Bài tập 18.21 trang 40 SBT Hóa học 12
Tiến hành hai thí nghiệm sau :
- Thí nghiệm 1 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V1 lít dung dịch Cu(NO3)2 1M.
- Thí nghiệm 2 : Cho m gam bột Fe (dư) vào V2 lít dung dịch AgNO3 0,1M.
Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng chất rắn thu được ở hai thí nghiệm đều bằng nhau. Lập biểu thức biểu diễn mối quan hộ giữa V1 và V2.
Hướng dẫn giải chi tiết bài 18.21
Do Fe dư nên cả hai trường hợp muối đều phản ứng hết.
Thí nghiệm 1: khối lượng rắn thu được là:
m1 = m + (64-56).V1 (gam)
Thí nghiệm 2 : khối lượng rắn thu được là:
m2 = m + (108.0,1V2 - 56.0,1V2/2) (g)
mà m1 = m2 ⇒ V1 = V2
-- Mod Hóa Học 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 18.19 trang 40 SBT Hóa học 12
Bài tập 18.20 trang 40 SBT Hóa học 12
Bài tập 18.22 trang 40 SBT Hóa học 12
Bài tập 18.23 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 18.24 trang 41 SBT Hóa học 12
Bài tập 1 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 2 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 3 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 4 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 5 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
Bài tập 6 trang 122 SGK Hóa học 12 nâng cao
-
Cho một dòng điện có cường độ không đổi đi qua 2 bình điện phân mắc nối tiếp. Bình 1 chứa 500 ml dung dịch \(CuSO_4\) (điện cực trơ), bình 2 chứa 100 ml dung dịch hỗn hợp \(AgNO_3\) 0,2M; \(Cu(NO_3)_2\) 0,3M, \(Fe(NO_3)_3\) 0,1M (điện cực trơ). Sau một thời gian ngắt dòng điện, thấy bình 1 có pH =1 và catot của bình 2 tăng thêm m gam. Biết thể tích dung dịch không thay đổi trong suốt quá trình điện phân. Giá trị của m là
bởi Nguyễn Thị Thúy 29/01/2021
A. 1,72.
B. 2,16.
C. 3,44.
D. 2,80.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòa tan hết m gam kim loại X trong dung dịch \(HNO_3\) được sản phẩm khử duy nhất là 0,1 mol NO. Cũng m gam X hòa tan hết trong dung dịch HCl được 13,35 gam muối khan. Kim loại M là
bởi hi hi 29/01/2021
A. Fe
B. Cu
C. Al
D. Mg
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân (điện cực trơ )dung dịch X chứa 0,2 mol \(CuSO_4\) ; 0,12 mol \(Fe_2(SO_4)_3\) và 0,44 mol NaCl bằng dòng điện có cường độ 2 ampe. Thể tích khí (đktc) thoát ra ở anoot sau 26055 giây điện phân là
bởi Quynh Nhu 29/01/2021
A. 5,936 lít
B. 9,856 lít
C. 5,488 lít
D. 4,928 lít
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa H2O và ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Cl
B. ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình khử ion Cl
C. ở cực âm xảy ra quá trình khử H2O và ở cực dương xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl
D. ở cực dương xảy ra quá trình khử ion Na+ và ở cực âm xảy ra quá trình oxi hóa ion Cl
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
TH nào sau đây không tạo ra kim loại?
bởi Lê Tấn Vũ 29/01/2021
A. Na + dung dịch Fe(NO3)2
B. Cu + dung dịch AgNO3
C. Mg + dung dịch Pb(NO3)2
D. Fe + dung dịch CuCl2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Kết luận nào sau đây không đúng về kim loại, hợp kim?
bởi Nguyen Phuc 29/01/2021
A. Một miếng vỏ đồ hộp làm bằng sắt tây (sắt tráng thiếc) bị xây sát tận bên trong, để trong không khí ẩm thì thiếc bị ăn mòn trước
B. Nối thanh Zn với vỏ tàu thủy bằng thép thì vỏ tàu thủy sẽ được bảo vệ.
C. Các thiết bị máy móc bằng kim loại khi tiếp xúc với hơi nước ở nhiệt độ cao có khả năng bị ăn mòn hóa học
D. Để đồ vật bằng thép ngoài không khí ẩm thì đồ vật sẽ bị ăn mòn điện hóa
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân (điện cực trơ, hiệu suất 100%) 300 ml dung dịch \(CuSO_4\) 0,5M với cường độ dòng điện không đổi 2,68 A, trong thời gian t giờ thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào X thấy xuất hiện 45,73 gam kết tủa. Giá trị của t là
bởi hi hi 29/01/2021
A. 0,10.
B. 0,12.
C. 0,4.
D. 0,8.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòa tan hỗn hợp X gồm x mol NaCl và y mol \(CuSO_4\) vào nước được dung dịch Y. Điện phân dung dịch Y với điện cực trơ màng ngăn xốp đến khi nước bắt đầu điện phân ở 2 điện cực thì dừng lại, thể tích khí ở anot sinh ra gấp 1,5 lần thể tích khí sinh ra ở catot (các thể tích khí đo cùng điều kiện nhiệt độ, áp suất). Quan hệ giữa x và y là
bởi Tay Thu 28/01/2021
A. x = 1,5y.
B. x = 6y.
C. y = 1,5x.
D. y = 6x.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Những tính chất vật lí chung của kim loại (dẫn điện, dẫn nhiệt, dẻo, ánh kim) gây nên chủ yếu bởi
bởi Nguyễn Sơn Ca 29/01/2021
A. cấu tạo mạng tinh thể kim loại.
B. các electron tự do trong tinh thể kim loại.
C. khối lượng riêng của kim loại.
D. tính chất của kim loại.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho lá sắt vào dung dịch HCl có thêm vài giọt \(CuSO_4\).
bởi Mai Đào 29/01/2021
(2) Cho lá sắt vào dung dịch FeCl3.
(3) Cho lá thép vào dung dịch CuSO4.
(4) Cho lá sắt vào dung dịch CuSO4.
(5) Cho lá kẽm vào dung dịch HCl.
Số trường hợp xảy ra sự ăn mòn điện hóa là
A. 4.
B. 3.
C. 2.
D. 5.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Để điều chế \(H_2\) bằng phản ứng giữa Zn với \(H_2SO_4\) loãng, người ta cho thêm vài giọt \(CuSO_4\) vào dung dịch, khi đó Cu tạo thành bám vào thanh Zn, một pin điện được hình thành với cực âm là Zn, còn cực dương là Cu. Hãy cho biết trong pin điện đó, tại cực dương xảy ra quá trình gì?
bởi Xuan Xuan 29/01/2021
A. oxi hóa H.
B. oxi hóa Zn.
C. khử Zn.
D. khử H+.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp E gồm Sn và một kim loại R (có hóa trị không đổi) trong lượng dư dung dịch HCl, thu được 5,04 lít khí \(H_2\) (đktc) và dung dịch chứa 36,27 gam muối. Mặt khác, để đốt cháy cũng m gam hỗn hợp E cần vừa đủ 3,696 lít \(O_2\) (đktc). Kim loại R là
bởi Ngoc Han 29/01/2021
A. Al.
B. Zn.
C. Ca.
D. Mg.
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các hợp kim Fe-Cu ; Fe-C ; Mg-Fe ; Zn-Fe tiếp xúc với không khí ẩm , số hợp kim trong đó Fe bị ăn mòn điện hóa là:
bởi Bánh Mì 29/01/2021
A.2
B.4
C.1
D.3
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho dãy các oxit: MgO ; FeO ; \(CrO_3\) ; \(Cr_2O_3\). Số oxit lưỡng tính là:
bởi Thanh Thanh 29/01/2021
A.4
B.3
C.2
D.1
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân dung dịch \(CuSO_4\) có anot bằng đồng , dòng điện có I = 1,34A trong 15 phút ,Sau điện phân khối lượng 2 điện cực thay đổi như thế nào:
bởi Nguyễn Vân 28/01/2021
A. Catot tăng 0,4 g và anot giảm 0,4 g
B. Catot tăng 0,4 g và anot giảm 3,2 g
C. Catot tăng 3,2 g và anot giảm 3,2g
D. Catot tăng 3,2 g và anot giảm 0,4 g
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Cho các dãy ion kim loại sau : \({K^ + },A{g^ + },F{e^{2 + }},C{u^{2 + }}\) ion kim loại có tính oxi hóa mạnh nhất là:
bởi My Van 29/01/2021
A. Fe2+
B. Ag+
C. K+
D. Cu2+
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Tiến hành các thí nghiệm sau : (1) Đốt dây sắt trong oxi khô (2) Thép cacbon để trong không khí ẩm.
bởi Hoàng My 29/01/2021
(3) Nhúng thanh kẽm nguyên chất trong dung dịch HCl
(4) Kim loại sắt trong dung dịch H2SO4 loãng.
(5) Nhúng thanh Fe vào dung dịch FeCl3
(6) Nhúng thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Số trường hợp ăn mòn điện hóa là:
A.3
B.4
C.1
D.2
Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Điện phân với 2 điện cực trơ một dung dịch chứa a gam \(CuSO_4\) cho tới khi có 0,448 lít khí (đo ở đktc) xuất hiện ở anot thì ngừng điện phân và thu được dung dịch X. Ngâm 1 lá sắt sạch trong X, kết thúc phản ứng lấy lá sắt ra, rửa sạch, làm khô, cân lại thấy khối lượng lá sắt không thay đổi. Giá trị của a là
bởi Anh Hà 29/01/2021
A. 32,2.
B. 51,2
C. 44,8.
D. 12.
Theo dõi (0) 1 Trả lời