OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 17: ND cơ bản của Hiến pháp về KT-VH-XH-GD, khoa học, công nghệ, môi trường


Trong Hiến pháp nước ta quy định đầy đủ nội dung về quyền và nghĩa vụ của các lĩnh vực của nhà nước. Bài học Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức của HOC247 biên soạn dưới đây sẽ giúp các em tìm hiểu về một số nội dung về các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, văn hóa, giáo dục,... Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của một đất nước, Hiến pháp năm 2013 có 14 điều tại Chương III để quy định chế độ, chính sách của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về những lĩnh vực này.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ một khẩu hiệu về kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ và môi trường mà em biết. Theo em, khẩu hiệu đó được sử dụng để làm gì?

Trả lời:

- Khẩu hiệu trong giáo dục:

+ Xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực

+ Dân chủ - Kỷ cương - Tình thương - Trách nhiệm

+ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo

+ Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh

- Khẩu hiệu trong kinh tế

+ Phát triển mạnh kinh tế biển nhằm tăng cường tiềm lực kinh tế quốc gia và bảo vệ chủ quyền biển, đảo

+ Cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư, kinh doanh, khai thông mọi nguồn lực để phát triển đất nước

+ Chất lượng sản phẩm là thương hiệu quốc gia

+ Kiên quyết phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm

+ Tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi cho phát triển nhanh và bền vững

+ Phát huy sức mạnh tổng hợp và sức sáng tạo của cộng đồng doanh nghiệp, doanh nhân

- Khẩu hiệu trong văn hóa - xã hội

+ Tuyến đường "sáng - xanh - sạch - đẹp - văn minh".

+ Chung tay xây dựng đời sống văn hóa, đô thị văn minh.

+ Xây dựng đường phố văn minh là trách nhiệm của mọi người.

+ Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh

+ Nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật, bảo đảm trật tự an toàn xã hội

+ Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc

+ Xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh

- Khẩu hiệu trong khoa học - công nghệ

+ Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa!

+ Giữ vững môi trường hòa bình, ổn định, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế để phát triển đất nước

- Khẩu hiệu trong môi trường

+ Phát triển nông nghiệp với các sản phẩm sạch, thân thiện môi trường!

+ Kiên quyết bảo đảm các yêu cầu về bảo vệ môi trường trong các dự án đầu tư

+ Bảo vệ môi trường tự nhiên vừa là nội dung, vừa là mục tiêu phát triển bền vững!

+ Mỗi người dân là một người thực hiện và giám sát bảo vệ môi trường

+ Sử dụng hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm các nguồn tài nguyên thiên nhiên!

1.1. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế

Câu hỏi: Em hãy đọc đoạn hội thoại trường hợp trang 103, 104 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

1/ Em hãy nêu ý kiến nhận xét về câu nói của nhân vật anh trai trong hội thoại 1.

2/ Em hãy phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Câu nói của nhân vật anh trong cuộc hội thoại 1 có thấy anh là người có tìm hiểu về thị trường về các nền kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, binh đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.

Yêu cầu số 2: Phân biệt quyền sở hữu đất đai và quyền sử dụng đất.

- Quyền sở hữu đất là quyền chiếm giữ, sử dụng, định đoạt đất đai thông qua hoạt động trực tiếp hoặc gián tiếp. Hiến pháp năm 2013 quy định đất đai là tài sản công thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí.

- Quyền sử dụng đất là quyển của các chủ thể được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ việc sử dụng đất được Nhà nước giao, cho thuê hoặc được chuyển giao từ những chủ thể có quyền thông qua việc chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho,... Hiến pháp năm 2013 quy định: Tổ chức, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất. Người sử dụng đất được chuyển quyền sử dụng đất, thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Quyển sử dụng đất được pháp luật bảo hộ.

 Nội dung về kinh tế được quy định tại các Điều 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Các chủ thể thuộc các thành phần kinh tế hoạt động theo pháp luật, bình đẳng trước pháp luật, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh. Đất đai, tài nguyên nước, tài nguyên khoáng sản, nguồn lợi ở vùng biển, vùng trời, tài nguyên thiên nhiên khác và các tài sản do Nhà nước đầu tư, quản lí là tài sản công thuộc sở hữu toàn Nhà nước là đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lí. Đất đai là tài nguyên đặc biệt của quốc gia, nguồn lực quan trọng phát triển đất nước, được quản lí theo pháp luật, Ngân sách nhà nước, dự trữ quốc gia, quỹ tài chính nhà nước và các nguồn tài chính công khác do Nhà nước thống nhất quản lý và phải được sử dụng hiệu quả, công bằng, công khai, minh bạch, đúng pháp luật.

1.2. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 104, 105 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy lấy ví dụ thực tế để minh hoạ cho nội dung trong thông tin trên.

2/ Theo em, nội dung về văn hoá, xã hội của Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào đến đời sống của nhân dân và sự phát triển của đất nước?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Một số quy định của Hiến pháp năm 2013 về văn hoá, xã hội được biểu hiện cụ thể trong đời sống xã hội như: các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động khám, chữa bệnh cho đồng bào dân tộc thiểu số; các cơ quan, tổ chức, cá nhân dạy nghề và tạo việc làm cho người khuyết tật; các địa phương thực hiện bảo tồn, giữ gìn các di sản văn hoá như: quần thể di tích Cố đô Huế, không gian văn hoá cổng chiêng Tây Nguyên, dân ca quan họ Bắc Ninh,..

Yêu cầu số 2: Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như:

+ Tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dựng quan hệ lao động tiễn bộ, hài hoà và ổn định;

+ Chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân; tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội;

+ Chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoà nhân loại....

+ Tạo môi trường xây dựng gia đình Việt Nam ấm no, tiến bộ, hạnh phúc;

+ Xây dựng con người Việt Nam có sức khoẻ, văn hoá, giàu lòng yêu nước, có tinh thần đoàn kết, ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân;…

  Nội dung về văn hoá, xã hội được quy định tại Điều 57, 58, 59, 60 của Hiến pháp năm 2013. Theo đó, Hiến pháp quy định vai trò, trách nhiệm của Nhà nước và xã hội đối với các lĩnh vực của văn hoá, xã hội như tạo việc làm cho người lao động, bảo vệ quyên và lợi ích hợp pháp của người lao động, người sử dụng lao động và tạo điều kiện xây dụng quan hệ lao động tiến bộ, hài hoà và ôn định, chăm lo, phát triển sức khoẻ của nhân dân, tạo bình đẳng về cơ hội để công dân thụ hưởng phúc lợi xã hội, phát triển hệ thống an sinh xã hội; chăm lo xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại,...

1.3. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 105 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Em hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục.

2/ Theo em, vì sao Hiến pháp năm 2013 lại xác định giáo dục là quốc sách hàng đầu của quốc gia?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Một số quy định của Hiến pháp 2013 về giáo dục được biểu hiện cụ thể trong xã hội, như:

+ Miễn giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn

+ Đầu tư cơ sở vật chất, sửa chữa trường học tại vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới, hải đảo..

+ Tặng học bổng cho học sinh – sinh viên có thành tích học tập xuất sắc.

Yêu cầu số 2: Giáo dục đào tạo đóng vai trò quan trọng, là nhân tố chìa khóa, là động lực thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Không chỉ ở Việt Nam mà ở hầu hết các quốc gia khác trên thế giới, các chính phủ đều coi giáo dục là quốc sách hàng đầu. 

- Thứ nhất: Giáo dục đào tạo là điều kiện tiên quyết góp phần phát triển kinh tế.

- Thứ hai: Giáo dục đào tạo góp phần ổn định chính trị xã hội.

- Thứ ba: trên hết giáo dục đào tạo góp phần nâng cao chỉ số phát triển con người

  Đều 61 Hiến pháp năm 2013 quy định: Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bổ dưỡng nhân tài. Nhà nước Việt Nam ưu tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư cho giáo dục, chăm lo phát triển giáo dục các cấp học, thực hiện phổ cập giáo dục và các chính sách về học bổng, học phí hợp lí; ưu tiên phát triển giáo dục ở các vùng có điều kiện khó khăn, tạo điều kiện để các nhóm yếu thể được tiếp cận với giáo dục.

1.4. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về khoa học, công nghệ

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 106 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi

1/ Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có ý nghĩa như thể nào trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước?

2/ O và D đã có ý tưởng gì trong việc sáng tạo để phát triển khoa học, công nghệ?

3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ có ý nghĩa như thế nào với đời sống xã hội và sự phát triển của đất nước?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Ý nghĩa của Quốc gia Khởi nghiệp, Ngày hội Khởi nghiệp:

+ Thúc đẩy các sảng kiến Công nghệ phục vụ cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh góp phần phát triển nền kinh tế đất nước;

+ Góp phần thu hút nguồn lực chuyên gia, trí thức, doanh nhân trong nước, người Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ cho các doanh nghiệp khởi nghiệp, phát triển;

+ Thúc đẩy hình thành tư duy đổi mới, sáng tạo mở, giải quyết những vấn đề, thách thức đặt ra trong xã hội, bối cảnh dịch bệnh và nhu cầu từ các doanh nghiệp, tập đoàn lớn;

+ Góp phần thu hút nguồn vốn từ các quỹ đầu tư và tập đoàn nước ngoài đến tham quan và tìm hiểu các dự án, ý tưởng khởi nghiệp để đầu tư hoặc mua ý tưởng kinh doanh đó;

+ Tạo điều kiện, thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước,...

Yêu cầu số 2: Ý tưởng của O là sản xuất một động cơ chạy bằng không khí nén và D là công nghệ điện cát (sản xuất điện từ cát).

Yêu cầu số 3: Ý nghĩa nội dung của Hiến pháp về khoa học, công nghệ:

+ Khẳng định vai trò thenchốt của khoa học, công nghệ trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội đối với đất nước;

+ Tạo tiền đề, căn cứ pháp lí để phát triển khoa học, công nghệ trong nước;

+ Tạo điều kiện người dân được tham gia và thụ hưởng công bằng lợi ích từ hoạt động khoa học, công nghệ, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân;

+ Tạo nền tảng, điều kiện để xây dựng, phát triển đất nước toàn diện kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội,...

   Điều 62 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước ưu tiên đầu tư và khuyến khích tổ chức, cá nhân đầu tư nghiên cứu, phát triển, chuyển giao, ứng dụng có hiệu quả thành tựu khoa học và công nghệ, bảo đảm quyên nghiên cứu khoa học và công nghệ bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Nhà nước tạo điều kiện để mọi người tham gia và được thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động khoa học và công nghệ.

1.5. Nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 106, 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Theo em, tại sao Hiến pháp có nội dung về môi trường ?

2/ Hãy nêu ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường.

3/ Theo em, nội dung của Hiến pháp về môi trường có ý nghĩa như thế nào đối với sự phát triển của đất nước và đời sống xã hội?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1: Suy giảm môi trường là một vấn đề toàn cầu. Bảo vệ môi trường là vẫn đề sống còn của đất nước, của nhân loại, là nhiệm vụ có tinh xã hội sâu sắc, gắn liền với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, hoà binh và tiến bộ xã hội trên phạm vi toàn cầu. Nên trong Hiến pháp 2013 đã có những nội dung về môi trường nhằm bảo vệ môi trường không chỉ Việt Nam mà còn của Trái Đât

Yêu cầu số 2: ví dụ về việc thực hiện tốt quy định của Hiến pháp năm 2013 về môi trường

- Người dân tham gia bảo dọn dẹp vệ sinh môi trường biển

- Người dân trồng nhiều cây xanh để phủ xanh đất trống, đồi trọc

- Người dân tích cực hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái Đất…

Yêu cầu số 3: Nội dung của Hiến pháp quy định về môi trường đã:

+ Thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc bảo vệ môi trường;

+ Tạo Cơ sở, nền tảng pháp lí cho việc bảo vệ môi trường sống của con người;

+ Gìn giữ, bảo tồn các nguồn tài nguyên thiên nhiên;

+ Góp phần gìn giữ môi trường trong sạch, lành mạnh, bảo vệ sức khoẻ của người dân;

+ Nâng cao ý thức, trách nhiệm của nhân dân và các cơ quan, tổ chức trong việc bảo vệ môi trường bên vững;

+ Tạo điều kiện để phát triển đất nước một cách bền vững...

   Điều 63 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước có chinh sách bảo vệ môi trường quản lí, sử dụng hiệu quả, bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên, bảo tồn thiên nhiên, đa dạng sinh học, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, Nhà nước khuyến khích mọi hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo. Tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường, làm suy kiệt tài nguyên thiên nhiên và suy giảm đa dạng sinh học phải bị xử lý nghiêm và có trách nhiệm khắc phục, bồi thường thiệt hại.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

a. M là một học sinh lớp 10. M đã tìm tòi và chế tạo thành công máy lọc nước mặn cầm tay để giúp người dân ở những vùng bị ngập mặn.

b. Chị B khuyến khích mọi người trong gia đình phân loại rác thải trước khi xử lí.

c. Ông D sau khi về hưu đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh bán cho học sinh.

d. Là Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Pháp, D thường tổ chức các ngày hội văn hoá Việt Nam cho du học sinh.

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học 

- Kết hợp hiểu biết và các thông tin qua báo đài, internet về nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường để nhận xét các trường hợp trên

Lời giải chi tiết:

a. M là một học sinh lớp 10. M đã tìm tòi và chế tạo thành công máy lọc nước mặn cầm tay để giúp người dân ở những vùng bị ngập mặn. 

=> Nhận xét: Được thực hiện quyền học tập, M đã ý thức được trách nhiệm của mình đối với xã hội. Sự tìm tòi, sáng tạo của M đã góp phần nâng cao đời sống của người dân trong vùng, giúp họ có nước sạch để sử dụng, đảm bảo sức khỏe cho chính bản thân, gia đình M và người dân những vùng bị ngập mặn.

b. Chị B khuyến khích mọi người trong gia đình phân loại rác thải trước khi xử lí. 

=> Nhận xét: Chị B đã thực hiện nghĩa vụ của công dân, có ý thức trong việc bảo vệ môi trường.

c. Ông D sau khi về hưu đã mở tiệm photocopy để sao chép sách, truyện, tranh ảnh bán cho học sinh. 

=> Nhận xét: Ông D thực hiện kinh doanh hợp pháp để kiếm thêm thu nhập.

d. Là Chủ tịch Hội du học sinh Việt Nam tại Pháp, D thường tổ chức các ngày hội văn hoá Việt Nam cho du học sinh.

=> Nhận xét:  Việc làm của D giúp các du học sinh tại Pháp luôn có ý thức tìm hiểu, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 17: Nội dung cơ bản của Hiến pháp về kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, công nghệ, môi trường, các em cần:

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về kinh tế

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về văn hóa, xã hội

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về giáo dục

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về  khoa học, công nghệ

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về môi trường

3.1. Trắc nghiệm Bài 17: ND cơ bản của Hiến pháp về KT-VH-XH-GD, khoa học, công nghệ, môi trường - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 17 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 17 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 107 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 4 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 108 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 55 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 56 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 57 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 57 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 17: ND cơ bản của Hiến pháp về KT-VH-XH-GD, khoa học, công nghệ, môi trường - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF