OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Luyện tập 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Phân biệt các dịch vụ tín dụng:

a. Em hãy phân biệt các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp, cho vay trả góp và cho biết khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp.

b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng của công ty tài chính.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 

Hướng dẫn giải chi tiết Luyện tập 2 trang 60

Phương pháp giải:

a. So sánh:

- Vay tín chấp: 

+ Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo,

+ Dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay

+ Thời gian vay tối đa là 60 tháng

- Vay thế chấp: 

+ Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng

+ Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố

+ Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay

- Vay trả góp: 

+ Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau.

+ Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng

b. Điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng của công ty tài chính:

- Chủ thể:

+ Tín dụng ngân hàng phải có một bên là ngân hàng

+ Tín dụng thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

- Đối tượng giao dịch:

+ Tín dụng ngân hàng đó là tiền

+ Tín dụng thương mại đó là hàng hoá

Lời giải chi tiết:

a. Em hãy phân biệt các hình thức cho vay tín chấp, cho vay thế chấp, cho vay trả góp và cho biết khi nào nên vay tín chấp, khi nào nên vay thế chấp.

- Vay tín chấp: Là hình thức vay không cần tài sản đảm bảo, dựa hoàn toàn trên uy tín của người vay. Hình thức vay này phù hợp với cá nhân với những nhu cầu nhỏ như mua sắm, vui chơi giải trí… Lãi suất khá cao, thời gian vay tối đa là 60 tháng

- Vay thế chấp: Là hình thức vay truyền thống của ngân hàng, theo hình thức vay này phải có tài sản đảm bảo mới được vay. Hạn mức vay khá cao lên đến 80% giá trị tài sản cầm cố. Lãi suất phù hợp với khoản vay. Thời hạn vay kéo dài lên đến 25 năm theo nhu cầu người vay. Hình thức vay này phù hợp cho cả cá nhân và doanh nghiệp. Lưu ý quan trọng khi vay thế chấp là các khoản phí đi kèm như phí trả chậm hay phí trả trước hạn…

- Vay trả góp: Là hình thức cho vay mà tiền lãi và gốc mỗi tháng bằng nhau. Tùy thuộc nhu cầu cũng như khả năng trả nợ của mỗi khách hàng mà có thời hạn cũng như hạn mức trả vay khác nhau.

- Nếu bạn vay cho nhu cầu sinh hoạt, vốn vay thấp thì nên vay tín chấp vì thủ tục đơn giản, lãi suất tính từng ngày theo số dư nợ giảm dần sẽ có lợi hơn. Nếu bạn vay vốn đầu tư, mua nhà, mua xe ô tô thì cần phải vay thế chấp được cấp hạn mức cao, lãi suất sẽ hợp lý hơn vì vay dài hạn.

b. Em hãy nêu điểm khác biệt giữa tín dụng ngân hàng và tín dụng của công ty tài chính.

- Hoạt động  cấp tín dụng: Theo khoản 14 Điều 4 Luật tổ chức tín dụng năm 2010 thì hoạt động cấp tín dụng là việc thỏa thuận để tổ chức, cá nhân sử dụng một khoản tiền hoặc cam kết cho phép sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bao thanh toán, bảo lãnh ngân hàng và các nghiệp vụ cấp tín dụng khác.

- Công ty tài chính: Là Doanh nghiệp thuộc loại hình tổ chức tín dụng phi ngân hàng, huy động vốn cho vay, đầu tư, cung ứng dịch vụ tư vấn về tài chính, tiền tệnhưng nguyên tắc không được làm dịch vụ thanh toán và không được nhận tiền gửi dưới một năm. Theo quy định của pháp luật Việt Nam công ty tài chính được thành lập dưới các hình thức: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, công ty do một tổ chức tín dụng làm chủ sở hữu, công ty liên doanh tổ chức tín dụng Việt Nam và tổ chức tín dụng nước ngoài, công ty có 100% vốn đầu tư của một hoặc nhiều tổ chức tín dụng nước ngoài.

Tóm lại, giữa hai loại tín dụng này khác nhau chủ yếu về:

- Chủ thể:

+ Tín dụng ngân hàng phải có một bên là ngân hàng

+ Tín dụng thương mại giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp

- Đối tượng giao dịch:

+ Tín dụng ngân hàng đó là tiền

+ Tín dụng thương mại đó là hàng hoá

-- Mod GDKT & PL 10 HỌC247

Nếu bạn thấy hướng dẫn giải Luyện tập 2 trang 60 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức HAY thì click chia sẻ 
 
 

Bài tập SGK khác

NONE
OFF