Hướng dẫn giải bài tập SGK Axit sunfuric - Muối sunfat Axit sunfuric - Muối sunfat giúp các em học sinh biết Tính chất vật lí của H2SO4. Cách pha loãng axit H2SO4 đặc. Dung dịch H2SO4 loãng có đầy đủ tính chất của một axit. Axit H2SO4 đặc có tính oxi hóa mạnh. H2SO4 loãng là axit mạnh (đổi màu chất chỉ thị, tác dụng với kim loại, bazơ, oxit bazơ và muối của axit yếu hơn…). H2SO4 đặc, nóng có tính oxi hoá mạnh gây ra bởi gốc SO42- trong đó S có số oxi hóa cao nhất +6.
-
Bài tập 1 trang 143 SGK Hóa học 10
Một hợp chất có thành phần theo khối lượng 35,96% S; 62,92% O và 1,12% H.
Hợp chất này có công thức hóa học là:
A. H2SO3.
B. H2SO4.
C. H2S2O7.
D. H2S2O8.
Chọn đáp án đúng.
-
Bài tập 2 trang 143 SGK Hóa học 10
Số oxi hóa của lưu huỳnh trong một loại hợp chất là oleum H2S2O7 là:
A. +2. B. +4. C. +6. D. +8.
-
Bài tập 3 trang 143 SGK Hóa học 10
Có 4 lọ, mỗi lọ đựng một dung dịch không màu: NaCl, HCl, Na2SO4, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt dung dịch đựng trong mỗi lọ bằng phương pháp hóa học. Viết phương trình hóa học của các phản ứng xảy ra, nếu có.
-
Bài tập 4 trang 143 SGK Hóa học 10
a) Axit sunfuric đặc có được dùng làm khô những khí ẩm, hãy dẫn ra một thí dụ. Có những khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy dẫn ra một thí dụ. Vì sao?
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than (được gọi là sự hóa than). Dẫn ra những thí dụ về sự hóa than của glucozơ, sacarozơ?
c) Sự làm khô và sự hóa than khác nhau như thế nào?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 143 SGK Hóa học 10
a) Trong hợp nào axit sunfuric có nhưng tính chất hóa học chung của một axit? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.
b) Trong trường hợp nào axit sunfuric có những tính chất hóa học đặc trưng? Đó là những tính chất nào? Dẫn ra những phương trình phản ứng để minh họa.
-
Bài tập 6 trang 143 SGK Hóa học 10
Có 100ml dung dịch H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84 g/ml. Người ta muốn pha chế loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%:
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng?
b) Khi pha loãng phải tiến hành như thế nào?
-
Bài tập 1 trang 176 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho phản ứng hóa học: H2S + 4Cl2 + 4H2O → H2SO4 + 8HCl
Câu nào diễn tả đúng tính chất của các phản ứng?
A. H2S là chất oxi hóa, Cl2 là chất khử.
B. H2S là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
C. Cl2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
D. Cl2 là chất oxi hóa, H2S là chất khử.
-
Bài tập 3 trang 186 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hãy chọn hệ số đúng của chất oxi hóa và của chất khử trong phản ứng sau:
KMnO4 + H2O2 + H2SO4 → MnSO4 + O2 + K2SO4 + H2O
A. 3 và 5.
B. 5 và 2
C. 2 và 5.
D. 5 và 3.
-
Bài tập 6 trang 187 SGK Hóa học 10 nâng cao
Cho các dung dịch không màu của các chất sau: NaCl, K2CO3, Na2SO4, HCl, Ba(NO3)2. Hãy phân biệt các dung dịch đã cho bằng phương pháp hóa học mà không dùng thêm hóa chất nào khác làm thuốc thử. Viết các phương trình hóa học, nếu có.
-
Bài tập 7 trang 187 SGK Hóa học 10 nâng cao
a) Axit sunfuric đặc dùng làm khô khí ẩm, hãy lấy một ví dụ. Có một số khí ẩm không được làm khô bằng axit sunfuric đặc, hãy lấy một ví dụ và cho biết vì sao.
b) Axit sunfuric đặc có thể biến nhiều hợp chất hữu cơ thành than, được gọi là sự hóa than. Lấy ví dụ về sự hóa than của glucozơ và saccarozơ. Viết sơ đồ phản ứng.
c) Sự làm khô là sự hóa than nói trên khác nhàu như thế nào?
-
Bài tập 8 trang 187 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có những chất, trong phản ứng hóa học này chúng là chất khử, nhưng trong phản ứng khác chúng là chất oxi hóa. Hãy viết phương trình hóa học minh họa nhận định trên cho những trường hợp sau:
a) Axit;
b) Oxit bazơ;
c) Oxit axit;
d) Muối;
e) Đơn chất
-
Bài tập 9 trang 187 SGK Hóa học 10 nâng cao
Có 100ml H2SO4 98%, khối lượng riêng là 1,84g/ml. Người ta muốn pha loãng thể tích H2SO4 trên thành dung dịch H2SO4 20%.
a) Tính thể tích nước cần dùng để pha loãng.
b) Cách pha loãng phải tiến hành như thế nào?
-
Bài tập 10 trang 187 SGK Hóa học 10 nâng cao
Hỗn hợp rắn X gồm có Na2SO3, NaHSO3, và Na2SO4. Cho 28,56 gam X tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khí SO2 sinh ra làm mất màu hoàn toàn 675 cm3 dung dịch brom 0,2M. Mặt khác 7,14gam X tác dụng vừa đủ với 216 cm3 dung dịch KOH 0,125M.
a) Viết phương trình hóa học.
b) Tính thành phần phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp X.
-
Bài tập 33.1 trang 72 SBT Hóa học 10
Một loại oleum có công thức hoá học là H2S2O7 (H2SO4.SO3). Số oxi hoá của lưu huỳnh trong hợp chất oleum là
A. +2
B. +4.
C. +6.
D.+8.
-
Bài tập 33.2 trang 73 SBT Hóa học 10
Chất nào sau đây vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử ?
A. SO2
B. H2SO4
C. H2S
D. Na2SO3
-
Bài tập 33.3 trang 73 SBT Hóa học 10
Phân tử hoặc ion có nhiều electron nhất là
A. SO2
B. SO32-
C. S2-
D. SO42-
-
Bài tập 33.4 trang 73 SBT Hóa học 10
Hãy ghép từng cặp mỗi chất (ở cột bên trái) với tính chất của chất đó (ở cột bên phải)
Các chất Tính chất của chất 1. S
2. SO2
3. H2S
4. H2SO4
a. Chỉ có tính oxi hoá.
b. Chỉ có tính khử.
c. Đơn chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
d. Không có tính oxi hoá và cũng không có tính khử.
e. Hợp chất vừa có tính oxi hoá, vừa có tính khử.
-
Bài tập 33.5 trang 73 SBT Hóa học 10
PTHH của phản ứng lưu huỳnh tác dụng với dung dịch axit sunfuric đặc, nóng:
S + 2H2SO4 → 3SO2 + 2H2O
Trong phản ứng này, tỉ lệ giữa số nguyên tử lưu huỳnh bị khử và số nguyên tử lưu huỳnh bị oxi hoá là
A. 1 : 2
B. 1 : 3
C.3 : 1
D. 2 : 1.
-
Bài tập 33.6 trang 73 SBT Hóa học 10
Cho sơ đồ phản ứng: H2SO4 (đặc nóng) + Fe → Fe2(SO4)3 + H2O + SO2
Số phân tử H2SO4 bị khử và số phân tử H2SO4 tạo muối trong PTHH của phản ứng trên là
A. 6 và 3.
B. 3 và 6.
C. 6 và 6.
D. 3 và 3.
-
Bài tập 33.7 trang 74 SBT Hóa học 10
Số mol H2SO4 cần dùng để pha chế 5 lít dung dịch H2SO4 2M là
A. 2,5 mol.
B. 5,0 mol.
C. 10 mol.
D. 20 mol.
-
Bài tập 33.8 trang 74 SBT Hóa học 10
Nêu phương pháp hoá học để phân biệt các dung dịch sáu với điều kiện được dùng quỳ tím và chọn thêm một hoá chất làm thuốc thử: Na2SO4, NaCl, H2SO4, HCl
Viết PTHH của những phản ứng đã dùng.
-
Bài tập 33.9 trang 74 SBT Hóa học 10
Có những chất khi tham gia phản ứng hoá học này có vai trò là chất khử, nhưng trong phản ứng khác lại có vai trò là chất oxi hoá. Hãy dẫn ra những PTHH để minh hoạ cho những trường hợp sau :
a) Chất đó là oxit.
b) Chất đó là axit.
c) Chất đó là muối.
d) Chất đó là đơn chất.
-
Bài tập 33.10 trang 74 SBT Hóa học 10
Có những chất sau: Mg, Na2CO3, Cu, dung dịch H2SO4, đặc, dung dịch H2SO4 loãng
Hãy cho biết chất nào tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc hay loãng để sinh ra :
a) Chất khí nhẹ hơn không khí và cháy được trong không khí.
b) Chất khí nặng hơn không khí, nó vừa có tính oxi hoá vừa có tính khử.
c) Chất khí nặng hơn không khí và không duy trì sự cháy.
Viết tất cả PTHH cho các phản ứng.
-
Bài tập 33.11 trang 74 SBT Hóa học 10
Trong bài thực hành về tính chất hoá học của axit sunfuric có những hoá chất sau: Cu, ZnO, Fe, Na2CO3, C12H22O11 (đường), dung dịch NaOH, giấy quỳ tím, dung dịch H2SO4 loãng và dung dịch H2SO4 đặc)
Hãy lập kế hoạch thí nghiệm để chứng minh rằng :
a) Dung dịch H2SO4 loãng có những tính chất hoá học chung của axit.
b) Dung dịch H2SO4 đặc có những tính chất hoá học đặc trưng là tính oxi hoá mạnh và tính háo nước.
-
Bài tập 33.12 trang 75 SBT Hóa học 10
Cần điều chế một lượng muối CuSO4. Phương pháp nào sau đây tiết kiệm được axit sunfuric ?
a) Axit sunfuric tác dụng với đồng (II) oxit.
b) Axit suníuric tác dụng với kim loại đồng.
-
Bài tập 33.13 trang 75 SBT Hóa học 10
Người ta có thể điều chế một số chất khí bằng những phản ứng hoá học sau:
a) Nhiệt phân CaCO3
b) Dung dịch HCl đặc tác dụng với MnO2
c) Dung dịch H2SO4 loãng tác dụng với Zn
d) Dung dịch H2SO4 đặc tác dụng với Cu
e) Nhiệt phân KMnO4
- Hãy cho biết tên chất khí được sinh ra trong mỗi phản ứng trên và viết PTHH của các phản ứng.
- Bằng thí nghiệm nào có thể khẳng định được chất khí sinh ra trong mỗi thí nghiệm ?
-
Bài tập 33.14 trang 75 SBT Hóa học 10
Thực hiện những biến đổi hoá học sau bằng cách viết những PTHH và ghi điều kiện của phản ứng, nếu có :
-
Bài tập 33.15 trang 75 SBT Hóa học 10
Dung dịch axit sunfuric đặc (D = 1,83 g/ml) chứa 6,4% nước. Hãy cho biết trong 1 lít dung dịch axit này có bao nhiêu mol H2SO4?
-
Bài tập 33.16 trang 75 SBT Hóa học 10
Xử lí 1,143 gam hỗn hợp rắn gồm kali clorua và kali sunfat bằng dung dịch axit sunfuric đặc, thu được 1,218 gam kali sunfat.
a) Viết PTHH của phản ứng xảy ra.
b) Tính khối lượng của mỗi muối trong hỗn hợp rắn ban đầu.
-
Bài tập 33.17 trang 76 SBT Hóa học 10
Cho 7,8 gam hỗn hợp hai kim loại là Mg và Al tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Khi phản ứng kết thúc, người ta thu được 8,96 lít khí (đktc).
a) Viết PTHH của các phản ứng đã xảy ra.
b) Tính khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp ban đầu.
c) Tính thể tích dung dịch H2SO4 2M đã tham gia các phản ứng.
-
Bài tập 33.18 trang 76 SBT Hóa học 10
Cho Fe phản ứng với dung dịch H2SO4 thu được khí A và 11,04 gam muối. Tính khối lượng Fe phản ứng biết rằng số mol Fe phản ứng bằng 37,5% số mol H2SO4 phản ứng.
-
Bài tập 33.19 trang 76 SBT Hóa học 10
Hoà tan hoàn toàn 3,22 gam hỗn hợp X gồm Fe, Mg, Zn bằng một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 loãng, thu được 1,344 lít khí H2 (đktc) và dung dịch chứa m gam muối. Xác định giá trị của m.
-
Bài tập 33.20 trang 76 SBT Hóa học 10
Cho m gam hỗn hợp 2 kim loại Al và Cu chia làm 2 phần bằng nhau :
- Phần 1: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư thu được 1,344 lít khí H2 (đktc).
- Phần 2: Cho tác dụng với dung dịch H2SO4 đặc nóng, dư, thu được 2,24 lít khí SO2 (đktc) .Xác định giá trị của m.
-
Bài tập 33.21 trang 76 SBT Hóa học 10
Sau khi hoà tan 8,45 gam oleum A vào nước được dung dịch B, để trung hoà dung dịch B cần 200 ml dung dịch NaOH 1M. Xác định công thức của A.