OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 21: Thực hiện pháp luật


Pháp luật chỉ thật sự phát huy được vai trò khi các tổ chức, cá nhân tôn trọng, tự giác, chủ động thực hiện. Nội dung Bài 21: Thực hiện pháp luật, thuộc sách Cánh Diều được HỌC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em tóm tắt lý thuyết về khái niệm và đặc điểm của các hình thức thực hiện pháp luật, từ đó áp dụng vào giải bài tập. Mời các em cùng tham khảo!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

   Để quản lí đất nước, Nhà nước không chỉ là ban hành pháp luật mà điều quan trọng là cần phải làm cho các quy định của pháp luật đi vào đời sống xã hội, được thực hiện đầy đủ và nghiêm chỉnh trong thực tế. Pháp luật do Nhà nước ban hành được các tổ chức, cá nhân tôn trọng, thực hiện đúng và đầy đủ. Tuy vậy, vẫn còn những tổ chức, cá nhân không thực hiện hoặc thực hiện không đúng pháp luật, vi phạm pháp luật của Nhà nước.

Câu hỏi: Em hãy quan sát các ảnh dưới đây và cho biết, người tham gia giao thông trong mỗi ảnh đã có hành vi như thế nào? Có phù hợp với pháp luật hay không? Vì sao?

Trả lời:

- Ảnh 1: Người dân nghiêm túc dừng đèn đỏ ở một ngã tư.

- Ảnh 2: Học sinh đi xe máy không đội mũ bảo hiểm, dàn hàng hai, bấu víu nhau rất nguy hiểm.

1.1. Khái niệm thực hiện pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, tình huống trang 128, 129 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Công ty H và bạn P đã có hành vi, biểu hiện như thế nào? Hành vi, biểu hiện đó có đúng pháp luật không? Vì sao?

Trả lời:

- Công ty H chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách và pháp luật của nhà nước, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, nộp thuế đầy đủ, đúng hạn,… Đó là những hành vi tuân thủ pháp luật, hợp pháp, góp phần làm tăng nguồn thu ngân sách nhà nước.

- Bạn M rủ rê, lôi kéo N chơi game ăn tiền. Đó là hành vi đánh bạc trái pháp luật.

   Mọi hoạt động của cá nhân, tổ chức mà phù hợp với quy định của pháp luật đều được coi là hành vi hợp pháp, là biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

   Thực hiện pháp luật là hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức phù hợp với quy định của pháp luật, làm cho pháp luật đi vào đời sống xã hội.

   Hành vi hợp pháp là hành vi không trái các quy định của pháp luật, phù hợp với quy định của pháp luật, có lợi cho Nhà nước, xã hội và công dân. Đó là hành vi:

   + Làm những việc mà pháp luật cho phép làm;

   + Làm những việc mà pháp luật quy định phải làm;

   + Không làm những việc mà pháp luật cấm.

1.2. Các hình thức thực hiện pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, tình huống trang 129, 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Ở mỗi tình huống và thông tin trên, các tổ chức, cá nhân đã thực hiện pháp luật như thế nào?

b) Em hãy tìm ra sự khác nhau về hình thức thực hiện pháp luật của các tổ chức, cá nhân trong các thông tin trên.

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Thông tin 1: Công ty M xây dựng hệ thống xử lý nước thải bảo đảm quy trình kỹ thuật môi trường theo đúng quy định của Luật Bảo vệ môi trường.

- Thông tin 2: Ông K xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của ông Q. Ông Q yêu cầu ông K phải xin lỗi và đính chính lại thông tin trên mạng xã hội, bồi thường thiệt hại theo đúng quy định của pháp luật.

- Thông tin 3: Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo căn cứ vào quyền hạn của mình để kí quyết định cấp bằng tốt nghiệp cho những học sinh đủ tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

- Thông tin 4: Chị Dung chấp hành luật giao thông, vừa an toàn cho bản thân, vừa an toàn cho mọi người đi đường.

- Thông tin 5: Tòa án ra quyết định phạt cải tạo không giam giữ đối với đối tượng trộm cắp tài sản.

Yêu cầu b)

- Thông tin 1: Thi hành pháp luật.

- Thông tin 2: Ông Q sử dụng pháp luật.

- Thông tin 3: Áp dụng pháp luật.

- Thông tin 4: Tuân thủ pháp luật.

- Thông tin 5: Áp dụng pháp luật.

   Nếu như việc xây dựng và ban hành pháp luật là quá trình đưa đời sống vào pháp luật thì việc thực hiện pháp luật lại là quá trình đưa pháp luật trở lại cuộc sống. Thực hiện pháp luật là việc làm thường xuyên của cá nhân, tổ chức, cơ quan, bao gồm bốn hình thức dưới đây:

   Tuân thủ pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cá nhân, tổ chức kiềm chế, không làm những việc mà pháp luật cấm (xử sự thụ động).

   Thi hành pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện nghĩa vụ của mình bằng hành động tích cực, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm (xử sự tích cực).

   Sử dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm.

   Đặc điểm của hình thức sử dụng pháp luật là chủ thể pháp luật có thể thực hiện hoặc không thực hiện quyền được pháp luật cho phép theo ý chí của mình mà không bị ép buộc phải thực hiện.

   Áp dụng pháp luật: Là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật, ban hành các quyết định làm phát sinh, thay đổi, đình chỉ hoặc chấm dứt những quan hệ pháp luật cụ thể. Đó là các trường hợp:

   - Các quyền và nghĩa vụ của công dân phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt thông qua một văn bản, quyết định áp dụng pháp luật của cơ quan, công chức có thẩm quyền.

   - Cơ quan nhà nước có thẩm quyền ra quyết định áp dụng pháp luật bằng hình thức xử lí người vi phạm pháp luật hoặc giải quyết tranh chấp giữa các cá nhân, tổ chức.

1.3. Công dân thực hiện pháp luật trong đời sống

Câu hỏi: Em hãy đọc thảo luận tình huống trang 131 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy phân tích các tình huống trên và cho biết cá nhân, tổ chức ở mỗi tình huống đó đã thực hiện pháp luật như thế nào?

b) Mỗi tình huống trên phù hợp với một hình thức thực hiện pháp luật nào? Vì sao?

Trả lời:

- Tình huống 1: Anh Nguyên được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện cấp cho Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh sau khi tiếp nhận hồ sơ đầy đủ về kế hoạch kinh doanh của anh.

- Tình huống 2: Thanh tra xây dựng tiến hành cưỡng chế dỡ bỏ phần nhà lấn chiếm mặt đường của ông Q và xử phạt hành vi đó sau khi đã lập biên bản nhắc nhở nhưng ông Q không tuân theo.

- Các tình huống trên phù hợp với hình thức áp dụng pháp luật vì các cơ quan chức năng có thẩm quyền đều căn cứ vào các quy định của pháp luật để ban hành các quyết định như cấp Giấy phép kinh doanh hoặc tiến hành xử phạt hành vi vi phạm nào đó.

   Pháp luật được Nhà nước ban hành để Nhà nước quản lí xã hội, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Nếu pháp luật được ban hành nhưng không được các tổ chức, cá nhân thực hiện đúng thì pháp luật sẽ chỉ tồn tại trên giấy, Nhà nước không quản lí được xã hội, công dân không thể thực hiện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Để pháp luật thật sự đi vào cuộc sống, mỗi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ xã hội cụ thể đều phải lựa chọn cách xử sự phù hợp với quy định của pháp luật, thực hiện đúng các quy định của pháp luật. Mỗi tổ chức, cá nhân cần thực hiện pháp luật một cách chủ động, tự giác, tích cực, làm cho khẩu hiệu “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật” đi vào đời sống của các cơ quan nhà nước, các tổ chức và mọi công dân Việt Nam.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy cho biết các hành vi sau ứng với những hình thức thực hiện pháp luật nào?

a. Không sử dụng điện thoại khi điều khiển xe máy.

b. Thực hiện thủ tục cấp Căn cước công dân.

c. Thực hiện nghĩa vụ đóng thuế.

d. Lựa chọn nghề nghiệp, công việc và nơi làm việc.

đ. Thực hiện các quy định về phòng bệnh và khám, chữa bệnh.

e. Xét xử các hành vi vi phạm pháp luật hình sự.

g. Thực hiện quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.

h. Không tàng trữ trái phép chất ma tuý.

Hướng dẫn giải:

- Đọc và xác định các hình vi ứng với hình thức thực hiện pháp luật nào:

+ Tuân thủ pháp luật

+ Sử dụng pháp luật

+ Thi hành pháp luật

+ Áp dụng pháp luật

Lời giải chi tiết:

a – Tuân thủ pháp luật

b – Sử dụng pháp luật

c - Thi hành pháp luật

d – Sử dụng pháp luật

đ – Thi hành pháp luật

e – Áp dụng pháp luật

g – Sử dụng pháp luật

h – Tuân theo pháp luật

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 21: Thực hiện pháp luật, các em cần:

- Nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn.

- Có thái độ phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 21: Thực hiện pháp luật - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 21 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 21 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 131 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 21: Thực hiện pháp luật - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF