OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
UREKA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Cánh Diều Bài 4: Học tập tự giác, tích cực


Để có thêm nhiều kiến thức bổ ích về các biểu hiện và ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực, HOC247 mời các em cùng tham khảo Bài 4: Học tập tự giác, tích cực thuộc sách Cánh Diều dưới đây. Đồng thời, các bài tập minh họa giúp các em học sinh củng cố lại kiến thức bài giảng. Hi vọng tài liệu sẽ giúp ích cho các em!

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

  Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”.

Câu hỏi: Em có suy nghĩ gì về câu nói “Học, học nữa, học mãi”?

Trả lời:

- Suy nghĩ của em:

+ Có học chúng ta mới mở mang được tri thức trong cuộc sống bởi những gì ta biết chỉ là những giọt nước nhỏ trên cả một đại dương mênh mông rộng lớn mà thôi vì vậy chúng ta cần phải không ngừng học hỏi.

+ Chúng ta cần phải coi trọng việc học, học tập mới có thể giúp chúng ta trở thành những con người có ích cho xã hội được, rèn luyện bản thân và bồi dưỡng tri thực là nhiệm vụ hàng đầu của mỗi học sinh chúng ta.

1.1. Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực

Câu 1: Em hãy quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

a) Em hãy phân tích thái độ và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên và chỉ ra những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực; biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập.

b) Ngoài những biểu hiện trên, em còn biết những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập?

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Hình 1: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách cố gắng hoàn thiện hết số lượng bài tập được giao, dù mệt cũng không bỏ dở.

- Hình 2: Các bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách chủ động phân chia công việc khi làm việc nhóm với nhau.

- Hình 3:

+ Bạn nữ đã thể hiện biểu hiện học tập tự giác, tích cực bằng cách khi gặp bài khó đã không nản chí, nghiêm túc suy nghĩ, cố gắng tìm ra cách giải bằng được.

+ Trong khi bạn nam chưa có biểu hiện học tập tự giác, tích cực bởi vì khi gặp bài khó, bạn đã nhanh chóng nản chí, từ bỏ không suy nghĩ cách giải.

- Hình 4: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách lập ra kế hoạch học tập phù hợp với bản thân và nghiêm túc, quyết tâm thực hiện kế hoạch đó.

- Hình 5: Bạn học sinh chưa tự giác, tích cực học tập. Bố mẹ nhắc nhở việc học bài nhưng bạn không nghe lời, vẫn ham chơi.

- Hình 6:

+ Bạn nữ đã học tập tự giác, tích cực khi chủ động làm hết bài tập được giao và còn nhắc nhở bạn nam cùng bàn về việc làm bài tập.

+ Trong khi bạn nam không hề học tập tự giác, tích cực vì không chủ động làm bài tập mà lại chờ để chép bài của bạn.

Yêu cầu b)

- Biểu hiện thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập: 

+ Có mục tiêu học tập rõ ràng;

+ Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra;

+ Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở;

+ Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập;

+ Có phương pháp học tập chủ động;

+ Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

  - Biểu hiện của học tập tự giác, tích cực:

  + Có mục tiêu học tập rõ ràng;

  + Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã đặt ra;

  + Hoàn thành nhiệm vụ học tập và không cần ai nhắc nhở;

  + Luôn cố gắng vượt khó, kiên trì học tập;

  + Có phương pháp học tập chủ động;

  + Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.

1.2. Ý nghĩa của học tập tự giác, tích cực

Câu hỏi: Em hãy đọc các trường hợp trang 22 SGK GDCD 7 Cánh Diều và trả lời câu hỏi.

a) Theo em, vì sao Minh và Nga đạt được những thành tích xuất sắc trong học tập?

b) Em hãy rút ra ý nghĩa của việc học tập tự giác, tích cực.

Trả lời: 

Yêu cầu a)

- Trường hợp 1: Minh đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; lên kế hoạch học tập hợp lí, chủ động tìm tòi và học hỏi kiến thức mới, không nản chí khi gặp bài khó mà quyết tâm tìm ra cách giải sáng tạo.

- Trường hợp 2: Nga đạt được thành tích xuất sắc trong học tập nhờ tinh thần học tập tự giác, tích cực; quyết tâm theo đuổi đam mê tiếng Anh, xác định mục tiêu rõ ràng, lên kế hoạch học tập hợp lí; dù hoàn cảnh khó khăn cũng không nản chí, quyết vươn lên trong học tập.

Yêu cầu b)

- Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

+ Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

+ Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

+ Được mọi người tin tưởng, tôn trọng và quý mến.

  - Tự giác, tích cực trong học tập giúp chúng ta:

  + Chủ động, sáng tạo và không ngừng tiến bộ trong học tập;

  + Đạt được kết quả và mục tiêu học tập đã đề ra;

  + Được mọi người tin tương, tôn trọng và quý mến.

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập: Em hãy chọn một bạn trong lớp để cùng góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập và chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

Hướng dẫn giải:

- Chọn 1 bạn trong lớp.

- Đưa ra góp ý, nhắc nhở nhau trong học tập.

- Chia sẻ trước lớp về kết quả đạt được sau một tháng.

Lời giải chi tiết:

- Em hãy cùng bạn thực hiện thời gian biểu gồm:

+ Thời gian kiểm tra bài đầu giờ cho nhau: 20 phút trước mỗi buổi học.

+ Thời gian học bài cũ: 2 tiếng mỗi buổi tối.

+ Thời gian ôn bài mới: 30 phút mỗi tối.

+ Thời gian cùng ôn bài cho các bài thi: các buổi tối và các buổi sáng cuối tuần.

- Sau 1 tháng, em và bạn cùng nhau tổng kết kết quả đạt được:

+ Điểm số của em và bạn có thay đổi không?

+ Thời lượng học của có cần cải thiện không?

+ Mỗi bạn đã tự hình thành được thói quen học tập theo thời gian biểu đó chưa?

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học Bài 4: Học tập tự giác, tích cực, các em cần:

- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.

- Thực hiện được việc học tập tự giác, tích cực.

- Biết góp ý, nhắc nhở những bạn chưa tự giác, tích cực học tập để khắc phục hạn chế này.

3.1. Trắc nghiệm Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Giáo dục công dân 7 Bài 4 cực hay với 10 câu hỏi có đáp án và lời giải chi tiết.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Giáo dục công dân 7 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 3 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Luyện tập 4 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 1 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Vận dụng 2 trang 23 SGK Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

4. Hỏi đáp Bài 4: Học tập tự giác, tích cực - Giáo dục công dân 7 Cánh Diều

Trong quá trình học bài và thực hành bài tập, có điểm nào còn thắc mắc các em có thể đặt câu hỏi trong mục Hỏi đáp để được sự hỗ trợ từ cộng đồng HỌC247.

NONE
OFF