Hướng dẫn giải bài tập SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 1 Các hoạt động kinh tế trong đời sống xã hội giúp các em dễ dàng nắm được bài hơn và sẽ có phương pháp học tập hiểu quả hơn.
-
Luyện tập 1 trang 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai và giải thích vì sao.
A. Hoạt động sản xuất nông nghiệp là một trong những cơ sở cho sự tồn tại của con người.
B. Kết quả của hoạt động sản xuất là tạo ra sản phẩm phục vụ hoạt động tiêu dùng.
C. Tiêu dùng tạo ra nhu cầu và mục đích cho sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi không liên quan tới hoạt động sản xuất.
E. Hoạt động trao đổi có thể thúc đây hoạt động sản xuất và hoạt động tiêu dùng.
-
Luyện tập 2 trang 10 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy phân loại các hoạt động kinh tế sau đây. Hoạt động nào có thể xếp được vào nhiều nhóm? Tại sao?
A. Một thanh niên đang sử dụng máy tính cá nhân tại nhà.
B. Nhóm bạn nhỏ đang xem phim tại rạp chiếu phim.
C. Một người đang thả thức ăn cho tôm xuống đầm nuôi tôm, thức ăn đóng trong bao có nhãn hiệu nơi sản xuât.
D. Một người đang trả tiền mua hoa tại cửa hàng hoá.
-
Luyện tập 3 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động sản xuất, hoạt động phân phối, trao đổi và hoạt động tiêu dùng. Lấy ví dụ một sản phẩm cụ thể để minh hoạ mối quan hệ trên.
-
Luyện tập 4 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy kể lại những việc em đã làm khi tham gia vào các hoạt động kinh tế. Em đã điều chỉnh như thế nào với những việc làm chưa phù hợp? Theo em, học sinh trung học phổ thông cần thể hiện trách nhiệm gì khi tham gia các hoạt động kinh tế hằng ngày?
- VIDEOYOMEDIA
-
Vận dụng 1 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy tìm hiểu về các hoạt động kinh tế tại địa phương nơi em sinh sống và viết một bài thu hoạch ngắn theo yêu cầu sau:
- Mô tả hoạt động kinh tế đang diễn ra.
- Nêu nhận xét của em về những hoạt động kinh tế mà học sinh trung học phổ thông có thể tham gia.
-
Vận dụng 2 trang 11 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều
Em hãy cùng bạn xây dựng kịch bản và tổ chức một buổi toạ đàm về chủ đề “Tiêu dùng xanh” để góp phần nâng cao ý thức, trách nhiệm của học sinh khi tham gia vào các hoạt động kinh tế.
-
Giải bài tập 1 trang 4 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Em hãy xác định hoạt động kinh tế được thể hiện ở mỗi hình ảnh dưới đây và cho biết vai trò của từng hoạt động đó đối với đời sống xã hội.
-
Giải bài tập 2 trang 5 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Ghép mỗi nội dung ở cột B với mỗi nội dung ở cột A cho phù hợp.
A
B
1. Hoạt động sản xuất
a. là hoạt động đưa sản phẩm sau khi sản xuất đến với người tiêu dùng.
2. Hoạt động phân phối
b. là hoạt động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần đáp ứng các nhu cầu của con người
3. Hoạt động trao đổi
c. là hoạt động sử dụng các sản phẩm được sản xuất ra để thỏa mãn nhu cầu vật chất và tinh thần của con người.
4. Hoạt động tiêu dùng
d. là hoạt động phân chia các yếu tố sản xuất như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau (phân phối cho sản xuất) và phân chia sản phẩm cho các cá nhân tiêu dùng theo tỉ lệ đóng góp của họ cho xã hội (phân phối cho tiêu dùng).
-
Giải bài tập 3 trang 5 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Em hãy lấy ví dụ minh họa cho hoạt động sản xuất vật chất và sản xuất tinh thần. Hãy làm rõ điểm khác biệt giữa các hoạt động sản xuất đó và chỉ ra vai trò của mỗi hoạt động đối với đời sống xã hội.
Hoạt động sản xuất sản phẩm vật chất
Hoạt động sản xuất sản phẩm tinh thần
1.
1.
2.
2.
3.
3.
4.
4.
5.
5.
-
Giải bài tập 4 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Hoạt động kinh tế nào dưới đây đóng vai trò là hoạt động kinh tế cơ bản, quy định sự tồn tại, phát triển của cá nhân và xã hội?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối.
B. Hoạt động trao đổi.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động tiêu dùng.
-
Giải bài tập 5 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Hoạt động phân chia các yếu tố như lao động, tiền vốn, tư liệu sản xuất cho các ngành, các đơn vị sản xuất khác nhau là hoạt động nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước cậu em lựa chọn)
A. Hoạt động phân phối cho sản xuất.
B. Hoạt động phân phối cho tiêu dùng.
C. Hoạt động sản xuất.
D. Hoạt động trao đổi.
-
Giải bài tập 6 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Hoạt động trao đổi đóng vai trò nào dưới đây?
(Khoanh tròn chữ cái trước câu em lựa chọn)
A. Kết nối sản xuất với tiêu dùng.
B. Quyết định sự phát triển của xã hội.
C. Là động lực thúc đẩy sản xuất.
D. Là mục đích của sản xuất.
-
Giải bài tập 7 trang 6 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao?
A. Thông qua hoạt động sản xuất, bản thân con người ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn.
B. Hoạt động sản xuất là tiền đề, cơ sở thúc đẩy việc mở rộng các hoạt động khác của đời sống xã hội.
C. Quan hệ phân phối không phù hợp có thể cản trở sự phát triển của sản xuất và tiêu dùng.
D. Nền kinh tế càng phát triển thì hình thức của hoạt động trao đổi càng phong phú
E. Hoạt động tiêu dùng không có vai trò gì đối với hoạt động sản xuất.
G. Hoạt động trao đổi đóng vai trò quyết định đối với sự tồn tại và phát của nền kinh tế.
-
Giải bài tập 8 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Xử lí thông tin.
Trong những năm qua, tỉnh Phú Thọ đã tập trung triển khai thực hiện kế hoạch xây dựng chuỗi nông sản. Từ đó, góp phần thực hiện mục tiêu xây dựng các chuỗi cung cấp nông, lâm, thuỷ sản an toàn kiểm soát được chất lượng từ sản xuất, sơ chế, chế biến đến tiêu thụ trên thị trường, đảm bảo an toàn thực phẩm, liên kết phân phối sản phẩm ở thị trường trong tỉnh. Đồng thời, xây dựng thương hiệu, tạo lòng tin của người tiêu dùng vào sản phẩm chuỗi an toàn; hình thành thói quen, tập quán tiêu dùng thực phẩm an toàn có địa chỉ, nhãn mác hàng hoá, truy xuất được nguồn gốc thực phẩm.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã hình thành một số vùng sản xuất tập trung như: vùng bưởi đặc sản Đoan Hùng; vùng chuyên canh rau: trồng chè an toàn... Toàn tỉnh cũng đã xây dựng và triển khai một số chuỗi giá trị nông sản tập trung vào các sản phẩm thiết yếu, có lợi thế như: chuỗi cung ứng thịt gà tại thành phố Việt Trì; chuỗi cung cấp rau an toàn huyện Lâm Thao; chuỗi cung cấp gà nhiều cựa tại huyện Tân Sơn,... Thông qua các chuỗi cung ứng, giá trị sản phẩm nông nghiệp ngày càng tăng, thị trường cơ bản ổn định. Hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia chuỗi ngày càng hiệu quả, đặc biệt đã từng bước hình thành thói quen tiêu thụ sản phẩm sạch, an toàn và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Song song với đó, công tác xây dựng thương hiệu, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường nông sản được chú trọng, quan tâm góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho doanh nghiệp, hợp tác xã và nông dân trên địa bàn tỉnh.
(Theo phutho.gov.vn, ngày 05 4 2019)
a) Em hãy cho biết những hoạt động kinh tế nào được nhắc đến ở thông tin trên.
b) Hãy vẽ sơ đồ mô tả mối quan hệ giữa các hoạt động kinh tế đó.
-
Giải bài tập 9 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Hiện nay, một số học sinh có thói quen sử dụng bao bì nhựa, túi nilon,... và lạm dụng mua sắm, sử dụng các thiết bị công nghệ.
a) Theo em, hoạt động tiêu dùng của các bạn học sinh trên có ảnh hưởng như thế nào đến bản thân và xã hội?
b) Em hãy đưa ra lời khuyên và biện pháp cụ thể để các bạn học sinh trên có thể thay đổi thói quen tiêu dùng đó.
-
Giải bài tập 10 trang 7 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Đọc các trường hợp dưới đây.
Trường hợp 1. Để ứng phó với những tác động tiêu cực của dịch bệnh COVID-19, Công ty may X đã mạnh dạn chuyển đổi quy trình sản xuất sản phẩm, thúc đẩy chuyển đổi nhanh kết cấu mặt hàng truyền thống sang mặt hàng có khả năng thích ứng nhanh như sản xuất đồ bảo hộ lao động, may đồ dệt kim, sơ mi truyền thống, tăng tỉ trọng áo khoác, áo rét, đồ mặc ở nhà, sản xuất khẩu trang vải, đồ bảo hộ trong nước và xuất khẩu,..
Trường hợp 2. Doanh nghiệp Z sản xuất kinh doanh thực phẩm. Nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng sản phẩm sạch, doanh nghiệp này đã quyết định chuyển đổi mô hình kinh doanh, mang lại doanh thu cao hơn 20% so với trước. Chủ doanh nghiệp đã quyết định tăng lương cho người lao động.
a) Hãy cho biết các doanh nghiệp trên đã phân bổ nguồn lực sản xuất và phân chia kết quả lao động như thế nào.
b) Theo em, việc phân phối kết quả lao động có ảnh hưởng như thế nào đến sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.
-
Giải bài tập 11 trang 8 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Tốt nghiệp đại học ở nước ngoài, chị D muốn trở về Việt Nam tham gia vào các hoạt động kinh tế nhưng người thân, bạn bè khuyên nên làm việc ở nước ngoài vì lương cao, chế độ đãi ngộ tốt, có nhiều cơ hội để phát triển.
Nếu là chị D, em sẽ làm gì để thực hiện trách nhiệm của mình trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước.
-
Giải bài tập 12 trang 8 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Xử lí tình huống.
Tình huống 1. Để thúc đẩy hoạt động sản xuất, anh P thường xuyên cải tiến máy móc, nâng cao năng suất lao động và chú trọng đến chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Thời gian gần đây, việc tiêu thụ sản phẩm của anh P bị chậm lại. Bạn thân của anh P khuyên anh nên cắt giảm nguyên liệu để hạ giá thành sản phẩm, thu hồi vốn đầu tư.
Tình huống 2. Để thu được lợi nhuận cao, anh X đã sản xuất hàng giả, kém chất lượng. Ngoài ra, anh X còn nhập hàng lậu với giá rẻ để bán cho khách hàng. Anh X cho rằng, việc làm của mình mang lại lợi ích cho người tiêu dùng vì rất đông khách hàng muốn mua hàng với giá rẻ.
Tình huống 3. Sau 1 năm kinh doanh hiệu quả, Doanh nghiệp T thu được lợi nhuận cao gấp đôi năm ngoái. Kết quả đó là sự nỗ lực của cán bộ, nhân viên của doanh nghiệp trong sản xuất kinh doanh. Một số cán bộ, nhân viên Doanh nghiệp T tăng mức lương, thưởng và phúc lợi để khuyến khích người lao động nhưng chủ doanh nghiệp vẫn giữ nguyên mức lương như cũ.
Tình huống 4. Gia đình bạn E có thói quen ăn uống lãng phí, thường xuyên để thừa thức ăn. Một lần, A sang chơi, thấy E đang vứt bỏ rất nhiều đồ ăn thừa vào thùng rác, A khuyến E không nên lãng phi thức ăn như vậy, E gạt đi và cho rằng ăn uống phải thoải mái, thừa cũng không sao.
Tình huống 5. M có thói quen sử dụng các đồ dùng thân thiện với môi trường, sử dụng tiết kiệm điện trong gia đình, sử dụng thực phẩm tươi sống và nói không với đồ ăn nhanh. Hằng ngày đến lớp, M thường mang theo bình nước cá nhân và đồ ăn trưa đã chuẩn bị sẵn ở nhà. Bạn thân của M cho rằng việc làm này là không cần thiết, mất thời gian, cho nên mua đồ nhanh là hợp lí nhất.
a) Em hãy xác định hoạt động kinh tế được nhắc đến ở mỗi tình huống trên.
b) Em tán thành hay không tán thành hành vi, việc làm và thái độ của các chủ thể được nhắc đến ở mỗi tình huống trên? Vì sao?
c) Em sẽ đưa ra lời khuyên như thế nào cho các nhân vật trong các tình huống trên?
-
Giải bài tập 13 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Là công dân - học sinh, em hãy cho biết trách nhiệm của bản thân khi tham gia vào mỗi hoạt động kinh tế.
-
Giải bài tập 14 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Em hãy liệt kê các biện pháp thể hiện trách nhiệm của công dân - học sinh khi tham gia vào hoạt động tiêu dùng xanh.
-
Giải bài tập 15 trang 9 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều - CD
Em hãy nêu một vài biện pháp để thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động kinh tế và chia sẻ với các bạn trong lớp.