OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Hóa học 11 KNTT Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ


Dưới đây là lý thuyết và bài tập minh họa Bài 12: Công thức phân tử hợp chất hữu cơ môn Hóa học lớp 11 Kết Nối Tri Thức. Bài giảng đã được HOC247 biên soạn ngắn gọn, đầy đủ, dễ hiểu về công thức phân tử hợp chất hữu cơ, cách lập công thức phân tử của hợp chất hữu cơ và sơ lược về phổ khối lượng MS.

Hi vọng bài giảng dưới đây sẽ giúp các em dễ dàng nắm được nội dung chính của bài. 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Công thức phân tử

a. Khái niệm

Công thức phân tử cho biết thành phần nguyên tố và số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử.

 

Ví dụ: Khi butane và propane là khí hoá lỏng được nên trong bình gas, được các gia đình sử dụng để đun, nấu có công thức phân tử là C3H4 và C4H10.

b. Cách biểu diễn công thức phân tử hợp chất hữu cơ

- Công thức tổng quát: cho biết các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ.

Ví dụ: CxHyOz (x, y, z là các số nguyên dương) cho biết phân tử chất hữu cơ đã cho chứa ba nguyên tố C, H và O.

- Công thức đơn giản nhất: cho biết tỉ lệ số nguyên tử của các nguyên tố có trong phân tử hợp chất hữu cơ (tỉ lệ các số nguyên tối giản).

Ví dụ: Hợp chất  glucose có nhiều trong quả nho chín có công thức phân tử là C6H12O6, thì công thức đơn giản nhất là CH2O.

1.2. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ

a. Xác định phân tử khối bằng phương pháp phổ khối lượng

Phương pháp phổ khối lượng được sử dụng để xác định khối lượng phân tử các hợp chất hữu cơ.

 

- Trong máy khối phổ, chất nghiên cứu bị bắn phá bởi một dòng electron tạo ra các mảnh ion.

Ví dụ: \(M\xrightarrow[10-100\,\,eV]{+\,\,E}{{M}^{+}}+e\)

- Mảnh ion [M+] được gọi là mảnh ion phân tử. Giá trị m/z của mỗi mảnh ion và hàm lượng của chúng được thể hiện trên phổ khối lượng.

- Đối với các hợp chất đơn giản, thường mảnh có giá trị m/z lớn nhất ứng với mảnh ion phân tử [M+] và giá trị này bằng giá trị phân tử khối của chất nghiên cứu.

Ví dụ: Phổ khối lượng của ethanol có peak (pic) ion phân tử [C2H6O+] có giá trị m/z = 46, đúng bằng phân tử khối của chất (Hình 12.1).

Hình 12.1. Phổ khối lượng của ethanol (C2H6O)

b. Lập công thức phân tử hợp chất hữu cơ

- Một hợp chất hữu cơ có công thức phân tử là CxHyOz.

- Thiết lập công thức đơn giản nhất bằng cách lập tỉ lệ x : y : z ở dạng số nguyên tối giản p : q : r

- Phân tích định lượng, ta được tỉ lệ phần trăm các nguyên tố trong phân tử.

\(x : y : z = \frac{\%{{m}_{C}}}{12,0}\text{: }\frac{\%{{m}_{H}}}{1,0}\text{: }\frac{\%{{m}_{O}}}{16,0}\text{ } =p : q : r\)

- Từ đó thiết lập được công thức đơn giản nhất: CpHqOr.

- Mối quan hệ giữa công thức phân tử và công thức đơn giản nhất:

CxHyOz = n(CpHqOr)

- Trong đó: p, q, r là các số nguyên tối giản; x, y, z, n là số nguyên dương.

- Khi biết phân tử khối, xác định được giá trị n, từ đó suy ra công thức phân tử.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Hãy thiết lập công thức đơn giản nhất từ các số liệu phân tích sau:

a) %C = 70,94%, %H = 6,40%, %N = 6,90%, còn lại là oxi.

b) %C = 65,92%, %H = 7,75%, còn lại là oxi.

 

Hướng dẫn giải

Lập công thức đơn giản của hợp chất hữu cơ CxHyOzNt là tìm tỉ lệ:

x : y : z : t = nC : nH : nO : nN hoặc \(\frac{\%{{m}_{C}}}{12,0}\text{: }\frac{\%{{m}_{H}}}{1,0}\text{: }\frac{\%{{m}_{O}}}{16,0}\text{:}\frac{\%{{m}_{N}}}{14,0}\text{ }\)

 

a) CxHyOzNt

- %O = 100% – ( 70,94 + 6,4 + 6,9) = 15,76%

- Ta có x : y : z : t = \(\frac{70,94}{12}:\text{ }\frac{6,4}{1}:\frac{15,76}{16}:\frac{6,9}{14}\) = 5,91 : 6,40 : 0,99 : 0,49 = 12 : 13 : 2 : 1

⇒ Công thức đơn giản nhất: C12H13O2N

b) CxHyOz

- %O = 100% – (65,92 + 7,75) = 26,33%

- Ta có x : y : z = \(\frac{65,92}{12}:\frac{7,75}{1}:\frac{26,33}{16}\) = 5,49 : 7,75 : 1,65 = 10 : 14 : 3

⇒ Công thức đơn giản nhất: C10H14O3

ADMICRO

Luyện tập Bài 12 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Học xong bài học này, em có thể:

- Nêu được khái niệm về công thức phân tử hợp chất hữu cơ.

- Sử dụng được kết quả phổ khối lượng (MS) để xác định phân tử khối của hợp chất hữu cơ.

- Lập được công thức phân tử hợp chất hữu cơ từ dữ liệu phân tích nguyên tố và phân tử khối.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Hóa học 11 KNTT Bài 12 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 12 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Hóa học 11 KNTT Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 70 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 70 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 1 trang 71 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 2 trang 71 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 72 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hoạt động trang 73 SGK Hoá học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Giải Câu hỏi 3 trang 73 SGK Hóa học 11 Kết nối tri thức – KNTT

Hỏi đáp Bài 12 Hóa 11 Kết Nối Tri Thức

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Hóa học HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF