OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 13: Chính quyền địa phương


Dưới đây là phần hướng dẫn giải chi tiết cho từng bài tập trong quá trình tìm hiểu kiến thức Bài 13: Chính quyền địa phương thuộc bộ sách Cánh Diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp nhằm giúp các em nắm được chức năng, cơ cấu tổ chức, hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

   Ở Việt Nam, chính quyền địa phương là thiết chế nhà nước được thành lập ở các địa phương để thực thi các công việc nhà nước trong phạm vi một đơn vị hành chính nhất định, gồm có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân các cấp.

   Trên cơ sở phân định lãnh thổ thành các đơn vị hành chính, Nhà nước thành lập các thiết chế nhà nước tương ứng tại mỗi đơn vị hành chính để trực tiếp thực thi các hoạt động quản lý nhà nước tại mỗi địa phương.

Câu hỏi: Em hãy kể tên các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống ở địa phương em và chia sẻ hiểu biết của em về những đơn vị hành chính đó.

Trả lời:

Các đơn vị hành chính từ tỉnh hoặc thành phố trở xuống:

- Hội đồng nhân dân: gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

- Ủy ban nhân dân:  do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương, Hội đồng nhân dân cùng cấp và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

1.1. Hội đồng nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 80, 81 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Hội đồng nhân dân các cấp do ai bầu ra?

b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Trả lời:

a) Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra.

b) Hội đồng nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng: 

 - Là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

 - Đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân, chịu trách nhiệm trước Nhân dân địa phương và cơ quan nhà nước cấp trên.

 - Quyết định những chủ trương, biện pháp quan trọng để phát huy tiềm năng của địa phương, xây dựng và phát triển địa phương về kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, không ngừng cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, làm tròn nghĩa vụ của địa phương đối với cả nước.

   Hội đồng nhân dân các cấp do cử tri ở địa phương bầu ra, là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của nhân dân.

Hội đồng nhân dân quyết định các vấn đề của địa phương do luật định; giám sát việc tuân theo Hiến pháp và pháp luật ở địa phương và việc thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 81 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính như thế nào?

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân là gì?

Trả lời:

a) Hội đồng nhân dân được phân cấp theo đơn vị hành chính gồm 3 cấp:

- Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

b) Cơ cấu tổ chức của Hội đồng nhân dân gồm:

- Chủ tịch.

- Phó Chủ tịch.

- Thường trực Hồi đồng nhân dân (Các ủy viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân).

   Hội đồng nhân dân gồm các đại biểu Hội đồng nhân dân do cử tri ở địa phương bầu ra. Các chức danh chủ chốt của Hội đồng nhân dân gồm Chủ tịch, Phó Chủ tịch, các uỷ viên là Trưởng ban của Hội đồng nhân dân (gọi chung là Thường trực Hội đồng nhân dân).

   Hội đồng nhân dân được phân chia thành ba cấp: Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn.

c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 82 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết đại biểu Hội đồng nhân dân có trách nhiệm gì với cử tri.

b) Em hãy nêu các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân.

c) Em hãy cho biết cách thức hoạt động của Hội đồng nhân dân.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đại biểu HĐND phải liên hệ chặt chẽ với cử tri ở đơn vị bầu ra mình, chịu sự giám sát của cử tri, có trách nhiệm thu thập và phản ánh trung thực ý kiến, nguyện vọng, kiến nghị của cử tri với HĐND và cơ quan nhà nước hữu quan ở địa phương. Mỗi năm một lần vào cuối năm, kết hợp với việc tiếp xúc cử tri, đại biểu HĐND báo cáo với cử tri ở đơn vị bầu ra mình về hoạt động trong năm, nhiệm vụ năm tới của mình và của HĐND. Sau mỗi kỳ họp HĐND, đại biểu HĐND có trách nhiệm báo cáo với cử tri về kết quả của kỳ họp, phổ biến và giải thích các nghị quyết của HĐND, vận động và cùng với nhân dân thực hiện các nghị quyết đó.

Yêu cầu b) Các hoạt động cơ bản của Hội đồng nhân dân:

- Kì họp Hội đồng nhân dân diễn ra mỗi năm ít nhất hai kì.

- Xem xét, thông qua các nghị quyết về kinh tế, xã hội, quốc phòng – an ninh.

- Đưa ra biểu quyết, bãi nhiệm, miễn nhiệm đại biểu,…

Yêu cầu c) Hoạt động của Hội đồng nhân dân được đảm bảo bằng các kì họp Hội đồng nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

   Hoạt động của Hội đồng nhân dân được bảo đảm bằng các kì họp Hội đồng nhân dân (mỗi năm ít nhất hai kì); hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và của các đại biểu Hội đồng nhân dân.

1.2. Ủy ban nhân dân

a) Vị trí, chức năng của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 83 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Cơ quan nào có trách nhiệm bầu cử Uỷ ban nhân dân các cấp?

b) Uỷ ban nhân dân ở từng cấp có vị trí, chức năng như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Ủy ban nhân dân các cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu.

Yêu cầu b) Ủy ban nhân dân là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên.

   Uỷ ban nhân dân ở cấp chính quyền địa phương do Hội đồng nhân dân cùng cấp bầu, là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân, cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân và cơ quan hành chính nhà nước cấp trên. Uỷ ban nhân dân tổ chức việc thi hành Hiến pháp và pháp luật ở địa phương; tổ chức thực hiện nghị quyết của Hội đồng nhân dân và thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước cấp trên giao.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 84 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Cơ cấu tổ chức của Uỷ ban nhân dân theo từng cấp tương ứng và vẽ sơ đồ minh hoạ.

b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân ở từng cấp giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng gi?

c) Nêu nguyên tắc hoạt động của Uỷ ban nhân dân khi quyết định các vấn đề quan trọng của địa phương.

Trả lời:

Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Ủy ban nhân dân theo từng cấp tương ứng:

Yêu cầu b) Các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

Yêu cầu c) Tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng.

   Uỷ ban nhân dân được phân chia thành 3 cấp: Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Uỷ ban nhân dân gồm có: Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các uỷ viên.

   Khi quyết định những vấn đề quan trọng của địa phương, Uỷ ban nhân dân phải thảo luận tập thể và quyết định theo đa số.

   Cơ quan chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Uỷ ban nhân dân thực hiện chức năng quản lí nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương.

   Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và trước Chính phủ. Uỷ ban nhân dân các cấp dưới tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước Hội đồng nhân dân cùng cấp và Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

   Tổ chức và hoạt động của Uỷ ban nhân dân theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách kết hợp với chế độ thủ trưởng, thể hiện qua các hoạt động: hoạt động tập thể của Uỷ ban nhân dân; hoạt động của Chủ tịch và các thành viên của Uỷ ban nhân dân.

1.3. Thực hiện nghĩa vụ công dân trong bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 85, 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Theo em, đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương bằng những hành động cụ thể nào?

b) Em có thể kể một số ví dụ về các hoạt động của đoàn viên, thanh niên của địa phương em?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Những hành động mà đoàn viên, thanh niên có thể tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương:

+ Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lý của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục,…

+ Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

+ Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

+ Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương.

+ Đấu tranh, phê phán những hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

Yêu cầu b) Một số hoạt động ví dụ:

+ Tổ chức ngày hội hiến máu tình nguyện hàng năm.

+ Vận động những gia đình có con cái nghiện ma túy đi cai nghiện.

+ Tham gia vào đội tuần tra của xã để phát hiện và ngăn chặn kịp thời những hành vi đốt pháo nổ, đánh cờ bạc ngày Tết.

   Chính quyền địa phương là chính quyền của nhân dân, có trách nhiệm quản lí mọi mặt của đời sống xã hội ở địa phương; bảo đảm và bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của nhân dân.

   Là công dân, mỗi chúng ta cần tích cực bảo vệ, tham gia xây dựng chính quyền địa phương bằng những việc làm thiết thực:

   - Tuân thủ pháp luật của Nhà nước và các văn bản quản lí của chính quyền địa phương về an ninh, trật tự, kinh tế, văn hoá, xã hội, giáo dục, môi trường,...

   - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ công dân ở địa phương mình.

   - Có ý thức tham gia vào công việc quản lý nhà nước ở địa phương phù hợp với lứa tuổi.

   - Tích cực tuyên truyền, vận động mọi người tham gia bảo vệ, xây dựng và hoàn thiện chính quyền địa phương; đấu tranh phê phán các hành vi chống phá nhà nước ở địa phương.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy thực hiện 1 bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống.

Hướng dẫn giải:

- Tìm hiểu về quyền học tập.

- Viết bài viết (khoảng 300 chữ) bày tỏ về quyền học tập để gửi tới đại biểu Hội đồng nhân dân cấp huyện nơi em sinh sống:

+ Nêu vai trò của giáo dục:

  • Giáo dục là quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng, giá trị và niềm tin
  • Giáo dục là một trong những vấn đề được mỗi quốc gia quan tâm và đưa ra những quy định cụ thể trong Hiến pháp

+ Nêu một số Quyền và Nghĩa vụ học tập của công dân được quy định tại điều 39 Hiến Pháp năm 2013

Lời giải chi tiết:

Giáo dục là quá trình thu nhận kiến thức, kỹ năng, giá trị và niềm tin được dạy trong trường học hoặc qua các phương thức khác. Nó bao gồm các hoạt động được thực hiện bên ngoài trường học chính thức, bao gồm cả học tập tự định hướng.Nó cũng bao gồm quá trình phát triển các kỹ năng áp dụng kiến thức của một người thông qua các hoạt động khác nhau. Giáo dục là một trong những vấn đề được mỗi quốc gia quan tâm và đưa ra những quy định cụ thể.

Quyền và Nghĩa vụ học tập của công dân được quy định tại điều 39 Hiến Pháp năm 2013: “Mọi công dân đều có quyền và nghĩa vụ học tập”

Như vậy có thể thấy sự khẳng định quyền và nghĩa vụ học tập của mỗi công dân trong Hiến pháp 2013 là một nhu cầu cơ bản và cần thiết đối với mỗi công dân, mỗi công dân trên đất nước đều có quyền được tiếp cận giáo dục và có nghĩa vụ học tập tạo nền tảng vững chắc có đất nước.

Ngoài ra tại Điều 13 Luật giáo dục 2019 quy định: Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân

1. Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, giới tính, đặc điểm cá nhân, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

2. Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo môi trường giáo dục an toàn, bảo đảm giáo dục hòa nhập, tạo điều kiện để người học phát huy tiềm năng, năng khiếu của mình.

3. Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho người học là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo quy định của Luật Trẻ em, người học là người khuyết tật theo quy định của Luật Người khuyết tật, người học thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 13: Chính quyền địa phương, các em cần:

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá chính quyền địa phương.

3.1. Trắc nghiệm Bài 13: Chính quyền địa phương - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 13 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 86 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng trang 87 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 13: Chính quyền địa phương - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF