OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Chân Trời Sáng Tạo Bài 19: Thực hiện pháp luật


Thực hiện pháp luật là hành vi có tính chủ động nhằm thực hiện các quy định chung của pháp luật để ổn định trật tự, an ninh quốc gia. HOC247 mời các em cùng tham khảo bài học Bài 19: Thực hiện pháp luật thuộc bộ sách Chân Trời Sáng Tạo dưới đây với hướng dẫn giải chi tiết nhằm giúp các em nắm khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật, biết phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn. Chúc các em có những bài học bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Pháp luật là công cụ, phương tiện để Nhà nước quản lí. Vai trò của pháp luật chỉ thật sự phát huy khi tổ chức, cá nhân chủ động thực hiện.

Câu hỏi: Theo em, việc thực hiện pháp luật có ý nghĩa như thế nào trong đời sống hằng ngày?

Trả lời:

Pháp luật có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội. Vì pháp luật không chỉ là công cụ để nhà nước quản lý xã hội; phương tiện để công dân thưc hiện bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cùa mình, mà còn tạo môi trường thuận lợi cho sự phát triển của ý thức đạo đức, lành mạnh hóa đời sống xã hội và góp phần bồi đắp những giá trị mới.

1.1. Khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật

a) Khái niệm thực hiện pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 129, 130 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Chi tiết nào trong 2 trường hợp trên thể hiện ý thức thực hiện pháp luật của các chủ thể?

- Theo em, thực hiện pháp luật là gì? Em hãy nêu những biểu hiện của việc thực hiện pháp luật.

Trả lời: 

- Trường hợp 1: Gia đình bà A thực hiện phân loại rác thải, bỏ rác đúng nơi quy định, không lấn chiếm lề đường làm nơi để rác sinh hoạt.

Trường hợp 2: Đội quản lí trật tự đô thị đã yêu cầu giải tán, lập biên bản xử phạt, thu giữ phương tiện đối với hành vi tụ tập buôn bán, lập chợ tự phát lấn chiếm lòng lề đường. cản trở giao thông.

- Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

- Biểu hiện của việc thực hiện pháp luật:

+ Giữ gìn, thực hiện nếp sống văn minh nơi công cộng, không hút thuốc lá, không gây mất trật tự, làm mất vệ sinh, vứt rác bừa bãi,..

+ Đảm bảo đúng nội quy khi đến thăm quan, học tập, vui chơi ở những nơi như bảo tàng, thư viện, công viên,…

+ Bảo vệ môi trường, bảo vệ của công.

+ Thực hiện tốt luật lệ an toàn giao thông.

b) Các hình thức thực hiện pháp luật

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp 1, 2, 3, 4 trang 130, SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Theo em, đâu là hành vi hợp pháp của chủ thể trong các trường hợp trên?

- Học sinh có cần thực hiện pháp luật hay không? Vì sao?

Trả lời: 

Trường hợp 1: Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A đã tự giác đội mũ bảo hiểm khi tham gia điều khiển xe máy.

Trường hợp 2: Hành vi của ông D là hành vi hợp pháp khi ông D đến văn phòng Công chứng để lập di chúc.

Trường hợp 3: : Hành vi của cơ quan thuế là hành vi hợp pháp khi cơ quan thuế đã ra quyết định xử phạt đối với người có hành vi chốn thuế.

Trường hợp 4: : Hành vi của anh A là hành vi hợp pháp khi anh A không vận chuyển, tàng trữ, lưu hành, mua bán tiền giả.

- Học sinh cần phải thực hiện pháp luật vì mọi công dân Việt Nam đều có nghĩa vụ thực hiện pháp luật. Hơn nữa, sống tuân theo pháp luật là một điều kiện, một yếu tố giúp học sinh tiến bộ không ngừng, làm được nhiều việc có ích cho mọi người, cho xã hội và được mọi người yêu quí, kính trọng. Học sinh cần rèn luyện nếp sống có kỉ luật và tuân theo pháp luật để có thể hòa nhập với xã hội, khiến mọi người yêu quý và tôn trọng, làm xã hội tốt đẹp hơn.

1.2. Công dân và việc thực hiện pháp luật

Câu 1: Em hãy đọc tình huống 1 trang 130, 131 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- H đã thực hiện quyền và nghĩa vụ gì của công dân Việt Nam? Trong câu chuyện trên, H đã sử dụng quyền đó như thế nào?

- Xung quanh em có trường hợp nào đã sử dụng tốt quyền công dân? Hãy chia sẻ cùng các bạn và thầy cô.

Trả lời:

- H đã thực hiện quyền được phát triển của công dân Việt Nam. Mọi công dân có quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.

H đã sử dụng quyền đó bằng cách nghe lời bố mẹ học tập tập để có kết quả học tập tốt, đồng thời tham gia kì thi vẽ tranh Vì một Việt Nam xanh tươi để thỏa mãn đam mê hội họa của mình. Nhờ năng lực và quyết tâm, H đã được giải Nhất kì thi đó.

 - Trường hợp sử dụng tốt quyền công dân:

+ Trong cuộc họp Tổ dân phố X họp bàn về việc giữ gìn vệ sinh khu phố, bà H với tư cách là một người dân của khu phố đã đứng lên đưa ra các giải pháp giữ gìn vệ sinh khu phố và tranh luận về trách nhiệm của người dân trong khu phố. Bà H đã sử dụng tốt quyền tự do ngôn luận của mình.

Câu 2: Em hãy đọc tình huống 2 trang 131 , SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo và trả lời câu hỏi.

- Em đồng ý với cách ứng xử của T hay V? Tại sao?

- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được có phải là tuân thủ pháp luật không?

Trả lời: 

- Em đồng ý với cách ứng xử của T vì khi nhặt được của rơi của người khác cần phải đem đến cơ quan công an để tìm chủ sở hữu, chứ không được chiếm làm của riêng, đó là hành vi vi phạm pháp luật.

- Theo em, giao nộp tài sản nhặt được là hành vi tuân thủ pháp luật.

  - Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích, làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.

  - Tuân theo pháp luật (tuân thủ pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không thực hiện những điều mà pháp luật cấm.

  - Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành các hoạt động mà pháp luật buộc phải làm.

  - Sử dụng pháp luật (vận dụng pháp luật) là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật tiến hành.

  - Áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước, nhà chức trách có thẩm quyền hoặc tổ chức xã hội được Nhà nước trao quyền căn cứ vào quy định của pháp luật để ra các quyết định làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ cụ thể của cá nhân, tổ chức.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em tìm hiểu và làm rõ điểm khác nhau về mặt chủ thể khi thực hiện pháp luật theo các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học và tìm hiểu thông tin trên các trang internet chính thống mặt chủ thể khi thực hiện pháp luật theo các hình thức tuân thủ pháp luật, thi hành pháp luật, sử dụng pháp luật, áp dụng pháp luật để trả lời câu hỏi.

Lời giải chi tiết:

- Thực hiện pháp luật là hành vi của chủ thể (hành động hoặc không hành động) được tiến hành phù hợp với quy định, với yêu cầu của pháp luật, tức là không trái, không vượt quá khuôn khổ mà pháp luật đã quy định. Thực hiện pháp luật có thể là một xử sự có tính chủ động, được tiến hành bằng một thao tác nhất định nhưng đó cũng có thể là một xử sự có tính thụ động, tức là không tiến hành vượt xử sự bị pháp luật cấm.

- Thi hành pháp luật là hành vi cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 19: Thực hiện pháp luật, các em cần:

- Nêu được khái niệm và các hình thức thực hiện pháp luật.

- Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật.

- Phân tích, đánh giá được việc thực hiện pháp luật trong một số tình huống thực tiễn.

- Phê phán các hành vi vi phạm pháp luật.

3.1. Trắc nghiệm Bài 19: Thực hiện pháp luật - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 19 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 19 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 2 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 3 trang 132 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Luyện tập 4 trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 1 trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Vận dụng 2 trang 133 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo

Giải bài tập Củng cố 1 trang 122 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 2 trang 124 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Củng cố 3 trang 125 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 1 trang 125 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 2 trang 126 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Luyện tập 3 trang 126 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 1 trang 127 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

Giải bài tập Vận dụng 2 trang 127 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Chân Trời Sáng Tạo - CTST

4. Hỏi đáp Bài 19: Thực hiện pháp luật - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF