OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam


Để giúp các em dễ dàng soạn bài và học tốt bài Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam, HỌC247 xin mời các em học sinh cùng tham khảo bài giảng dưới đây bao gồm các kiến thức được trình bày cụ thể và chi tiết về nội dung về cơ cấu tổ chức và đặc điểm hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam. Mời các em cùng tham khảo!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

   Ở nước ta cũng như ở các nước trên thế giới hiện nay, các quan hệ xã hội ngày càng đa dạng, phong phú, tồn tại khách quan trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đòi hỏi phải được điều chỉnh bằng các quy phạm pháp luật trong các văn bản pháp luật. Hệ thống văn bản pháp luật này nằm trong một chỉnh thể thống nhất, tạo thành hệ thống pháp luật của Nhà nước.

Câu hỏi: Em hãy kể một số văn bản pháp luật và chia sẻ hiểu biết của em về các văn bản pháp luật đó.

Trả lời:

- Hiến pháp.

- Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

- Quyết định của Thủ tướng chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh/huyện/xã.

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, huyện, quận, thị xã, xã,…

1.1. Hệ thống cấu trúc pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang124 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và cho biết đâu là quy phạm pháp luật và đâu là ngành luật

Trả lời:

- Thông tin 1, 2, 4 là Quy phạm pháp luật.

- Thông tin 3 là Ngành luật.

   Hệ thống pháp luật Việt Nam là tổng thể các quy phạm pháp luật, có mối liên hệ nội tại trong một chỉnh thể thống nhất, gồm hệ thống cấu trúc pháp luật và hệ thống văn bản pháp luật.

   Về cấu trúc, hệ thống pháp luật bao gồm các quy phạm pháp luật có mối liên hệ nội tại thống nhất, được phân chia thành các quy phạm pháp luật, các chế định pháp luật và các ngành luật.

   Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

   Quy phạm pháp luật là đơn vị nhỏ nhất và là đơn vị cơ sở, nền tảng của hệ thống pháp luật. Mỗi quy phạm pháp luật điều chỉnh một quan hệ xã hội cụ thể, thường tương ứng với một điều khoản cụ thể của văn bản pháp luật.

   Chế định pháp luật là nhóm các quy phạm pháp luật điều chỉnh một nhóm các quan hệ xã hội cùng loại có mối quan hệ mật thiết với nhau.

   Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh một lĩnh vực quan hệ xã hội đặc thù. Ví dụ: Luật Hôn nhân và gia đình bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội đặc thù trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình như quan hệ kết hôn, li hôn, quan hệ giữa cha mẹ và con,...

   Hệ thống pháp luật Việt Nam gồm các ngành luật chính sau: Luật Hiến pháp (Luật Nhà nước), Luật Hành chính, Luật Dân sự, Luật Tố tụng dân sự, Luật Hình sự, Luật Tố tụng hình sự, Luật Hôn nhân và gia đình, Luật Lao động, Luật Kinh tế, Luật Tài chính, Luật Ngân hàng, Luật Môi trường, Luật Đất đai,...

 

1.2. Hệ thống văn bản pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 125 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Từ các điều khoản của pháp luật, em hãy cho biết Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như thế nào?

b) Các văn bản pháp luật trên có nằm trong cùng hệ thống không? Biểu hiện như thế nào?

Trả lời:

a) Vị trí thứ bậc của văn bản quy phạm trong hệ thống pháp luật: Văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

* Hiến pháp, Luật Bảo vệ môi trường và Bộ luật Hình sự tuân theo thứ bậc như sau:

  1. Hiến pháp

  2. Bộ luật Hình sự, Luật Bảo vệ môi trường

b) Các văn bản pháp luật trên nằm trong cùng hệ thống. Đó là: Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật.

   Hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) là hình thức biểu hiện bên ngoài của hệ thống pháp luật.

   Hệ thống văn bản pháp luật tuân theo thứ bậc, trong đó văn bản do cơ quan nhà nước cấp dưới ban hành không được trái với văn bản do cơ quan nhà nước cấp trên ban hành, không được trái với Hiến pháp, tạo nên sự thống nhất của toàn bộ hệ thống văn bản pháp luật.

   Văn bản pháp luật là văn bản do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự thủ tục luật định, trong đó có các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, được áp dụng nhiều lần cho nhiều chủ thể pháp luật, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

  Theo Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, hệ thống văn bản pháp luật (văn bản quy phạm pháp luật) của Nhà nước ta hiện nay gồm:

    -  Hiến pháp;

   - Bộ luật, luật, nghị quyết của Quốc hội;

   - Pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội; 

   - ..

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy cho biết những nhận định sau đây đúng hay sai. Vì sao?

a. Chế định pháp luật là một hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cùng loại, trong một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội.

b. Hệ thống pháp luật chính là hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

c. Trong hệ thống pháp luật có sự thể hiện đầy đủ các ngành luật, các chế định luật, các quy phạm pháp luật là biểu hiện của tính phù hợp của hệ thống pháp luật.

d. Hương ước, tập quán địa phương là văn bản quy phạm pháp luật.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu các luật và xác định hành vi xả thải vào môi trường của Nhà máy xi măng A vi phạm quy định của luật nào.

- Từ việc xử phạt nhà máy xi măng A, nêu vai trò của pháp luật trong đời sống.

Lời giải chi tiết:

Đưa ra quan điểm đúng hay sai với từng nhận định. Giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm đó

Lời giải chi tiết:

a – Đây là nhận định sai vì chế định pháp luật là tập hợp các quy phạm pháp luật thuộc một ngành luật điều chỉnh một nhóm quan hệ xã hội cùng loại.

b – Đây là nhận định sai vì hệ thống pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật chứ không phải hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật.

c – Đây là nhận định đúng vì cấu trúc bên trong hệ thống pháp luật gồm quy phạm pháp luật, các chế định luật và ngành luật.

d – Đây là nhận định sai vì hương ước, tập quán là một loại quy phạm xã hội tồn tại song hành cùng nhiều loại quy phạm xã hội khác như pháp luật, đạo đức, tín điều tôn giáo… nhằm điều chỉnh hành vi ứng xử của con người trong các quan hệ xã hội.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam, các em cần:

- Nêu được hệ thống pháp luật và văn bản pháp luật Việt Nam.

-Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 20 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 20 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng trang 127 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 20: Hệ thống pháp luật Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF