OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 8: Bạo lực học đường


Nhằm giúp các em học sinh có thêm nhiều tài liệu tham khảo hữu ích cho môn GDCD 7, HỌC247 đã biên soạn Bài 8: Bạo lực học đường. Bài giảng tóm tắt nội dung về biểu hiện, nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường. Mời các em cùng tham khảo!

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

  Trường học là nơi gắn liền với lứa tuổi học trò hồn nhiên, trong sáng và cũng là nơi nâng bước cho chúng ta trưởng thành. Tuy nhiên, có một số ít học sinh vẫn còn những hành vi ứng xử chưa đúng, thậm chí vi phạm pháp luật, gây hậu quả nghiêm trọng đến bản thân, gia đình, nhà trường và những người xung quanh.

Câu hỏi: Em hãy quan sát những hình sau để đặt tên cho mỗi hình ảnh và giải thích ý nghĩa của tên gọi đó.

Trả lời:

- Hình trên: Những cái chỉ tay đáng sợ: Đây là hành vi cô lập, chỉ trích, nói xấu bạn bè trong lớp, trường khiến cho học sinh bị tổn thương.

- Hình dưới: Bàn tay ấm áp: Hành động thể hiện sự đoàn kết, đùm bọc nhau giữa con người với con người.

1.1. Biểu hiện của bạo lực học đường

Câu 1: Em hãy đọc thông tin, trường hợp trang 40 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy căn cứ vào thông tin để xác định những hành vi bạo lực học đường được thể hiện qua mỗi trường hợp và hình ảnh trên?

b) Ngoài những hành vi trên, em còn biết hoặc chứng kiến những hành vi bạo lực học đường nào khác?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Hành vi nói xấu và cô lập, lảng tránh T, lôi kéo bạn khác không chơi với T là hành vi bạo lực học đường.

- Trường hợp 2: Xúc phạm danh dự và làm tổn hại đến thể chất H là hành vi bạo lực học đường.

Yêu cầu b) Một số hành vi bạo lực học đường khác:

- Đánh bạn.

- Nói xấu, chê bai, chế giễu bạn.

- Tung tin đồn không chính xác về bạn.

- Hủy hoại, đập phá đồ đạc của bạn.

- Sử dụng hình ảnh cá nhân bạn để uy hiếp, ép buộc bạn làm theo lời.

  - Các hành vi bạo lực thể chất:

  + Hành hạ, ngược đãi, đánh đập;

  + Xâm hại thân thể, sức khỏe và các hành vi khác cố ý gây tổn thất về thể chất của người khác.

  - Các hành vi bạo lực về tinh thần: lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm, cô lập, xua đuổi và các hành vi cố ý khác gây tổn thất về tinh thần người khác.

  - Hành vi chiếm đoạt, hủy hoại gây tổn thất tài sản của người khác.

  - Các hành vi bạo lực trực tuyến:

  + Nhắn tin, gọi điện, sử dụng hình ảnh cá nhân để uy hiếp, đe dọa, ép buộc người khác làm theo ý mình hoặc lăng mạ, bôi nhọ nhân phẩm người khác;

  + Lập hoặc tham gia các hội nhóm trên mạng để cô lập, tẩy chay một cá nhân hoặc nhóm khác.

1.2. Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường

Câu hỏi: Em hãy đọc tình huống trang 42 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, những hành vi nào của các nhân vật trong từng tình huống trên là hành vi có tính chất bạo lực học đường?

b) Nguyên nhân và hậu quả của những hành vi đó là gì?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

Tình huống 1: Hành vi hay nổi nóng, gây gổ với bạn bè, cãi nhau và định đánh bạn.

Tình huống 2: Hành vi kéo bè phái đi dọa dẫm, bắt nạt các bạn khác.

Yêu cầu b)

Tình huống 1:

+ Nguyên nhân là do H bị ảnh hưởng tiêu cực từ phim ảnh có nội dung bạo lực.

+ Hậu quả dẫn đến mối quan hệ giữa H và bạn bè không yên bình, H bị nhà trường cảnh cáo.

Tình huống 2:

+ Nguyên nhân là do không có nhận thức đúng đắn, luôn cho mình là mạnh nhất.

+ Hậu quả là V không có được sự yêu mến của các bạn bè xung quanh.

  Nguyên nhân và hậu quả của bạo lực học đường:

  a. Nguyên nhân của bạo lực học đường:

  - Nguyên nhân chủ quan:

  + Sự thiếu hụt kĩ năng sống

  + Thiếu sự trải nghiệm

  + Thích thể hiện bản thân

  + Tính cách nông nổi, bồng bột.

  - Nguyên nhân khách quan:

  + Thiếu sự quan tâm, giáo dục của gia đình

  + Những tác động tiêu cực từ môi trường xã hội.

  b. Hậu quả của bạo lực học đường.

  - Người gây ra bạo lực học đường:

  + Có thể bị tổn thương về thể chất, tinh thần;

  + Bị lệch lạc nhân cách;

  + Phải chịu các hình thức kỉ luật, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu gây hậu quả nghiêm trọng.

  - Người bị bạo lực học đường:

  + Có thể bị tổn thương thể chất, tinh thần

  + Giảm sút kết quả học tập và rèn luyện.

  - Đối với gia đình, bạo lực học đường có thể gây ra không khí căng thẳng, bất an, tổn hại về vật chất; xã hội thiếu an toàn và làng mạnh.

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy tranh luận cùng bạn về những ý kiến sau:

a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

b) Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.

c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.

d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.

e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, chúng ta cần thẳng thắn từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp các mâu thuẫn, xung đột.

f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi ấy.

Hướng dẫn giải:

- Đọc các ý kiến trên.

- Chỉ ra các ý kiến mà em đồng ý, giải thích.

- Chỉ ra các ý kiến mà em không đồng ý, giải thích.

Lời giải chi tiết:

- Đồng ý với các ý kiến:

a) Chế giễu bạn trên mạng xã hội hay qua tin nhắn không phải là bạo lực học đường.

Bởi vì dù là trực tiếp hay gián tiếp thì vẫn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, tinh thần của người khác.

b) Tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường là hành động cần được thực hiện quyết liệt.

Bởi vì tuyên truyền phòng, chống bạo lực học đường sẽ giúp nhiều người biết được cách chống lại các hành động bạo lực học đường, ngăn chặn những bạn có ý định bạo lực học đường.

e) Để không bị lôi kéo tham gia bạo lực học đường, cần thẳng thần từ chối các lời rủ rê và biết cách giữ bình tĩnh, tự chủ khi gặp các mâu thuẫn, xung đột.

Bởi vì cần tránh xa các lời rủ rê, bình tĩnh giải quyết mâu thuẩn để tránh vấn đề đi quá xa dẫn đến bạo lực học đường.

- Không đồng ý với các ý kiến:

c) Tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là nhiệm vụ của người lớn, không phải của học sinh.

Bởi vì việc tuyên truyền, vận động phòng chống bạo lực học đường là của tất cả mọi người bao gồm cả học sinh, người lớn, thầy cô giáo trong nhà trường.

d) Thông báo cho người thân và bạn bè biết mình bị bạo lực học đường là yếu đuối.

Bởi vì khi bị bạo lực học đường cần phải báo ngay cho người người thân và bạn bè để giải quyết luôn, tránh tình trạng kéo dài.

f) Tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường không vi phạm pháp luật vì không trực tiếp tham gia vào hành vi ấy.

Bởi vì tham gia cổ vũ cho bạo lực học đường là gián tiếp thực hiện bạo lực học đường.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 8: Bạo lực học đường, các em cần:

- Nêu được các biểu hiện của bạo lực học đường.

- Nêu được nguyên nhân và tác hại của bạo lực học đường.

3.1. Trắc nghiệm Bài 8: Bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 8 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 8 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 43 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 8: Bạo lực học đường - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF