OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7 Phòng, chống bạo lực gia đình


HỌC247 mời các em cùng tham khảo nội dung bài giảng Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình thuộc sách Chân trời sáng tạo dưới đây. Nội dung bài giảng được HỌC247 biên soạn và tổng hợp sẽ giúp các em biết cách phòng, chống bạo lực gia đình; đồng thời phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng. Chúc các em học tốt!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

 Gia đình là nguồn cội của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau. Đặc biệt, mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình đề gia đình luôn là bến bờ của an vui và hạnh phúc.

1.1. Khái niệm bạo lực gia đình

a. Khái niệm: Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.

b. Phân loại: Bạo lực gia đình có các hình thức phổ biến sau:

- Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khoẻ, tính mạng của họ.

- Bạo lực tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lí của thành viên gia đình.

- Bạo lực kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

- Bạo lực tình dục: là bất kì hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.

Tổng hợp các loại hình bạo lực gia đình trên cơ sở giới

Tổng hợp các loại hình bạo lực gia đình trên cơ sở giới

1.2. Hậu quả của bạo lực gia đình

- Bạo lực gia đình để lại nỗi đau về thể chất và tinh thần cho người bị bạo lực cũng như người có hành vi bạo lực.

- Bạo lực gia đình làm cho cá nhân bị tổn thương về tâm lí, cơ thể và thậm chí là tính mạng; làm cho gia đình bị rạn nứt, đổ vỡ làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn và văn minh của xã hội.

1.3. Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình

- Pháp luật đã quy định về phòng, chống bạo lực gia đình trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; Luật Hôn nhân và gia đình; Luật Trẻ em; Luật Bình đẳng giới,...

- Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên trong gia đình cần: yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau; thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình; tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.

Tháng 6 - Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình

Tháng 6 - Tháng hành động quốc gia về phòng chống bạo lực gia đình

1.4. Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình

- Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: nhận diện nguy cơ để tìm đến chỗ an toàn;

+ Trong khi xảy ra bạo lực: lên tiếng phản đối một cách phù hợp, nhờ sự trợ giúp của người thân, hàng xóm hoặc gọi Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111;

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị và tìm cách hàn gắn mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình.

- Học sinh cần: phê phán hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng một cách phù hợp với hoàn cảnh, lứa tuổi.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Tình huống: Bạn X có em gái 2 tuổi. Vì công việc bận rộn nên mẹ thường để bạn X trông em. Em gái của bạn X khá năng động nên hay đi khắp nhà để chơi. Có nhiều lần, em gái lục tung sách vở trên bàn học khiến bạn X rất tức giận. Thời gian đầu, bạn X còn nhỏ nhẹ nói chuyện với em nhưng càng về sau thì bạn X càng khó chịu và thường xuyên la mắng em. Có lần, em làm vỡ chiếc hộp lưu niệm mà bạn X rất yêu quý nên bạn X đã dùng thước đánh mạnh vào tay em.

Câu hỏi:

- Em nhận xét như thế nào về hành vi của bạn X?

- Nếu là bạn thân của bạn X và biết chuyện này, em sẽ tư vấn cho bạn X như thế nào?

 

Lời giải chi tiết:

- Nhận xét: hành vi của bạn X là không đúng, đây là một biểu hiện của hành vi bạo lực gia đình (bạo lực về thể chất).

- Lời khuyên: Nếu là bạn thân của X, em nên khuyên X:

+ Chấm dứt và không được lặp lại hành vi bạo lực với em gái nữa.

+ Bao dung hơn với em (vì em gái của X còn nhỏ tuổi, em chưa ý thức được hành động), quan tâm và yêu thương em.

+ Cất gọn đồ dùng của cá nhân hoặc những đồ dùng có thể gây nguy hiểm, như: dao, kéo, phích nước…ở xa tầm với của em gái.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình, các em cần:

- Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.

- Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.

3.1. Trắc nghiệm Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 7 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 41 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 42 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3 trang 44 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 46 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 46 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 46 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 4 trang 48 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 48 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 48 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

4. Hỏi đáp Bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
OFF