OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Vào ngày 22/6 và 22/12 độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

  bởi Bi do 05/10/2018
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • - Ngày 22/6 và ngày 22/12, số giờ chiếu sáng trên các vĩ tuyến và các vòng cực ở hai nửa cầu trái ngược nhau:
    + Ngày 22/6
    Ở vòng cực Bắc và điểm cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm
    Ở vòng cực Nam và điểm cực Nam : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.

    Nguyên nhân : ngày 22/6, nửa cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng lớn hơn diện tích khuất trong bóng tối, nên ngày dài hơn đêm. Nửa cầu nam lúc này chếch xa phía Mặt Trời, diện tích được chiếu sáng ít hơn diện tích khuất trong bóng tối, đêm dài hơn ngày. Vòng cực Bắc hoàn toàn nằm trước đường phân giới sáng – tối, nên có hiện tượng ngày dài 24h. Trong khi đó, vòng cực Nam hoàn toàn nằm sau đường phân chia sáng – tối nên có hiện tượng đêm dài 24h.

    + Ngày 22/12 : hiện tượng chênh lệch ngày và đêm diễn ra hoàn toàn ngược lại với ngày 22/6

    Ở vòng cực Bắc và điểm cực Bắc : số giờ chiếu sáng trong ngày là 0h, đêm dài 24h, không có ngày.
    Ở vòng cực Nam và điểm cực Nam : .số giờ chiếu sáng trong ngày là 24h, không có đêm.

    Do: trục Trái Đất nghiêng trên mặt phẳng quỹ đạo trong khi chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt trời, nên vòng phân chia sáng – tối thường xuyên thay đổi, tạo nên hiện tượng ngày đêm dài, ngắn khác nhau.

      bởi Huỳnh Thị Trang Thảo 05/10/2018
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF