OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 10 Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân


Dưới đây là nội dung bài giảng Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân thuộc sách Chân trời sáng tạo do HỌC 247 biên soạn và tổng hợp. Với nội dung bài giảng rõ ràng, dễ hiểu sẽ giúp các em nắm vững nội dung bài học, đồng thời hình thành ý thức tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi. Mời các em cùng tham khảo. Chúc các em có nhiều kiến thức bổ ích!

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

 Cuộc sống của chúng ta sẽ buồn tẻ và mất đi ý nghĩa nếu không có lao động. Lao động là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân. Việc hiểu được một số quyền và nghĩa vụ lao động sẽ giúp con người từng bước đi vào hành trình khám phá thế giới, sáng tạo ra chính cuộc đời của bản thân mình.

1.1. Tầm quan trọng của lao động

- Là hoạt động chủ yếu, quan trọng nhất của con người.

- Là nhân tố quyết định sự tồn tại, phát triển của xã hội.

1.2. Một số quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

a. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ lao động của công dân:

- Mọi công dân có quyền dùng sức lao động của mình để học nghề, tìm kiếm việc làm, lựa chọn nghề nghiệp đem lại thu nhập cho bản thân, gia đình và xã hội.

- Mọi người đều có nghĩa vụ lao động để tự nuôi sống bản thân, nuôi sống gia đình góp phần sáng tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội duy trì và phát triển đất nước.

 

b. Quy định của pháp luật về lao động chưa thành niên:

Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc, ở các nơi làm việc theo quy định tại Bộ luật Lao động năm 2019.

 

c. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người lao động:

- Quyền lao động của người lao động: làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp; học nghề, nâng cao trình độ chuyên môn; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại công sở, nơi làm việc.

- Nghĩa vụ lao động của người lao động: thực hiện hợp đồng lao động; chấp hành kỉ luật lao động, nội quy lao động; thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Nghĩa vụ của người lao động

Nghĩa vụ của người lao động

 

d. Quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

- Quyền của người sử dụng lao động: tuyển dụng, bố trí, quản lí, điều hành, giảm sát lao động; khen thưởng và xử lí vi phạm kỉ luật lao động.

- Nghĩa vụ của người sử dụng lao động: thực hiện hợp đồng lao động, thoả ước lao động tập thể và thoả thuận hợp pháp khác; tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người lao động. Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

Nghĩa vụ của người sử dụng lao động

1.3. Trách nhiệm của học sinh

Học sinh phải tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi

Trường hợp: Hướng tới kỉ niệm ngày Thương binh liệt sĩ, Trường Trung học cơ sở M tổ chức hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ xã K. Đây là một trong những hoạt động thường niên của nhà trường tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm lao động ở trường, lớp và cộng đồng nhằm thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc. Hoạt động này đã thu hút được nhiều học sinh tham gia với thái độ tích cực, chủ động.

Câu hỏi:

- Nếu là học sinh Trường Trung học cơ sở M, em sẽ chủ động tham gia hoạt động này như thế nào? Vì sao?

- Vì sao học sinh Trường Trung học cơ sở M lại tích cực, tham gia hoạt động lao động cộng đồng của nhà trường?

 

Lời giải chi tiết:

- Nếu là học sinh Trường Trung học cơ sở M, em sẽ:

+ Tích cực, hăng hái tham gia hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ

+ Vận động người thân, bạn bè cùng tham gia dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ.

+ Nhắc nhở, góp ý với những bạn có thái độ trốn tránh, thiếu tích cực khi tham gia hoạt động do nhà trường tổ chức.

- Học sinh Trường Trung học cơ sở M lại tích cực, tham gia hoạt động lao động cộng đồng của nhà trường, vì:

+ Hoạt động dọn dẹp, vệ sinh Nghĩa trang liệt sĩ do nhà trường phát động đã tạo điều kiện cho học sinh trải nghiệm lao động ở trường, lớp và cộng đồng.

+ Mặt khác, hoạt động này cũng thể hiện đạo lí “uống nước nhớ nguồn”, lòng biết ơn sâu sắc đối với các liệt sĩ đã hi sinh vì độc lập, tự do của dân tộc.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân, các em cần:

- Phân tích được tầm quan trọng của lao động đối với đời sống con người.

- Nêu được một số quy định của pháp luật về quyền, nghĩa vụ lao động của công dân, lao động chưa thành niên.

- Nêu được một số quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên tham gia hợp đồng lao động; lập được hợp đồng lao động có nội dung đơn giãn giữa người sử dụng lao động và người lao động.

- Tích cực, chủ động tham gia lao động ở gia đình, trường, lớp và cộng đồng phù hợp lứa tuổi.

3.1. Trắc nghiệm Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 10 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 8 Chân Trời Sáng Tạo Bài 10 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 64 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 1 trang 65 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 2 trang 68 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 3 trang 70 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Giải Câu hỏi mục 4 trang 70 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 1 trang 71 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 2 trang 71 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 3 trang 72 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 4 trang 72 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 5 trang 72 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 6 trang 73 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Luyện tập 7 trang 73 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 1 trang 73 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

Vận dụng 2 trang 73 SGK Giáo dục công dân 8 Chân trời sáng tạo – CTST

4. Hỏi đáp Bài 10: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân Giáo dục công dân 8 Chân Trời Sáng Tạo

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng GDCD HỌC247.

NONE
OFF