OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 9: Dịch vụ tín dụng


Để học tốt Bài 9: Dịch vụ tín dụng, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết, cùng với các dạng bài tập minh họa giúp các em dễ dàng nắm vững được trọng tâm bài học. Qua bài học, các em sẽ nắm những nội dung cơ bản về khái niệm đặc điểm và cách lựa chọn, sử dụng hiệu quả tín dụng trong từng trường hợp cụ thể. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Trên thị trường có nhiều dịch vụ tín dụng khác nhau hỗ trợ các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức,... giải quyết những vấn đề liên quan đến tiền vốn. Khi cần sử dụng một dịch vụ tín dụng để vay hoặc cho vay tiền, cần lựa chọn dịch vụ tín dụng phù hợp, an toàn và hiệu quả.

Câu hỏi: Em hãy suy nghĩ về việc phải có trách nhiệm khi vay tiền?

Trả lời:

 Suy nghĩ về việc phải có trách nhiệm khi vay tiền là:

- Khi chúng ta vay tiền phải có trách nhiệm với khoảng vay đó

- Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Trong trường hợp bên vay không thể trả vật thì có thể trả bằng tiền theo trị giá của vật đã vay tại địa điểm và thời điểm trả nợ, nếu được bên cho vay đồng ý.

- Địa điểm trả nợ là nơi cư trú hoặc nơi đặt trụ sở của bên cho vay, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

- Trong trường hợp vay không có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả nợ hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi đối với khoản nợ chậm trả theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn chậm trả tại thời điểm trả nợ, nếu có thoả thuận.

- Trong trường hợp vay có lãi mà khi đến hạn bên vay không trả hoặc trả không đầy đủ thì bên vay phải trả lãi trên nợ gốc và lãi nợ quá hạn theo lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước công bố tương ứng với thời hạn vay tại thời điểm trả nợ."

  Có nhiều loại dịch vụ tín dụng khác nhau được cung cấp bởi các tổ chức tín dụng được quy định trong Luật Các tổ chức tín dụng như: tín dụng ngân hàng, Công ty tài chính, tín dụng nhà nước,... đáp ứng nhu cầu lưu thông về vốn trong xã hội.

1.1. Tín dụng ngân hàng

a) Đặc điểm của tín dụng ngân hàng

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 52, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Em hãy cho biết hoạt động tín dụng của ngân hàng D thể hiện như thế nào?

2. Trong thông tin trên, dịch vụ tín dụng của ngân hàng D đang gặp khó khăn gì? Nếu nhiêu người vay vốn nhưng không trả nợ như đã cam kết thì điều gì sẽ xảy ra với ngân hàng D?

Trả lời: 

1. D là một ngân hàng thương mại, ngân hàng D vừa đóng vai trò là người đi vay khi nhận những khoảng tiền nhàn rỗi của các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức vừa đóng vai trò là người cho vay khi cung cấp vốn cho người vay khi cung cấp vốn cho người vay để sản xuất kinh doanh đầu tư, tiêu dùng.

2. Ngân hàng D đang gặp khó khăn: dịch bệnh đã ảnh hưởng nặng nề đến hoạt động sản xuất kinh doanh khiến nhiều doanh nghiệp là đối tác sử dụng vốn vay vốn của ngân hàng D không thực hiện được nghĩa vụ hoàn trả vốn vay và lãi cho ngân hàng khi đến hạn. Nếu nhiều người không được trả nợ đúng cam kết thì ngân hàng D phải chịu trách nhiệm với các ngân hàng mà ngân hàng D đóng vai trò là người vay vốn do không đủ tài chính để trả nợ cho bên ngân hàng khác như đã cam kết và chịu hoàn toàn trách nhiệm trong hợp đồng vay vốn.

  - Tín dụng ngân hàng là việc ngân hàng chấp nhận để khách hàng sử dụng một lượng tiền vốn trong một thời gian nhất định trên cơ sở lòng tin khách hàng có khả năng hoàn trả gốc và lãi khi đến hạn.

  - Tín dụng ngân hàng có đặc điểm: dựa trên cơ sở lòng tin, có tính thời hạn, phải hoàn trả cả gốc lẫn lãi vô điều kiện và tiềm ẩn rủi ro.

b) Một số hình thức tín dụng ngân hàng

* Cho vay tín chấp

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 53, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Vì sao ngân hàng chấp nhận cho anh S vay tiền mà không cần tài sản bảo đảm?

2. Anh S có trách nhiệm gì khi vay tín chấp ở ngân hàng?

Trả lời: 

1. Ngân hàng chấp nhận cho anh S vay tiền mà không cần tài sản bảo đảm bởi vì anh S có uy tín là công chức nhà nước có thu nhập ổn định, có lịch sử tín dụng tốt, nhu cầu vay vốn nhỏ nên không cần tài sản bảo đảm.

2. Anh S có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay là lãi đúng hạn.

  - Cho vay tín chấp là hình thức cho vay dựa vào uy tín của người vay, không cần tài sản bảo đảm.

  - Đặc điểm của cho vay tín chấp là: Dựa hoàn toàn vào uy tín của người vay, thủ tục vay đơn giản, số tiền vay ít, thời hạn cho vay ngắn, mức lãi khá cao.

  - Khi vay tín chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn.

* Cho vay thế chấp

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 53, 54 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Ngân hàng yêu cầu chị N phải đáp ứng những điều kiện gì để được vay thế chấp? 
2. Theo em, chị N có trách nhiệm gì khi thực hiện vay thế chấp của ngân hàng?

Trả lời: 

1. Ngân hàng yêu cầu chị N phải đáp ứng những điều kiện để có thể vay vốn là: Chị N phải có tài sản thế chấp như giấy tờ nhà đất, xe ô tô,… có giá trị tương đương với lương tiền cần vay.

2. Chị N phải cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạng.

  - Cho vay thế chấp là hình thức cho vay đòi hỏi người vay phải có tài sản thế chấp có giá trị tương đương với lượng vốn cho vay.

  - Đặc điểm của vay thế chấp là người vay phải có tài sản đảm bảo. Thủ tục vay phức tạp. Số tiền cho vay tương đối lớn, lãi suất phù hợp, thời gian cho vay dài.

  - Khi vay thế chấp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ hợp pháp về tài sản thế chấp theo yêu cầu của ngân hàng và phải trả đủ vốn vay và lại đúng hạn. Trường hợp không thể trả nợ cho ngân hàng, phải chuyển quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản thế chấp để ngân hàng xử lí tài sản thế chấp.

* Cho vay trả góp

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 54, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Ngân hàng đã tiến hành cho anh H vay trả góp như thế nào?

2. Theo em, anh H có trách nhiệm gì khi vay trả góp của ngân hàng?

3. Hãy so sánh sự chênh lệch giữa thanh toán một lần và mua trả góp.

Trả lời: 

1. Ngân hàng đã tiến hành cho anh H vay trả góp là: anh H phải trả dần theo các kì, thường sẽ là cả gốc và lãi hằng tháng, số tiền trả gốc hằng tháng đã được thỏa thuận sẽ chia đều theo số tháng.

2. Anh H phải trả lãi và một phần số nợ gốc, phải trả đúng số tiền đã được thỏa thuận trong hợp đồng đúng hạn.

3. Sự chênh lệch giữa thanh toán một lần và mua trả góp là; Chênh lệch 15% năm khi mua trả góp.

  - Cho vay trả góp của ngân hàng là hoạt động ngân hàng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả công với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

  - Đặc điểm của cho vay trả góp là hàng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc, tuỳ từng trường hợp, ngân hàng sẽ cho vay trả góp dưới hình thức cho vay tín chấp hoặc cho vay thế chấp.

  - So với việc thanh toán hết một lần, mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tên là phải trả hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tên gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vốn có phần chênh lệch.

  - Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của ngân hàng và phải là đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

1.2. Tín dụng thương mại

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 55, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Chủ thể tham gia dịch vụ tín dụng thương mại này là ai? Đối tượng giao dịch là gì? Cách sử dụng dịch vụ như thế nào?

2. Tiện ích dịch vụ tín dụng thương mại mang lại cho người sử dụng là gì?

Trả lời: 

1. 

- Chủ thể là công ty cổ phần Thương mại dịch vụ A và xí nghiệp xây dựng B

- Đối tượng giao dịch: vậy liệu xây dựng

- Cách sử dụng dịch vụ: hình thức mua bán chịu hàng hóa hay còn gọi là tín dụng thương mại; người bán chuyển cho người mua sử dụng nguyên vật liệu xây dựng. bên mua phải thanh toán hàng kèm theo một phần lãi như đã thỏa thuận, cam kết trong giấy ghi nợ.

2. Tiện ích giúp cho người bán dễ dàng bán được hàng hóa, ngược lại bên mua cũng không cần quá nhiều vốn bỏ ra khi chưa thi công các công trình dự án, thuận tiện, dễ dàng hơn trong việc làm ăn và hạn chế được việc giao dịch qua trung gian.

  Tín dụng thương mại là quan hệ tín dụng giữa các doanh nghiệp, được thực hiện dưới hình thức mua bán chịu, mua bán trả chậm hay trả góp hàng hoá. Đến thời hạn đã thoả thuận, doanh nghiệp mua phải hoàn trả cả vốn gốc và lãi cho doanh nghiệp bán dưới hình thức tiền tệ.

1.3. Tín dụng tiêu dùng

a) Đặc điểm của tín dụng tiêu dùng

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 55, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Hoạt động dịch vụ tín dụng tiêu dùng thể hiện thế nào? Hoạt động này có đặc điểm gì?

Trả lời: 

- Để tạo điều kiện cho các khách hàng có thể thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hóa) của mình, các ngân hàng sẽ cho vay tiêu dùng bằng tiền hay hàng hóa.

- Đặc điểm: Người được hưởng tín dụng tiêu dùng không phải thế chấp bất cứ một loại tài sản nào mà chỉ cần chứng minh được thu nhập. Người vay tín dụng sẽ phải trả một phần gốc và lãi hàng tháng.

  -Tín dụng tiêu dùng là khái niệm chỉ quan hệ kinh tế giữa người cho vay là các tổ chức tín dụng và người vay là người tiêu dùng nhằm tạo điều kiện thoả mãn nhu cầu tiêu dùng (mua sắm hàng hoá).

  - Đặc điểm: mục đích vay để tiêu dùng nguồn trả nợ là thu nhập của người vay, người vay là cá nhân, hộ gia đình, người cho vay là ngân hàng, Công ty tài chính,..., lượng tiền cho vay thường nhỏ, lãi suất thường cao.


b) Một số dịch vụ tín dụng tiêu dùng

* Dịch vụ cho vay trả góp của công ty tài chính

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 56, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Chị Y đã sử dụng dịch vụ tín dụng cho vay trả góp của công ty tài chính để mua xe máy như thế nào?

2. Hãy nêu đặc điểm của dịch vụ tín dụng này.

3. Theo em, chị Y có trách nhiệm gì trong việc vay trả góp của Công ty tài chính để mua xe?

4. Hãy so sánh sự chênh lệch giữa việc mua xe máy thanh toán hết một lần với việc mua xe trả góp qua sử dụng dịch vụ tín dụng của công ty tài chính?

Trả lời: 

1. Chị Y phải đáp ứng những giấy tờ cần thiết như thẻ căn cước công dân. Sau khi nộp đủ tiền trả trước và hoàn tất thủ tục với công ty tài chính, chị Y mới được nhận xe.

2. Đặc điểm của dịch vụ tín dụng này là hàng tháng người vay phải trả lãi và một phần nợ gốc, hạn mức cho vay cao với lãi suất thấp, thủ tục đơn giản, thời hạn thanh toán linh hoạt.

3. Chị Y có trách nhiệm khai báo chính xác các thông tin cá nhân và phải trả vốn vay là lãi đúng theo thời hạn như đã thỏa thuận.

4. So với việc thanh toán một lần thì việc mua trả góp sẽ khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hàng tháng.

  - Cho vay trả góp là: tổ chức tín dụng cùng người vay xác định và thoả thuận số lãi vốn vay phải trả cộng với số nợ gốc được chia ra để trả nợ theo nhiều kì hạn trong thời hạn cho vay.

  - Đặc điểm của cho vay trả góp là: Hằng tháng người vay phải trả lãi và một phần số nợ gốc, các quy định về thời gian trả hãng tháng và mức phạt cao nêu tra không đúng hạn nên người vay cần cân nhắc, tuỳ từng trường hợp, Công ty tài chính sẽ cho vay trả góp dưới hình thức cho vay tín chấp hoặc cho vay thế chấp.

  - So với việc thanh toán hết một lần, việc mua trả góp khiến người mua phải mất thêm một khoản chi phí cho tiền lãi phải trả hàng tháng. Trường hợp dùng số tiền trả góp gửi ngân hàng thì lãi suất thu được từ tên gửi thường thấp hơn mức lãi suất phải trả khi mua trả góp nên vẫn có phần chênh lệch.

  - Khi vay trả góp, người vay có trách nhiệm cung cấp trung thực, chính xác các thông tin cá nhân, giấy tờ cần thiết theo yêu cầu của tổ chức tín dụng và phải trả đủ vốn vay và lãi đúng hạn như đã thoả thuận.

* Cho vay tiêu dùng qua việc phát hành và sử dụng thẻ tín dụng

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 57, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Ngân hàng đã tiến hành cho vay thông qua việc cấp thẻ tín dụng cho chị C như thế nào?

2. Nhà thanh toán qua thẻ tín dụng, chị C được hưởng lợi gì so với sử dụng tiền mặt? 

3. Theo em, chị C có trách nhiệm gì khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng?

Trả lời: 

1. Ngân hàng căn cứ vào mức lương hàng tháng của chị là 8 triệu đồng để chấp nhận cho chị được sử dụng số vốn trong phạm vi hạn mức tín dụng là 30 triệu đồng để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ,…

2. Nhờ thanh toán qua thẻ tín dụng, chị C đã thực hiện các giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ thuận tiện, được vay một khoản tiền với lãi suất ưu đãi của ngân hàng nhờ tích được điểm tín dụng cao từ việc thanh toán các hóa đơn điện, nước, mua sắm đúng kì hạn bằng thẻ tín dụng. Ngoài ra, khi thanh toán bằng thẻ, chị còn được hoàn lại 6% giá trị hóa đơn mua hàng vào thẻ nên mỗi tháng cũng có thêm một khoản tiền nhỏ mà nếu thanh toán bằng tiền mặt sẽ không có được.

3. Chị C sẽ có trách nhiệm khai báo chính xác các thông tin cá nhân và trả nợ tín dụng theo kì hạn đã thỏa thuận.

  - Thẻ tín dụng ngân hàng (credit card) là thẻ chỉ tiêu trước, trả tiên sau do ngân hàng phát hành. Căn cứ vào tài chính và lịch sử tín dụng của chủ thẻ, ngân hàng cấp một số tiền cho chủ thể sử dụng để thanh toán khi mua hàng hoá, dịch vụ và quy định hạn quyết toán cho khoản tiền đã chỉ trong một khoảng thời gian nhất định. Đến hạn quyết toán, chủ thẻ phải hoàn lại tiền đã chi cho ngân hàng, nếu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng phải chịu lãi

   - Việc thanh toán bằng thẻ tín dụng mang lại nhiều lợi ích cho cá nhân và xã hội:

  + Với cá nhân: Có cơ hội được ưu đãi về lãi suất khi vay tiền ngân hàng, được hoàn lại một khoản tiền nhỏ theo giá trị hoá đơn, hạn chế được những rủi ro từ việc giữ tiền mặt, thực hiện thanh toán nhanh gọn, an toàn.

  + Với xã hội: Việc nhiều cá nhân thực hiện thanh toán qua thẻ sẽ tiết kiệm được lượng tiền mặt cần phát hành trong lưu thông, tạo điều kiện để phát triển thương mại điện tử, thanh toán hoá đơn điện tử,...

  - Khi sử dụng thẻ tín dụng ngân hàng, chủ thể có trách nhiệm cung cấp thông tin chính xác khi đề nghị cấp hạn mức vay tín dụng, thực hiện thanh toán khoản tiền đã chỉ qua thẻ đăng kí hạn. Không nên để nợ quá hạn vì sẽ bị tích điểm tín dụng xấu và phải chịu mức lãi cao.

1.4. Tín dụng nhà nước

a) Đặc điểm tín dụng nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 58, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Em hãy nêu mục đích và đặc điểm của tín dụng nhà nước được thể hiện trong thông tin trên.

Trả lời: 

- Mục đích của tín dụng nhà nước là để huy động vốn đầu tư, xây dựng những công trình quan trọng, thiết yếu, thực hiện những chương trình, dự án phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất cho đất nước.

- Đặc điểm: Tín dụng nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi; theo kế hoạch, chủ trương của nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng nhà nước; lãi suất vay của nhà nước hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

  - Tín dụng nhà nước là các hoạt động vay trả giữa Nhà nước với những tác nhân khác trong nền kinh tế, thông qua các hoạt động Nhà nước đi vay để phục vụ cho mục đích huy động vốn bù đắp thiếu hụt ngân sách nhà nước hoặc mở rộng quy mô đầu tư của Nhà nước để xây dựng Tổ quốc và Nhà nước cho vay thực hiện những mục tiêu kinh tế quan trọng, hỗ trợ những đối tượng khó khăn trong xã hội để xây dựng và phát triển xã hội bền vững.

  - Đặc điểm: Tín dụng nhà nước cho vay với lãi suất ưu đãi, theo kế hoạch, chủ trương của Nhà nước để thực hiện mục tiêu, định hướng của Nhà nước; lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

b) Một số hình thức tín dụng nhà nước

* Phát hành trái phiếu chính phủ

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 58, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

Trong hoạt động tín dụng phát hành trái phiếu chính phủ, chủ thể vay và chủ thể cho vay là ai? Mục đích vay là gì? Quyền lợi của người mua trái phiếu chính phủ như thế nào?

Trả lời: 

- Chủ thể vay là nhà nước, chủ thể cho vay là các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp.

- Mục đích vay là để đầu tư xây dựng những công trình quan trọng, thiết yếu, thực hiện những chương trình, dự án phục vụ sản xuất, đời sống, tạo cơ sở vật chất cho đất nước.

- Quyền lợi của người mua trái phiếu chính phủ là được hưởng lãi suất vay hấp dẫn và ổn định hơn so với ngân hàng thương mại.

  - Trong hoạt động bán trái phiếu chính phủ Nhà nước là người vay tiền có nghĩa vụ trả nợ.

   - Thời hạn trái phiếu thường từ 1 năm trở nên, công trái xây dựng Tổ quốc còn có thời hạn dài hơn, thường là 5 năm.

  - Trái phiếu chính phủ có thể mua bán, cầm cố tại ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng khác để vay vốn hoặc có thể bán lại trên thị trường chứng khoán.

* Tín dụng cho vay từ ngân hàng chính sách xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp trang 59, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1. Vì sao A có thể vay tiền ở ngân hàng chính sách xã hội?

2. Để được ngân hàng cho vay tiền, A cần phải đáp ứng những điều kiện gì?

Trả lời: 

1. Bởi vì chương trình tín dụng của nhà nước dành cho học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn.

2. Để được ngân hàng cho vay, đại diện gia đình em phải đứng ra vay, chịu trách nhiệm trả nợ đồng thời phải là thành viên tổ tiết kiệm nơi cư trú để được tổ này xem xét đủ điều kiện cho vay, lập danh sách đề nghị vay vốn ở ngân hàng chính sách xã hội, gửi ủy ban nhân dân xã xác nhận. Hồ sơ còn phải có giấy báo nhập học của trường. Hạn trả nợ bắt đầu từ khi ra trường và thời hạn trả nợ bằng số thời gian theo học.

  - Ngân hàng chính sách xã hội là tổ chức tín dụng nhà nước được thành lập để cho các hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay. Khác với ngân hàng thường mại, ngân hàng chính sách xã hội hoạt động không vì mục đích lợi nhuận, được Chính phủ bảo đảm khả năng thanh toán.

   - Ngân hàng chính sách xã hội có hai phương thức cho vay cho vay trực tiếp và cho vay uỷ thác trong đó uỷ thác là chủ yếu. Ngân hàng thực hiện uỷ thác một số Công đoạn trong quy trình cho vay cho các Hội, Đoàn thể như: Hội Nông dân, Hộ Liên hiệp Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh. Đối tượng cho vay phải là đối tượng được quy định trong các chương trình ưu đãi của Nhà nước giao cho ngân hàng này thực hiện. Ngân hàng có mạng lưới rộng khấp ở các địa phương để cung cấp dịch vụ tín dụng nhanh chóng, kịp thời, tiện lợi cho người dân.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Để mở rộng kinh doanh trang trại, anh T, cần vay 200 triệu đồng trong vòng 36 tháng để mua thêm các giống vật nuôi. Khi đến ngân hàng B, anh T nhờ nhân viên tín dụng ngân hàng tư vấn về việc sử dụng dịch vụ tín dụng ngân hàng nào cho phù hợp. Nhân viên tín dụng ngân hàng giới thiệu hai hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng: vay tín chấp (vay không có tải sản đâm bảo) và vay thế chấp (vay có tài sản đảm bảo).

- Vay tín chấp: Không cần tài sản thế chấp; thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng; thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản; tuy nhiên lãi suất cao hơn so với vay thế chấp và hạn mức vay thấp hơn vay thế chấp.

- Vay thế chấp: Thời gian vay linh hoạt theo nhu cầu của người vay; lãi suất thấp hơn so với vay tín chấp; hạn mức vay cao hơn vay tín chấp; tuy nhiên người đi vay phải thế chấp tài sản; thời gian xét duyệt lâu, thủ tục vay phức tạp hơn vay tín chấp.

a) Em hãy so sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng trên.

b) Em hãy tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung Một số hình thức tín dụng ngân hàng để so sánh, chú ý đặc điểm của:

+ Vay tín chấp

+ Vay thế chấp

- Tìm hiểu cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng đó thông qua người thân đã sử dụng hoặc internet

Lời giải chi tiết:

a) So sánh các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

 

Vay tín chấp

Vay thế chấp

Tài sản

Không cần tài sản thế chấp

Cần tài sản thế chấp

Thời gian

Thời gian vay từ 12 tháng đến 60 tháng, thời gian xét duyệt và thủ tục vay đơn giản.

Thời gian vay từ linh hoạt theo nhu cầu của người vay, thời gian xét duyệt lâu

Hạn mức vay

Thấp

Cao

Thủ tục

Đơn giản

Phức tạp

b) Cách sử dụng có trách nhiệm các hình thức dịch vụ tín dụng ngân hàng:

- Chủ thể thực hiện giao dịch chi tiêu qua thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với ngân hàng phát hành thẻ 

- Phải thanh toán lại cho ngân hàng sau một khoảng thời gian nhất định. Sau thời gian đó, nêu không trả hết số tiền đã vay, khách hàng sẽ phải chịu lãi.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 9: Dịch vụ tín dụng, các em cần:

- Nêu được đặc điểm và một số hình thức của Tín dụng ngân hàng, tín dụng thương mại, tín dụng tiêu dùng, tín dụng nhà nước

- Nhận biết và lựa chọn hình thức sử dụng tín dụng hợp lí trong trường hợp cụ thể

3.1. Trắc nghiệm Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 59 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 29 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 30 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 30 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 31 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 31 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 9: Dịch vụ tín dụng - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF