Hướng dẫn giải bài tập SGK Cơ bản và sách Nâng cao chương trình Hóa học 11 Bài 9 Axit nitric và muối nitrat giúp các em học sinh biết Cấu tạo phân tử, tính chất vật lí (trạng thái, màu sắc, khối lượng riêng, tính tan), ứng dụng của HNO3. Cách điều chế HNO3 trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp (từ amoniac). Phản ứng đặc trưng của ion NO3- với Cu trong môi trường axit.
-
Bài tập 1 trang 45 SGK Hóa học 11
Viết công thức electron, công thức cấu tạo của axit nitric. Cho biết nguyên tố nitơ có hóa trị và số oxi hóa bao nhiêu?
-
Bài tập 2 trang 45 SGK Hóa học 11
Lập các phương trình hóa học:
a) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 + ? + ?
b) Ag + HNO3 (loãng) → NO + ? + ?
c) Al + HNO3 → N2O + ? + ?
d) Zn + HNO3 → NH4NO3 + ? + ?
e) FeO + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?
g) Fe3O4 + HNO3 → NO + Fe(NO3)3 + ?
-
Bài tập 3 trang 45 SGK Hóa học 11
Hãy chỉ ra những tính chất hóa học chung và khác biệt giữa axit nitric và axit sunfuric. Viết các phương trình hóa học để minh họa.
-
Bài tập 4 trang 45 SGK Hóa học 11
a) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân sắt (III) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 5
B. 7
C. 9
D. 21
b) Trong phương trình hóa học của phản ứng nhiệt phân thủy ngân (II) nitrat, tổng các hệ số bằng bao nhiêu?
A. 5
B. 7
C. 9
D. 21
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 45 SGK Hóa học 11
Viết phương trình hóa học của các phản ứng thực hiện dãy chuyển hóa sau đây:
NO2 → HNO3 → Cu(NO3)2 → Cu(OH)2 → Cu(NO3)2 → CuO → Cu → CuCl2
-
Bài tập 6 trang 45 SGK Hóa học 11
Khi hòa tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng (II) oxit trong 1,50 lít dung dịch axit nitric 1,00 M (loãng) thấy thoát ra 6,72 lít nitơ monoaxit (đktc). Xác định hàm lượng phần trăm của đồng (II) oxit trong hỗn hợp, nồng độ mol của đồng (II) nitrat và axit nitric trong dung dịch sau phản ứng, biết rằng thể tích dung dịch không thay đổi.
-
Bài tập 7 trang 45 SGK Hóa học 11
Để điều chế 5,000 tấn axit nitric nồng độ 60,0 % cần dùng bao nhiêu tấn amoniac? Biết rằng sự hao hụt amoniac trong quá trình sản xuẩ là 3,8 %.
-
Bài tập 9.1 trang 14 SBT Hóa học 11
Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Trong HNO3, nitơ có 5 liên kết cộng hóa trị.
B. Trong HNO3, nitơ có hóa trị V.
C. Trong HNO3, nitơ có số oxi hóa +5.
D. Axit nitric là axit mạnh và bền.
-
Bài tập 9.2 trang 14 SBT Hóa học 11
Dãy nào sau đây chứa tất cả các chất đều phản ứng được với axit nitric khi có đủ các điều kiện cần thiết?
A. CaCO3, CuO, Au, C
B. AgCl, Fe2O3, Zn, S
C. Ba(OH)2, ZnO, Pt, P
D. Fe(OH)3, Al2O3, Cu, SO2
-
Bài tập 9.3 trang 14 SBT Hóa học 11
Khi đun nóng, phản ứng giữa cặp chất nào sau đây tạo ra ba oxit ?
A. Axit nitric đặc và cacbon
B. Axit nitric đặc và lưu huỳnh
C. Axit nitric đặc và đồng
D. Axit nitric đặc và bạc
-
Bài tập 9.4 trang 14 SBT Hóa học 11
Khi hoà tan 30,0 g hỗn hợp đồng và đồng(II) oxit. trong dung dịch HNO3 1,00 M lấy dư, thấy thoát ra 6,72 lít khí NO (đktc). Khối lượng của đồng (II) oxit trong hỗn hợp ban đầu là
A. 1,2 g.
B. 4,25 g.
C. 1,88 g .
D. 2,52 g.
-
Bài tập 9.5 trang 14 SBT Hóa học 11
Hoàn thành các phương trình hoá học sau đây:
1. Fe + HNO3 (đặc) to→ NO2↑ + ? + ?
2. Fe + HNO3 (loãng) → NO↑ + ? + ?
3. FeO + HNO3 (loãng) → NO↑ + ? + ?
4. Fe2O3 + HNO3 (loãng) → ? + ?
5. FeS + H+ + NO3- → N2O↑ + ? + ? + ?
-
Bài tập 9.6 trang 15 SBT Hóa học 11
Cho tan bột kẽm tác dụng với dung dịch HNO3 loãng, dư, thu được dung dịch A và hỗn hợp khí gồm N2 và N2O. Thêm NaOH dư vào dung dịch A, thấy có khí mùi khai thoát ra. Viết phương trình hoá học tất cả các phản ứng xảy ra dưới dạng phương trình ion rút gọn.
-
Bài tập 9.7 trang 15 SBT Hóa học 11
Có các chất sau đây: NO2, NaNO3, HNO3, Cu(NO3)2, KNO2, KNO3. Hãy lập một dãy chuyển hoá biểu diễn mối quan hệ giữa các chất đó. Viết các phương trình hoá học và ghi điều kiện phản ứng, nếu có.
-
Bài tập 9.8 trang 15 SBT Hóa học 11
Khi cho oxit của một kim loại hoá trị n tác dụng với dung dịch HNO3 dư thì tạo thành 34,0 g muối nitrat và 3,6 g nước (không có sản phẩm khác). Hỏi đó là oxit của kim loại nào và khối lượng của oxit kim loại đã phản ứng là bao nhiêu ?
-
Bài tập 9.9 trang 15 SBT Hóa học 11
Trong những nhận xét dưới đây về muối nitrat của kim loại, nhận xét nào không đúng ?
A. Tất cả các muối nitrat đều dễ tan trong nước.
B. Các muối nitrat đều là chất điện li mạnh, khi tan trong nước phân li ra cation kim loại và anion nitrat.
C. Các muối nitrat đều dễ bị phân huỷ bởi nhiệt.
D. Các muối nitrat chỉ được sử dụng làm phân bón hoá học trong nông nghiệp.
-
Bài tập 9.10 trang 15 SBT Hóa học 11
Dãy nào sau đây bao gồm các muối nitrat khi bị nhiệt phân đều tạo ra oxit kim loại?
A. Cu(NO3)2, Zn(NO3)2, Hg(NO3)2.
B. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2, Ca(NO3)2.
C. Ba(NO3)2, Pb(NO3)2, Cu(NO3)2.
D. Mg(NO3)2, Fe(NO3)3, Pb(NO3)2.
-
Bài tập 9.11 trang 15 SBT Hóa học 11
Viết các phương trình hoá học thể hiện chuyển hoá muối natri nitrat thành muối kali nitrat, biết có đầy đủ hoá chất để sử dụng cho quá trình chuyển hoá đó
-
Bài tập 9.12 trang 16 SBT Hóa học 11
Có năm lọ không dán nhãn đựng riêng từng dung dịch của các chất sau đây: Al(NO3)3, NH4NO3, AgNO3, FeCl3, KOH. Không được dùng thêm thuốc thử nào khác, hãy nêu cách nhận biết chất đựng trong mỗi lọ. Viết phương trình hoá học của các phản ứng đã được dùng để nhận biết.
-
Bài tập 9.13 trang 16 SBT Hóa học 11
Để nhận biết ion NO3− trong dung dịch, có thể dùng kim loại nhôm khử ion NO3- trong môi trường kiềm. Khi đó phản ứng tạo ra ion aluminat AlO2- và giải phóng khí amoniac. Hãy viết phương trình hoá học ở dạng ion rút gọn.
-
Bài tập 9.14 trang 16 SBT Hóa học 11
Nhiệt phân hoàn toàn 27,3 g một hỗn hợp rắn X gồm NaNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí có thể tích 6,72 lít (đktc).
1. Viết phương trình hoá học của các phản ứng xảy ra.
2. Tính thành phần % về khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp X.
-
Bài tập 1 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Viết công thức electron và công thức cấu tạo của axit nitric và cho biết nguyên tố có số oxi hóa là bao nhiêu?
-
Bài tập 2 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Lập phương trình hóa học của các phản ứng sau đây:
a) Fe + HNO3 (đặc,nóng) → NO2 +⋯
b) Fe + HNO3 (loãng) → NO +⋯
c) Ag + HNO3 (đặc) → NO2 +⋯
d) P + HNO3 (đặc)→ NO2 + H3PO4 …
-
Bài tập 3 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc chuyển từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối.
Hãy viết phương trình hóa học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hóa trên.
-
Bài tập 4 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Hợp chất nào sau đây của nitơ không được tạo ra khi cho HNO3 tác dụng với kim loại?
A. NO
B. NH4NO3
C. NO2
D. N2O5
-
Bài tập 5 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Tại sao khi điều chế axit nitric bốc khói phải sử dụng H2SO4 đặc và NaNO3 ở dạng rắn?
-
Bài tập 6 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Phản ứng giữa HNO3 và FeO tạo ra khí NO. tổng các hệ số trong phản ứng oxi hóa – khử này bằng?
A. 22
B. 20
C. 16
D. 12
-
Bài tập 7 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Cho 13,5 gam nhôm tác dụng vừa đủ với 2,2 lít dung dịch HNO3 phản ứng tạo ra muối nhôm và một hỗn hợp khí NO và N2O. Tính nồng độ mol của dung dịch HNO3. Biết rằng tỉ khối của hỗn hợp khí đối với hiđro bằng 19,2.
-
Bài tập 8 trang 55 SGK Hóa học 11 nâng cao
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một sunfua kim loại công thức MS (kim loại M có các số oxi hóa +2 và +3 trong các hợp chất) trong lượng dư oxi. Chất rắn thu được sau phản ứng hòa tan trong một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 37,8%. Nồng độ phần trăm của muối trong dung dịch thu được là 41,7%.
a) Xác đinh công thức sunfua kim loại.
b) Tính khối lượng dung dịch HNO3 đã dùng.