Hướng dẫn giải bài tập SGK chương trình Hóa học 9 Bài 21 Sự ăn mòn kim loại và bảo vệ kim loại không bị ăn mòn giúp các em học sinh biết liên hệ với các hiện tượng trong thực tế về sự ăn mòn kim loại, những yếu tố ảnh hưởng và bảo vệ kim loại khỏi bị ăn mòn; Biết thực hiện các thí nghiệm nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại, từ đó đề xuất biện pháp bảo vệ kim loại.
-
Bài tập 1 trang 67 SGK Hóa học 9
Thế nào là ăn mòn kim loại? Lấy ba ví dụ về ăn mòn kim loại xung quanh ta?
-
Bài tập 2 trang 67 SGK Hóa học 9
Tại sao kim loại bị ăn mòn? Những yếu tố nào ảnh hưởng tới ăn mòn kim loại? Lấy ví dụ minh họa.
-
Bài tập 3 trang 67 SGK Hóa học 9
Nêu các biện pháp đã được sử dụng để bảo vệ kim loại không bị ăn mòn. Nêu hai ví dụ cụ thể mà bản thân em đã làm để bảo vệ đồ dùng bằng kim loại trong gia đình?
-
Bài tập 4 trang 67 SGK Hóa học 9
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hóa học? Lấy ví dụ chứng minh.
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 67 SGK Hóa học 9
Hãy chọn câu đúng: Con dao bằng thép không bị gỉ nếu:
a) Sau khi dùng, rửa sạch, lau khô.
b) Cắt chanh rồi không rửa.
c) Dùng xong, cất đi ngay.
d) Ngâm trong nước lâu ngày.
e) Ngâm trong muối một thời gian.
-
Bài tập 21.1 trang 26 SBT Hóa học 9
Sau một ngày lao động, người ta phải làm vệ sinh các thiết bị, máy móc, dụng cụ lao động bằng kim loại. Việc làm này nhằm mục đích gì ? Giải thích.
-
Bài tập 21.2 trang 26 SBT Hóa học 9
Hãy nêu những yếu tố ảnh hưởng đến sự ăn mòn kim loại và nêu một số biện pháp nhằm bảo vệ kim loại không bị ăn mòn.
-
Bài tập 21.3 trang 26 SBT Hóa học 9
Sự ăn mòn kim loại là hiện tượng vật lí hay hiện tượng hoá học ? Giải thích.
-
Bài tập 21.4 trang 26 SBT Hóa học 9
Cuốc, xẻng, đinh sắt, bản lề sắt ở các cửa hàng kim khí - điện máy thường được bôi một lớp dầu mỡ để làm gì ? sắt, thép dùng trong xây dựng không bôi dầu mỡ, vì sao ?
-
Bài tập 21.5 trang 26 SBT Hóa học 9
Các tấm tôn lợp nhà được làm từ sắt, vậy tại sao rất lâu mới bị gỉ ?
-
Bài tập 21.6 trang 26 SBT Hóa học 9
Vỏ đồ hộp làm bằng sắt, đựng các thức ăn có vị mặn (thịt, cá) hoặc vị chua (dứa, vải) tại sao không bị gỉ ?
-
Bài tập 21.7 trang 26 SBT Hóa học 9
Mệnh đề nào sau đây đúng ?
A. Sự phá hủy kim loại hay hợp kim dưới tác dụng hoá học của môi trường gọi là sự ăn mòn kim loại.
B. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại bởi chất khí hay hơi nước ở nhiệt độ cao.
C. Sự ăn mòn kim loại là sự phá hủy kim loại do kim loại tiếp xúc với dung dịch axit.
D. Các mệnh đề A, B, C đều đúng.
-
Bài tập 21.8 trang 26 SBT Hóa học 9
Để bảo vệ vỏ tàu biển bằng thép, người ta thường gắn vào vỏ tàu (phần ngâm dưới nước) kim loại nào sau đây ?
A. Ag
B. Cu
C. Pb
D. Zn