OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDKT & PL 10 Cánh Diều Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam


Bài giảng Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 10 chương trình Cánh diều được HOC247 biên soạn và tổng hợp giới thiệu đến các em học sinh, giúp các em nắm vững kiến thức về đặc điểm, nguyên tắc tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các chức năng của từng bộ phận cụ thể. Để đi sâu vào tìm hiểu và nghiên cứu nội dung vài học, mời các em cùng tham khảo nội dung chi tiết trong bài giảng sau đây. Chúc các em có kết quả học tập tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

  Kể từ khi thành lập cho đến nay, bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã không ngừng được hoàn thiện cả về nguyên tắc, cơ cấu tổ chức và chức năng nhằm bảo đảm và phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Câu hỏi: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

Hiểu biết của mình về bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

- Là hệ thống cơ quan nhà nước từ trung ương đến địa phương, được tổ chức theo nguyên tắc tập trung thống nhất tạo thành một cơ chế đồng bộ thực hiện chức năng, nhiệm vụ của nhà nước.

- Bộ máy Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm: Quốc hội, Chính phủ, Chủ tịch nước, Tòa án, Viện kiểm sát, chính quyền địa phương.

1.1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Cơ cấu tổ chức

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 71 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Trả lời:

   Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia và Kiểm toán nhà nước.

b) Đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 72 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?

b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

Trả lời:

Yêu cầu a) Đặc điểm của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2 là:

- Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.

- Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

- Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất.

Yêu cầu b)

- Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước qua thông tin 3 là:

+ Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

+ Nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

+ Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội.

   Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam có đặc điểm là: quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân và mang tính thống nhất.

   Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa, nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo Nhà nước.

1.2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Vị trí và chức năng

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 73 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

1. Em hãy cho biết Quốc hội có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

2. Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội.

Trả lời:

Yêu cầu 1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu 2. Chức năng của Quốc hội:

- Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.

- Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

- Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

   Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quốc hội thực hiện quyền lập hiến, quyền lập pháp, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động

a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội:

Yêu cầu b)

- Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn để thực hiện các chức năng của mình.

- Họp công khai định kì mỗi năm 2 lần để làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

   Cơ cấu tổ chức của Quốc hội bao gồm các đại biểu Quốc hội, đứng đầu là Chủ tịch Quốc hội. Để thực hiện các chức năng của mình, Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn (1 Hội đồng và các Uỷ ban).

1.3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 75 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

b) Nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước?

Trả lời: 

Yêu cầu a) Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

Yêu cầu b) Một vài nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:

- Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.

- Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

- Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.

- Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đo đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,…

   Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

   Chủ tịch nước công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh; đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định tặng thưởng huân, huy chương và các giải thưởng nhà nước; quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đô đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,...

1.4. Chính phủ nước nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

a) Vị trí và chức năng của Chính phủ

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 75 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy nhà nước.

b) Những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

- Chính phủ có chức năng thực hiện quyền hành pháp.

Yêu cầu b) Những cơ quan có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ là Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

   Chính phủ thống nhất quản lý kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại của Nhà nước; bảo đảm hiệu lực của bộ máy nhà nước từ Trung ương đến cơ sở; bảo đảm việc tôn trọng và chấp hành Hiến pháp và pháp luật; phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo đảm ổn định và nâng cao đời sống vật chất và văn hoá, tinh thần của nhân dân.

b) Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Chính phủ

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 76 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của chính phủ.

b) Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ.

Trả lời:

Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

Yêu cầu b) Ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ

- Ngày 15/2/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư vừa kí quyết định thành lập Tổ công tắc triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông làm tổ trưởng.

- Sáng ngày 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn phương án mở cửa lạo hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội.

   Chính phủ gồm Thủ tướng Chính phủ, các Phó Thủ tướng Chính phủ, các Bộ trưởng và Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. Hoạt động của Chính phủ thể hiện ba hình thức: thông qua phiên họp của Chính phủ, thông qua hoạt động của Thủ tướng Chính phủ và thông qua hoạt động của các thành viên Chính phủ.

1.5. Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân

a) Tòa án nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 77 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Ngày 22/5/2018, Toà án nhân dân Quận X đã mở phiên toà xét xử bị cáo H về tội “Tàng trữ trái phép chât ma tuý”.

Thông tin 2. Ngày 30/9/2021, Toà án nhân dân Tỉnh Y đã xét xử sơ thẩm vụ án dân sự về tranh chấp tài sản thừa kế.

Thông tin 3. Qua công tác tông kết thực tiền xét xử, Toả án nhân dân tối cao nhận được phản ánh của các Toà án về một số vướng mắc khi giải quyết các vụ án hình sự, dân sự. Để đảm bảo áp dụng thống nhất pháp luật, vừa qua, Toà án nhân dân tối cao ban hành Công văn giải đáp một số vướng mắc trong xét xử.

a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Toà án nhân dân trong bộ máy nhà nước.

b) Theo em, tổ chức Toà án nhân dân bao gồm những cấp nào?

Trả lời:

Yêu cầu a)

- Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

Yêu cầu b) Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

   Toà án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp.

   Toà án nhân dân gồm Toà án nhân dân tối cao và các Toà án khác do luật định.

   Toà án nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

b) Viện kiểm sát nhân dân

Câu hỏi: Em hãy đọc thông tin trang 77, 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

Thông tin 1. Trên cơ sở kết quả điều tra, xác minh, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm thuộc thẩm quyền, ngày 25/8/2021, Cơ quan điều tra Viện Kiểm sát nhân dân tôi cao đã quyết định khởi tố một số vụ án hình sự để điều tra và xử lí theo quy định của pháp luật.

Thông tin 2. Viện Kiêm sát nhân dân huyện K có chức năng thực hành quyền công tố và kiểm sát hoạt động tư pháp trên địa bàn huyện K theo quy định của Hiến pháp và pháp luật. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, Viện Kiểm sát nhân dân huyện K có nhiệm vụ góp phân bảo vệ pháp chế xã hội chủ nghĩa, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và quyền làm chủ của nhân dân, bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thê, bảo vệ tỉnh mạng, sức khoẻ, tài sản, danh dự và nhân phẩm của công dân, bảo đảm để mọi hành vi xâm phạm lợi ích của Nhà nước, của tập thể, quyền và lợi ích hợp pháp của công dân đều phải được xử li theo pháp luật.

a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.

b) Phân biệt chức năng của Toà án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

Trả lời:

Yêu cầu a) Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu b)

- Tòa án nhân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

- Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoát động tư pháp.

   Viện kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp.

   Viện kiểm sát nhân dân gồm Viện kiểm sát nhân dân tối cao và các Viện Kiểm sát khác do luật định.

   Viện kiểm sát nhân dân có nhiệm vụ bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm chỉnh và thống nhất.

1.6. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước

Câu hỏi: Em hãy đọc trường hợp 1, 2 trang 78 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều và trả lời câu hỏi

a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?

b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào?

Trả lời:

Yêu cầu a) Các đối tượng trên đã có những hành vi sai trái, tuyên truyền những thông tin chống phá nhà nước, những thông tin sai sự thật về chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Yêu cầu b) Nếu là người thân hoặc bạn của những trường hợp đó, em sẽ khuyên họ nên biết chọn lọc thông tin, phân biệt thông tin đúng sai, tìm hiểu rõ ràng trước khi đăng tải mọi thứ lên mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nhà nước.

   Bộ luật Hình sự năm 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

   Điều 117 (trích)

   1. Người nào có một trong những hành vi sau đây nhằm chống Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:

   a) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung xuyên tạc, phỉ báng chính quyền nhân dân;

   b) Làm, tàng trữ, phát tán hoặc tuyên truyền thông tin, tài liệu, vật phẩm có nội dung bịa đặt, gây hoang mang trong nhân dân.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em đồng ý hay không đồng ý với ý kiến nào sau đây? Vì sao?

a. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước là cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước.

b. Công dân Việt Nam đều có quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

c. Công dân có quyền khiếu nại, tố cáo khi không đồng tình với quyết định, việc làm trái pháp luật của các cơ quan trong bộ máy nhà nước.

d. Cơ quan cấp dưới phải thực hiện tất cả các chủ trương, quyết định của cơ quan nhà nước cấp cao hơn.

đ. Bộ máy Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.

Hướng dẫn giải:

Đưa ra quan điểm đồng ý hay không đồng ý với từng ý kiến và giải thích lí do vì sao lại đưa ra quan điểm như vậy

Lời giải chi tiết:

a – Em không đồng tình với ý kiến trên vì nguyên tắc đảm bảo cơ sở cho việc xây dựng và thực hiện các nhiệm vụ của Nhà nước là nguyên tắc bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng.

b – Em đồng tình với ý kiến trên vì Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân; nhân dân chính là người tạo ra Nhà nước vì vậy nhân dân hoàn toàn được quyền ứng cử tham gia vào bộ máy Nhà nước thông qua các kì bầu cử.

 c – Em đồng tình với ý kiến trên vì nhân dân có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước, nếu thấy những việc làm trái pháp luật, nhân dân hoàn toàn có quyền khiếu nại và tố cáo.

d – Em đồng tình với ý kiến trên vì đây chính là nội dung của nguyên tắc tập trung dân chủ.

đ -  Em đồng tình với ý kiến trên vì Bộ máy Nhà nước ta là do nhân dân thành lập nên; là Nhà nước ta là nhà nước của dân, do dân và vì dân. Mọi hoạt động của các cơ quan Nhà nước đều phải phục vụ cho lợi ích của nhân dân.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, các em cần:

- Nêu được đặc điểm, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Nêu được chức năng, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trong bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Toà án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân.

- Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá Nhà nước.

3.1. Trắc nghiệm Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 12 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Bài 12 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 79 SGK Giáo dục kinh tế và pháp luật 10 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam - Giáo dục KT và PL

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF