OPTADS360
ATNETWORK
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Nêu nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dùng điện nhiệt và điện cơ ?

ai có đề cương công nghệ lớp 8 k?

  bởi Cam Ngan 26/02/2019
ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Câu trả lời (1)

  • Câu 1: Nêu nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dùng điện nhiệt và điện cơ.
    Đáp án:
    Nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dụng điện nhiệt: Biến đổi điện năng thành nhiệt năng, dùng để đốt nóng, sưởi ấm, sấy, nấu cơm, đun nước nóng.
    Nguyên lí biến đổi điện năng của đồ dụng điện cơ: Biến đổi điện năng thành cơ năng dùng để dẫn động, làm quay các máy như máy bơm nước, máy xay xát, máy hút bụi, quạt điện.
    Câu 2: Nêu các biện pháp để tiết kiệm điện năng.
    Đáp án:
    Giảm bớt điện năng tiêu thụ trong giờ cao điểm.
    Sử dụng đồ dùng điện hiệu suất cao để tiết kiệm điện năng.
    Không sử dụng lãng phí điện năng.
    Câu 3: Nêu nguyên lí làm việc của động cơ điện một pha.
    Đáp án:
    Tác dụng từ của dòng điện đã đước ứng dụng ở nam châm điện và các động cơ điện.
    Khi đóng điện, sẽ có dòng điện chạy trong dây quấn stato và dòng điện cảm ứng trong dây quấn rôto, tác dụng từ của dòng điện làm cho rôto động cơ quay.
    Câu 4: Kể tên các thiết bị điện đóng cắt và lấy điện của mạng điện trong nhà. Nêu cấu tạo, phân loại, nguyên lí làm việc của các thiết bị đó.
    Đáp án:
    I – Thiết bị đóng cắt mạch điện
    a) Công tắc điện:
    Cấu tạo:
    Công tắc điện gồm: vỏ; cực động và cực tĩnh.
    Cực động và cực tĩnh của công tắc thường được làm bằng đồng. Cực động dược liên kết cơ khí với núm đống – cắt (được làm bằng vật liệu cách điện). Cực tĩnh được lắm trên than, có vít để cố định đầu dây dẫn điện của mạch điện.
    Phân loại:
    Dựa vào số cực người ta chia ra: công tắc điện hai cực, công tắc điện ba cực,….
    Dựa vào thao tác đóng – cắt, có thể phân loại: công tắc bật, công tắc bấm, công tắc xoay,…
    Nguyên lí làm việc:
    Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc với cực tĩnh làm kín mạch. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.
    Công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải, sau cầu chì.
    a) Cầu dao:
    Cấu tạo:
    Cầu dao gồm ba bộ phận chính: vỏ; các cực động và các cực tĩnh. Trên vỏ có ghi những số liệu kĩ thuật như: điện áp và dòng điện định mức.
    Phân loại:
    Theo số cực: một cực, hai cực, ba cực,…
    Theo sử dụng: một pha, ba pha.
    Câu 5: Nêu đặc điểm và cấu tạo của mạng điện trong nhà.
    Đáp án:
    I – Đặc điểm và yêu cầu của mạng điện trong nhà:
    a) Đặc điểm của mạng điện trong nhà:
    Điện áp của mạng điện: 220V
    Đồ dùng của mạng điện trong nhà:
    Đồ dùng điện rất đa dạng và phong phú.
    Công suất điện của đồ dùng điện rất khác nhau.
    Sự phù hợp điện áp giữa thiết bị điện, đồ dùng điện với điện áo của mạng điện.
    b) Yêu cầu của mạng điện trong nhà:
    Mạng điện được thiết kế, lắp đặt đảm bảo cung vấp cho các đồ dùng điện trong nhà và dự phòng khi cần thiết.
    Mạng điện phải đảm bảo an toàn cho người sử dụng và cho ngôi nhà.
    Dễ dàng kiểm tra và sửa chữa.
    Sử dụng thuận tiện, chắc bền và đẹp.
    I – Cấu tạo của mạng điện trong nhà:
    Đáp án:
    Gồm các phần tử :
    - Công tơ điện (đồng hồ đo điện).
    - Đường dây dẫn điện năng: đường dây chính (mạch chính) và đường dây nhánh (mạch nhánh).
    - Các thiết bị điện: thiết bị đóng cắt, bảo vệ, điều khiển và lấy điện.
    - Đồ dùng điện
    Mạch chính lấy điện từ mạng điện phân phối đi qua đồng hồ đo điện năng vào nhà, rẽ qua các mạch nhánh song song với nhau.

      bởi Nguyễn Thị Kim Nguyên 26/02/2019
    Like (0) Báo cáo sai phạm

Nếu bạn hỏi, bạn chỉ thu về một câu trả lời.
Nhưng khi bạn suy nghĩ trả lời, bạn sẽ thu về gấp bội!

Lưu ý: Các trường hợp cố tình spam câu trả lời hoặc bị báo xấu trên 5 lần sẽ bị khóa tài khoản

Gửi câu trả lời Hủy
 
 

Các câu hỏi mới

NONE
OFF