trung là các khối núi đá vôi đồ sộ ở Hà Giang, Cao Bằng, còn ở trung tâm là vùng đồi núi thấp có độ cao trung bình 500-600m.

    -Theo hướng các dãy núi là hướng vòng cung của các thung lũng sông Cầu, sông Thương, sông Lục Nam…

    b)Vùng núi Tây Bắc

    -Nằm giữa sông Hồng và sông Cả.

    -Địa hình cao nhất nước ta với 3 dải cùng hướng tây bắc-đông nam.

    +Phía đông là dãy núi cao đồ sộ Hoàng Liên Sơn giới hạn từ biên giới Việt-Trung tời khuỷu sông Đà, có đỉnh Phanxipăng (3.143m).

    +Phía tây là địa hình núi trung bình của các dãy núi chạy dọc biên giới Việt-Lào từ Khoan La San đến sông Cả.

    +Ở giữa thấp hơn là các dãy núi, các sơn nguyên và cao nguyên đá vôi từ Phong Thổ đến Mộc Châu.

    -Xen giữa các dãy núi là các thung lũng sông cùng hướng sông Đà, sông Mã, sông Chu.


      bởi Huyền Rinn 12/09/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF