OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 KNTT Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ


Mời các em cùng tham khảo lý thuyết và bài tập minh họa Bài 11: Phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Thông qua các nội dung chính về các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ được HOC247 biên soạn ngắn gọn và đầy đủ nội dung, hi vọng sẽ giúp các em dễ dàng nắm được kiến thức và có thể vận dụng được trong học tập cũng như đời sống. 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Phương pháp chưng cất

a. Nguyên tắc

 Chưng cất là phương pháp tách chất dựa vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi của các chất trong hỗn hợp ở một áp suất nhất định.

 

b. Cách tiến hành

Chất lỏng cần tách được chuyển sang pha hơi, rồi làm lạnh cho hơi ngưng tụ, thu lấy chất lỏng ở khoảng nhiệt độ thích hợp.

c. Ứng dụng

 Phương pháp chưng cất dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp các chất có nhiệt độ sôi khác nhau nhằm thu được chất lỏng tinh khiết hơn.

 

- Để tách các chất lỏng có nhiệt độ sôi khác nhau nhiều, người ta dùng phương pháp chưng cất thường (Hình 11.2).

Hình 11.2. Thiết bị, dụng cụ tách chất bằng phương pháp chưng cất thường

1.2. Phương pháp chiết

a. Nguyên tắc

 Chiết là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự hoà tan khác nhau của chúng trong hai môi trường không trộn lẫn vào nhau.

 

b. Cách tiến hành

- Chiết lỏng – lỏng: thường dùng để tách các chất hữu cơ hoà tan trong nước.

+ Dùng một dung môi có khả năng hoà tan chất cần chiết, không trộn lẫn với dung môi ban đầu và có nhiệt độ sôi thấp để chiết.

+ Sau khi lắc dung môi chiết với hỗn hợp chất hữu cơ và nước, chất hữu cơ được chuyển phần lớn sang dung môi chiết và có thể dùng phễu chiết để tách riêng dịch chiết (dung dịch chứa chất cần chiết) khỏi nước.

+ Khi hai chất lỏng không trộn lẫn được vào nhau, chất lỏng nào có khối lượng riêng nhỏ hơn sẽ tách thành lớp ở phía trên.

+ Bằng cách lặp lại nhiều lần như trên, ta có thể tách được gần như hoàn toàn chất hữu cơ vào dung môi chiết. Sau đó, chưng cất dung môi ở nhiệt độ và áp suất thích hợp sẽ thu được chất hữu cơ.

- Chiết lỏng – rắn: dùng dung môi lỏng hoà tan chất hữu cơ để tách chúng ra khỏi hỗn hợp rắn.

Hình 11.5. Dụng cụ chiết

c. Ứng dụng

 Phương pháp chiết lỏng – lỏng dùng để tách lấy chất hữu cơ khi nó ở dạng nhũ tương hoặc huyền phù trong nước.

 

- Áp dụng phương pháp chiết lỏng – rắn để tách lấy chất hữu cơ ra khỏi một hỗn hợp ở thể rắn, thường được áp dụng để ngâm rượu thuốc, phân tích thổ nhưỡng, phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật trong nông sản,... Tách ß-carotene từ nước ép cà rốt

1.3. Phương pháp kết tinh

a. Nguyên tắc

Kết tinh là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất rắn dựa vào độ tan khác nhau và sự thay đổi độ tan của chúng theo nhiệt độ.

 

b. Cách tiến hành

- Hoà tan chất rắn lẫn tạp chất vào dung môi để tạo dung dịch bão hoà ở nhiệt độ cao. Dung môi thường dùng là nước, ethanol, acetone, ether, ethyl acetate,... hoặc đôi khi là hỗn hợp của chúng. Dung môi cần hoà tan tốt chất cần tinh chế ở nhiệt độ cao và hoà tan kém hơn chất cần tinh chế ở nhiệt độ thấp (Hình 11.7a).

- Lọc nóng loại bỏ chất không tan (Hình 11.7b).

- Đề nguội và làm lạnh dung dịch thu được, chất cần tinh chế sẽ kết tinh (Hình 11.7c). - Lọc để thu được chất rắn (Hình 11.7d).

- Thực hiện kết tinh lại nhiều lần trong cùng một dung môi hoặc trong các dung môi khác nhau sẽ thu được tinh thể chất cần tinh chế.

Hình 11.7. Các bước tiến hành trong phương pháp kết tinh

c. Ứng dụng

 Phương pháp kết tinh được dùng để tách và tinh chế các chất rắn.

 

1.4. Sắc kí cột

a. Nguyên tắc

 Sắc kí cột là phương pháp tách biệt và tinh chế hỗn hợp các chất dựa vào sự phân bố khác nhau của chúng giữa hai pha động và pha tĩnh.

 

- Pha động là dung môi và dung dịch mẫu chất cần tách di chuyển qua cột.

- Pha tĩnh là một chất rắn có diện tích bề mặt rất lớn, có khả năng hấp phụ khác nhau các chất trong hỗn hợp cần tách, ví dụ: silica gel, aluminium oxide,... Khi dung môi chạy qua cột, các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân đoạn.

b. Cách tiến hành

- Sử dụng các cột thuỷ tinh có chứa các chất ất hấp phụ dạng bột (pha tĩnh), thường là aluminium oxide, silica gel,...

- Cho hỗn hợp cần tách lên cột sắc kí.

- Cho dung môi thích hợp chảy liên tục qua cột sắc kí. Thu các chất hữu cơ được tách ra ở từng phân đoạn khác nhau sau khi đi ra khỏi cột sắc kí.

- Loại bỏ dung môi để thu được chất cần tách.

c. Ứng dụng

 Phương pháp sắc kí cột thường dùng để tách các chất hữu cơ có hàm lượng nhỏ và khó tách ra khỏi nhau.

 

Hình 11.8. Thiết bị, dụng cụ thực hiện tách chất bằng phương pháp sắc kí cột

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài 1. Phương pháp không dùng để tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ là:

A. Phương pháp chưng cất.

B. Phương pháp chiết.

C. Phương pháp kết tinh.

D. Phương pháp sunfat

 

Hướng dẫn giải

Một số phương pháp tách biệt và tinh chế các chất hữu cơ là: 

+ Phương pháp chưng cất.

+ Phương pháp chiết.

+ Phương pháp kết tinh.

⇒ Đáp án: D

 

Bài 2. Phương pháp chiết dùng để tách biệt các chất:

A. Có nhiệt độ sôi khác nhau.

B. Có nguyên tử khối khác nhau.

C. Có độ tan khác nhau.

D. Có khối lượng riêng khác nhau.

 

Hướng dẫn giải

Chiết dùng để tách các chất thường là chất lỏng có khối lượng riêng khác nhau ra khỏi hỗn hợp lỏng không đồng nhất (phân lớp)

⇒ Đáp án: D

ADMICRO

Luyện tập Bài 11 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Trình bày được nguyên tắc và cách thức tiến hành các phương pháp tách biệt và tinh chế hợp chất hữu cơ: chưng cất, chiết, kết tinh và sơ lược về sắc kí cột.

- Thực hiện được các thí nghiệm về chưng cất thường, chiết.

- Vận dụng được các phương pháp: chưng cất thường, chiết, kết tinh để tách biệt và tinh chế một số hợp chất hữu cơ trong cuộc sống.

3.1. Trắc nghiệm Bài 11 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 11 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 63 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 63 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Thí nghiệm trang 64 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 64 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Thí nghiệm trang 66 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 67 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 68 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 69 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 11 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF