OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Kết Nối Tri Thức Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp


Mời các em học sinh lớp 10 cùng tham khảo Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp thuộc bộ sách Kết Nối Tri Thức được HOC247 biên soạn với nội dung khái quát lý thuyết cần nhớ, đồng thời hướng dẫn giải chi tiết cho từng câu hỏi có trong Sách giáo khoa nhằm giúp các em nắm những nội dung cơ bản về một số nội dung của Hiến pháp năm về quyền con người, nghĩa vụ cơ bản của công dân. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được quy định tại Chương II của Hiến pháp năm 2013 với 36 điều (từ Điều 14 đến Điều 49) nhằm khẳng định vai trò quan trọng của quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp. Điều này thể hiện nhất quản với đường lối của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong việc công nhận, tôn trọng, đảm bảo, bảo vệ quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân.

Câu hỏi: Em cùng các bạn tham gia trò chơi "Tiếp sức": Kể về các quyền và nghĩa vụ của học sinh.

Theo em, quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân không? Vì sao?

Trả lời:

Quyền của học sinh:

- Được học tập, sinh hoạt tại trường

- Được tôn trọng, được đối xử bình đẳng, được cung cấp đầy đủ thông tin về học tập, rèn luyện ở Trường.

- Được tham gia các hoạt động của các đoàn thể, các tổ chức xã hội trong nhà trường theo quy định của pháp luật.

- Được sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập và các phương tiện khác vào mục đích học tập, trau dồi kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp và văn hoá, thể dục, thể thao.

- Được đóng góp ý kiến, kiến nghị và khiếu nại với Nhà trường về công tác đào tạo, xây dựng trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của HSSV.

- Được hưởng mọi quyền lợi về vật chất, tinh thần theo chế độ, chính sách của Nhà nước.

- Được lên lớp, chứng nhận tốt nghiệp.

Nghĩa vụ của học sinh:

- Học tập và rèn luyện theo kế hoạch và chương trình đào tạo của Trường.

- Tham gia các hoạt động của HSSV về học tập lý thuyết, thực hành, thực tập tại các bệnh viện, các trạm y tế xã và thực tế tại cộng đồng; các hoạt động văn hoá, thể thao và các hoạt động khác theo đúng nội quy, quy chế của Trường.

- Chấp hành pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy chế của Trường, kính trọng các thầy cô giáo, cán bộ viên chức nhà trường và các cơ sở thực tập; đoàn kết, giúp đỡ bạn bè.

- Giữ gìn và bảo vệ tài sản, các công trình công cộng trong trường và nơi thực tập, thực tế, ngoài xã hội. Giữ gìn an ninh, trật tự và an toàn xã hội.

- Đóng học phí đầy đủ, đúng kỳ hạn theo quy định của Trường.

- Bảo vệ và phát huy truyền thống của Trường.

=> Quyền và nghĩa vụ của học sinh có thuộc nội dung quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Vì mỗi học sinh đều là một công dân, được nhà nước bảo vệ. Vì vậy, quyền của học sinh là một phần của quyền công dân.

1.1. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 98, 99 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức và trả lời các câu hỏi:

1/ Theo em, con người có những quyền gì? Nêu biểu hiện cụ thể của các quyền đó trong trường hợp 2 và 3.

2/ Quyền con người được quy định trong Hiến pháp có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Quyền con người, gồm:

+ Quyền bình đẳng, quyền sống;

+ Quyển bất khả xâm phạm về thân thể và được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm;

+ Quyển hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật;

+ Quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình;

+ Quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình;

+ Quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác;

+ Quyến bất khả xâm phạm về chỗ ở;

+ Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào;

+ Quyền khiếu nại, tố cáo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về những việc làm trái pháp luật của cơ quan, tổ chức, cá nhân, quyền sở hữu về thu nhập hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp trong doanh nghiệp hoặc trong các tổ chức kinh tế khác;

+ Quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật khống cấm;

+ Quyền được bảo vệ, chăm sóc sức khoẻ, bình đẳng trong việc sử dụng các dịch vụ y tế;

+ Quyển nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó;

+ Quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hoá, tham gia vào đời sống văn hoá, sử dụng các cơ sở văn hoá;

+ Quyền được sống trong môi trường trong lành...

- Trong trường hợp 2, cô T đã phát hiện em bé bị bỏ rơi, đưa em đến bệnh viện kiểm tra sức khoẻ, nhận em làm con nuôi và chăm sóc, nuôi dưỡng em. Việc làm của cố Tđã đảm bảo quyền sống, quyền được chăm sóc sức khoẻ cho em bé.

- Trong trường hợp 3, gia đình H đã tới cơ quan công an trình báo và yêu cầu cơ quan công an can thiệp xử lí N vi N đã dùng vũ lực bắt và giam giữ H trái luật. Hành vi của N đã xâm phạm quyến bất khả xâm phạm về thân thể của H.

Yêu cầu số 2: Ý nghĩa của quyền con người được quy định trong Hiến pháp:

- Quy định của Hiến pháp về quyền con người là cơ sở pháp lý để bảo vệ con người, chống lại các hành vi làm tổn hại đến thân thể, danh dự, nhân phẩm, quyền lợi, sự tự do,... của con người.

- Đồng thời, các quy định này cũng thể hiện tính nhân văn, dân chủ của Đảng và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

 Hiến pháp năm 2013 quy định rõ quyền con người như sau: Mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, không ai bị phản biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hoá, xã hội (Điều 16). Mọi người đều có quyền sống (Điều 19) Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm: Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiện xác theo quy định của luật (Điều 20); Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bị mặt gia đình: Mọi người có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác (Điều 21),...

1.2. Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

a) Các quyền về chính trị, dân sự

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin trang 99, 100 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi: 

1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về các quyền chính trị, dân sự của công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Việc quy định các quyền về chính trị, dân sự của công dân trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Trong trường hợp 2, anh V đã được thực hiện quyền bầu cử của công dân khi đã tham gia bỏ phiếu bầu cử HĐND khi đủ 18 tuổi; đồng thời, anh hy vọng sau này có thể ứng cử để tham gia vào HĐND xã.

- Trong trường hợp 3, M đã thực hiện quyền tự do đi lại của công dân (kho đi du lịch) và quyền tự do báo chí (khi đăng bài chia sẻ cảm nhận của bản thân lên báo)

Yêu cầu số 2:

- Các quyền chính trị, dân sự của công dân được quy định trong Hiến pháp thể hiện tính dân chủ của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;

- Tạo cơ sở pháp lí và đảm bảo sự tham gia quản lí của nhà nước và xã hội, đảm bảo sụ tự do trong lĩnh vực chính trị, dân sự của công dân.

  Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về chính trị, dân sự như: quyền có nơi ở hợp pháp (Điều 22), quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước theo luật định (Điều 23), quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tỉnh theo luật định (Điều 25), quyền bầu cử khi đủ mười tám tuổi trở lên và quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân khi đủ hai mươi mốt tuổi trở lên (Điều 27), quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước (Điều 28), quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trung cầu ý dân khi đủ mười tám tuổi trở lên (Điều 29)....

b) Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội

Câu hỏi: 

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trang 100, 101 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi:

1/ Từ thông tin 1, em hãy nêu các biểu hiện cụ thể về những quyền kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Những quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 có ý nghĩa như thế nào?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Trong thông tin 2, Chính phủ đã chỉ đạo xây dựng và ban hành các cơ chế, chính sách ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo vùng dân tộc thiểu số nhằm đảm bảo quyền học tập cho con em đồng bào dân tộc thiểu số và đảm bảo sự công bằng xã hội trong giáo dục.

- Trong thông tin 3, Đảng và Nhà nước thực hiện quyền được đảm bảo an sinh xã hội cho người dân bằng việc tích cực đẩy mạnh các chính sách an sinh xã hội cho người dân, giúp họ khắc phục khó khăn do dịch bệnh gây ra.

Yêu cầu số 2: Các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội của công dân được quy định trong Hiến pháp năm 2013 thể hiện sự quan tâm, trách nhiệm của Đảng và Nhà nước ta đối với lợi ích, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Là căn cứ pháp lí để người dân thực hiện các hoạt động kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phát triển, nâng cao chất lượng cuộc sống của bản thân và gia đình về mọi mặt.

  Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các quyền về kinh tế, văn hoá, xã hội như công dân nam nữ bình đẳng về mọi mặt (Điều 26), quyền được bảo đảm an sinh xã hội (Điều 34), quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc (Điều 35), quyền học tập (Điều 39), quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp (Điều 42)...

c) Nghĩa vụ cơ bản của công dân

Câu hỏi: Em hãy đọc các thông tin, trường hợp trang 101 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức để trả lời câu hỏi: 

1/ Em hãy nêu biểu hiện cụ thể về các nghĩa vụ công dân trong trường hợp 2 và 3.

2/ Theo em, tại sao công dân phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của mình?

Trả lời: 

Yêu cầu số 1:

- Trong trường hợp 2, anh Q thực hiện nghĩa vụ quân sự bằng việc nhập ngũ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông. Vào quân đội, anh quyết tâm cố gắng học tập, rèn luyện, chấp hành nhiệm vụ, thực hiện tốt nghĩa vụ trung thành và bảo vệ Tổ quốc.

- Trong trường hợp 3, anh N thực hiện nghĩa vụ nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của Hiến pháp và pháp luật. Anh cũng thực hiện nghĩa vụ tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội bằng việc dành nhiều thời gian để tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật cho HS trên địa bàn, nhắc nhở các em thực hiện tốt nghĩa vụ của mình, góp phần giữ gìn an ninh, trật tự tại địa phương.

Yêu cầu số 2: Công dân là chủ nhân của đất nước. Do đó, bên cạnh việc được hưởng các quyền và lợi ích hợp pháp thi công dân cần phải thực hiện tốt các nghĩa vụ của bản thân để thực hiện trách nhiệm làm chủ của mình đối với đất nước và xã hội.

   Hiến pháp năm 2013 quy định công dân có các nghĩa vụ cơ bản như: nghĩa vụ học tập (Điều 39), nghĩa vụ bảo vệ môi trường (Điều 43); nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44); nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc, nghĩa vụ quân sự và tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân (Điều 45); nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46); nghĩa vụ nộp thuế theo luật định (Điều 47).

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Trong giờ học môn Giáo dục kinh tế và pháp luật, tìm hiểu về Hiến pháp năm 2013, bạn A cho rằng: quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là một. Tuy nhiên, B không đồng ý vì cho rằng Hiến pháp năm 2013 đã quy định, ở nước ta, các quyền con người, quyền công dân được công nhận, tôn trọng, bảo vệ, bảo đảm theo Hiến pháp và pháp luật. Như vậy, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được hiểu là những quyền, nghĩa vụ của một cá nhân đối với quốc gia mình mang quốc tịch được Hiến pháp ghi nhận và không đồng nhất với quyền con người.

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là gì?

b. Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân được chia thành những nhóm quyền nào?

Hướng dẫn giải:

- Dựa vào nội dung bài học Một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Kết hợp hiểu biết và các thông tin qua báo đài, internet để nêu những nội dung Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

Lời giải chi tiết:

a. Quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân: là những quyền và nghĩa vụ quan trọng, chủ yếu nhất của công dân thể hiện rõ nhất mối quan hệ pháp lý qua lại, bình đẳng giữa Nhà nước và công dân, những quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ các quyền tự do cơ bản của con người được các Nhà nước dân chủ, tiến bộ thừa nhận, được quy định, thể chế trong Hiến pháp.

b. 

- Quyền con người được chia thành 3 nhóm: 

+ Các quyền dân sự, chính trị.

+ Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

+ Quyền của các nhóm dễ bị tổn thương. 

- Các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng được chia thành 3 nhóm: 

+ Các quyền dân sự (tự do cá nhân), chính trị.

+ Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa.

+ Các nghĩa vụ cơ bản của công dân.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp, các em cần:

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người

- Nắm được một số nội dung của Hiến pháp năm 2013 về quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

3.1. Trắc nghiệm Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 16 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 2 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Luyện tập 3 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 1 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Vận dụng 2 trang 102 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức

Giải bài tập 1 trang 53 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 2 trang 53 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 3 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 4 trang 54 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

Giải bài tập 5 trang 55 SBT Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Kết Nối Tri Thức - KNTT

4. Hỏi đáp Bài 16: Quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF