OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Bài tập 2 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao

Bài tập 2 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao

Thế nào là bazơ một nấc và nhiều nấc, axit một nấc và nhiều nấc, hidroxit lưỡng tính, muối trung hòa, muối axit? Lấy các thí dụ và viết phương trình điện li của chúng trong nước.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết

Câu a: Axit nhiều nấc

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion H+ là các axit một nấc.

- Những axit khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion H+ là các axit nhiều nấc.

- Thí dụ:

HCl → H+ + Cl-

Ta thấy phân tử HCl trong dung dịch nước chỉ phân li một nấc ra ion H+, đó là axit một nấc.

H3PO4 ⇔ H+ + H2PO4- ;

H2PO4- ⇔ H+ + HPO42- ;

HPO42- ⇔ H+ + PO43- ;

Phân tử H3PO4 phân I ba nấc ra ion H+, H3PO4 là axit ba nấc.

Câu b: Bazơ nhiều nấc

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li một nấc ra ion OH- là các bazơ một nấc.

- Những bazơ khi tan trong nước mà phân tử phân li nhiều nấc ra ion OH- là các bazơ nhiều nấc.

- Thí dụ:

NaOH → Na+ + OH-

Phân tử NaOH khi tan trong nước chỉ phân li một nấc ra ion OH-, NaOH là bazơ một nấc.

Mg(OH)2 ⇔ Mg(OH)+ + OH- ;

Mg(OH)+ ⇔ Mg2+ + OH- ;

Phân tử Mg(OH)2 phân li hai nấc ra ion OH-, Mg(OH)2 là bazơ hai nấc.

Câu c: Hidroxit lưỡng tính

Hidroxit lưỡng tính là hidroxit khi tan trong nước vừa có thể phân li như axit, vừa có thể phân li như bazơ.

- Thí dụ: Zn(OH)2 là hidroxit lưỡng tính:

Zn(OH)2 ⇔ Zn2+ + 2OH- : Phân li theo kiểu bazơ

Zn(OH)2 ⇔ 2H+ + ZnO22-(*) : Phân li theo kiểu axit

Câu d: Muối trung hòa

Muối mà anion gốc axit không còn hidro có khả năng phân li ra ion H+ (hidro có tính axit) được gọi là muối trung hòa.

- Thí dụ: NaCl, (NH4)2 SO4, Na2CO3.

(NH4)2 SO4 → 2NH4+ + SO42-

Câu e: Muối axit

Nếu anion gốc axit của muối vẫn còn hidro có khả năng phân li ra ion H+, thì muối đó được gọi là muối axit.

- Thí dụ: NaHCO3, NaH2PO4 , NaHSO4.

NaHCO3 → Na+ + HCO3-

-- Mod Hóa Học 11 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Bài tập 2 trang 16 SGK Hóa học 11 nâng cao HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

  • minh thuận

    Cho 20 gam hỗn hợp AlCl3 và FeCl3 tác dụng với một lượng dư dung dịch NaOH thì thu được 10,7 g kết tủa

    Viết phương trình phản ứng xảy ra

    xác định thành phần phần trăm về khối lượng mỗi muối trong hỗn hợp đầu

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • het roi

    hãy nhận bt các chất sau bằng pthh Bacl,naoh,h2so4,hcl,ca(oh)2,viet pthh neu co

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • VIDEO
    YOMEDIA
    Trắc nghiệm hay với App HOC247
    YOMEDIA
    Spider man

    Tính thể tích dung dịch A chứa H2SO4 0.1M và HCl 0.2M cần dùng để trung hòa 200ml dung dịch chứa Ba(OH)2 0.05M và NaOH 0.1M

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Nguyễn Hiền

    cho mình hỏi :

    Dung dich H2SO4 a M có pH=1. Vậy giá trị của a là

    A, 0,1 B, 0,05 C. 0,04 D, 0,2

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • ADMICRO
    Nguyễn Thị Trang

    Các chất nào tồn tại trong 1 dung dịch?

    A. AlCl3,CuSO4

    B. NaHCO3, NaHSO4

    C. Na2ZnO2, HCl

    D. AgNO3, NaCl

    Theo dõi (0) 2 Trả lời
  • hi hi

    Trộn 100ml dung dịch fecl3 0,1M với 400ml dd NaOH 0,1M thu được dung dịch D và m gam kết tủa .

    A) tính nồng độ các ion trong dd D

    B) tính m

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Bảo Khánh

    dd A chứa 2 axit H2SO4 0,1M và HCl 0,2M,dd B chứa 2 bazơ NaOH 0,2M và KOH 0,3M. Phải thêm bao nhiêu ml dd B vào 100ml dd A để được dd mới có pH=7

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Thùy Trang

    1/ Trộn 200ml dd gồm HCl 0,1M và H2SO4 0,05M với 300ml dd Ba(OH)2 aM thu được mg kết tủa và 500ml dd có pH=13. Gía trị của a và m là:

    A. a= 0,075M; m=2,33g

    B. a= 0,15M; m=2,33g

    C. a=0,15M; m=1,665g

    D. a=0,15M; m= 23,3g

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
  • Mai Thuy

    đổ 2ml dd H2SO4 98% (D=1.84) vào 3l nước. Tính nồng độ H+ sau phản ứng

    Theo dõi (0) 1 Trả lời
NONE
OFF