Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 36 Metan giúp các em học sinh nắm CTPT, CTCT, đặc điểm cấu tạo của mêtan. Tính chất vật lí: Trạng thái, màu sắc, tính tan trong nước, tỉ khối so với không khí. Tính chất hoá học của CH4: tác dụng được với clo (pứ thế), với oxi (pứ cháy). Mêtan được dùng làm nhiên liệu và nguyên liệu trong đời sống và sản xuất.
-
Bài tập 1 trang 116 SGK Hóa học 9
Trong các khí sau: CH4, H2, Cl2, O2.
a) Những khí nào tác dụng với nhau từng đôi một?
b) Hai khí nào khi trộn với nhau tạo ra hỗn hợp nổ?
-
Bài tập 2 trang 116 SGK Hóa học 9
Trong các phương trình hóa học sau, phương trình hóa học nào viết đúng? Phương trình hóa học nào viết sai?
a) CH4 + Cl2 → CH2Cl2 + H2 (ánh sáng)
b) CH4 + Cl2 → CH2 + 2HCl (ánh sáng)
c) 2CH4 + Cl2 → 2CH3Cl + H2 (ánh sáng)
d) CH4 + Cl2 → CH3Cl + HCl (ánh sáng)
-
Bài tập 3 trang 116 SGK Hóa học 9
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít khí metan (đktc). Hãy tính thể tích khí oxi cần dùng và thể tích khí cacbonic tạo thành. Biết thể tích các khí đo ở đktc?
-
Bài tập 4 trang 116 SGK Hóa học 9
Có một hỗn hợp khí gồm CO2 và CH4. Hãy trình bày phương pháp hóa học để:
a) Thu được khí CH4.
b) Thu được khí CO2.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 36.1 trang 45 SBT Hóa học 9
Trong tự nhiên khí metan có nhiều trong
A. khí quyển
B. mỏ khí, mỏ dầu, mỏ than
C. nước biển
D. nước ao
-
Bài tập 36.2 trang 45 SBT Hóa học 9
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí gồm CH4 và H2 ở đktc thu được 16,2 gam H2O.
a) Viết các phương trình hoá học.
b) Tính thành phần phần trăm theo thể tích của mỗi khí trong hỗn hợp.
c) Tính thể tích khí CO2 tạo ra ở đktc.
-
Bài tập 36.3 trang 46 SBT Hóa học 9
Ở điều kiện tiêu chuẩn, 2 lít hiđrocacbon A có khối lượng bằng 1 lít khí oxi. Hãy xác định công thức phân tử của A.
-
Bài tập 36.4 trang 46 SBT Hóa học 9
Nêu phương pháp hoá học dùng để phân biệt các khí đựng trong các bình riêng biệt sau:
a) Metan, hiđro, oxi.
b) Metan, cacbon đioxit, hiđro.
c) Metan, cacbon oxit, hiđro.
-
Bài tập 36.5 trang 46 SBT Hóa học 9
Propan là hiđrocacbon có tính chất tương tự metan và có công thức phân tử C3H8
a) Viết công thức cấu tạo của propan.
b) Viết phương trình hoá học của phản ứng đốt cháy propan.
c) Viết phương trình hoá học của phản ứng giữa propan và clo khi chiếu sá để tạo ra C3H7Cl.
-
Bài tập 36.6 trang 46 SBT Hóa học 9
Khi cho metan tác dụng với clo có chiếu sáng theo tỉ lệ 1:1 về số mol, người thấy ngoài sản phẩm chính là CH3Cl còn tạo ra một hợp chất X trong phần trăm khối lượng của clo là 83,53%. Hãy xác định công thức phân tử của X.
-
Bài tập 36.7 trang 46 SBT Hóa học 9
Hỗn hợp X gồm CH4 và hiđrocacbon A. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít hỗn hợp X rồi cho toàn bộ sản phẩm thu được hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2 dư thấy tạo ra 50 gam kết tủa và khối lượng bình đựng dung dịch Ca(OH)2 tăng thêm 34,6 gam.
Xác định công thức phân tử của A, biết trong hỗn hợp số mol của A gấp lần số mol của CH4.