OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 7 Bài 11: Tự tin


Hoc 247 giới thiệu đến các em học sinh bài học: Bài 11: Tự tin giúp các em hiểu thế nào là tự tin? Biểu hiện và ý nghĩa của tự tin. Để từ đó giúp các em tự tin hơn trong các quan hệ và tin tưởng vào bản thân hơn. Mời tất cả các em cùng tìm hiểu bài học này. 

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Tự tin là gì? 

  • Tự tin là tin tưởng vào khả năng của bản thân, chủ động trong mọi việc, không hoang mang dao động, hành động cương quyết dám nghĩ, dám làm.
  • Biểu hiện của tự tin
    • Tin tưởng bản thân
    • Chủ động trong mọi việc 
    • Dám tự quyết định và hành động chắc chắn, không hoang mang dao động 
    • Cương quyết dám nghĩ, dám làm
  • Trái với tự tin là gì?
    • Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè 
    • A dua, dựa dẫm
    • Ngại khó, ngại khổ…

→ Đây là biểu hiện lệch lạc, tiêu cực, cần phê phán và lên án.

1.2. Ý nghĩa 

  • Giúp con người có thêm sức mạnh, nghị lực và sáng tạo, làm nên sự nghiệp lớn.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1:

Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây? Vì sao?

(1) Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình;

(2) Người tự tin chí một mình quyết định công việc, không cần hỏi ý kiến ai;

(3) Người tự ti luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối;

(4) Người tự tin không lệ thuộc, dựa dẫm vào người khác;

(5) Người tự tin dám tự quyết định và hành động;

(6) Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình;

(7) Người tự tin không cần hợp tác với ai;

(8) Người có tính ba phải là người thiếu tự tin;

(9) Người tự tin luôn tự đánh giá cao bản thân mình.

Trả lời: 

  • Em đồng ý với những ý kiến 1, 3, 4, 5, 6, 8.

  • Ý kiến (1). Bởi vì: Người tự tin là người tin tưởng vào khả năng của bản thân cho nên biết tự giải quyết lấy công việc của mình.
  • Ý kiến (3). Bởi vì: Người tự ti luôn cảm thấy mình bé nhỏ, yếu đuối, thua thiệt so với người khác.
  • Ý kiến (4). Bởi vì: Rụt rè không mạnh dạn, không quyết đoán thì khó phát huy được khả năng của mình.
  • Ý kiến (5). Bởi vì: Người tự tin là tin tưởng vào khả năng của mình, chủ động trong mọi công việc, dám quyết định, không hoang mang dao động.
  • Ý kiến (6). Bởi vì: Người tự tin là người chủ động trong mọi công việc, dám tự quyết định và hành động một cách chắc chắn.
  • Ý kiến (8). Bởi vì: Người có tính ba phải là người không có lập trường, không tin vào mình, đúng sai không biết thì không thể tự tin để hoàn thành công việc được.

Câu hỏi 2: tình huống

Giờ kiểm tra toán cả lớp chăm chú làm bài. Hân làm xong thì nhìn sang bên cạnh thấy đáp số của Hoàng khác của mình Hân vội vàng sửa lại. Sau đó Hân quay sang bên phải thấy bài của Tuấn khác mình, Hân cuống lên định chép nhưng đã muộn. Đúng lúc đó cô giáo thông báo cả lớp phải nộp bài. 

Em hãy nhận xét hành vi của Hân trong tình huống trên? 

Trả lời: 

  • Hân là người không có lòng tin, thiếu sự tự tin vào bản thân, không tin tưởng vào bản thân của mình, không dám tin chắc vào kết quả của mình, dao động và sợ hãi khi thấy kết quả của bạn khác của mình. Hân làm bài thiếu sự nghiêm túc, sẽ bị điểm thấp. 
ADMICRO

3. Luyện tập Bài 11 GDCD 7

Qua bài học này các em cần nắm được nội dung kiến thức sau:

  • Khái niệm, biểu hiện, ý nghĩa, cách rèn luyện tự tin

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 7 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Tin tưởng bản thân
    • B. Chủ động trong mọi việc 
    • C. Dám tự quyết định và hành động chắc chắn, không hoang mang dao động 
    • D. A, B, C
    • A. Người tự tin là người biết tự giải quyết lấy công việc của mình
    • B. Người tự tin luôn cảm thấy mình nhỏ bé, yếu đuối
    • C. Tính rụt rè làm cho con người khó phát huy được khả năng của mình
    • D.  Người có tính ba phải là người thiếu tự tin
    • A. Tự cao, tự đại, tự ti, rụt rè 
    • B. A dua, dựa dẫm
    • C. Ngại khó, ngại khổ…
    • D. A, B, C

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 7 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 34 SGK GDCD 7

Bài tập 2 trang 34 SGK GDCD 7

Bài tập 3 trang 34 SGK GDCD 7

Bài tập 4 trang 34 SGK GDCD 7

Bài tập 5 trang 34 SGK GDCD 7

Giải bài 1 trang 42 SBT GDCD 7

Giải bài 2 trang 42 SBT GDCD 7

Giải bài 3 trang 42 SBT GDCD 7

Giải bài 4 trang 42 SBT GDCD 7

Giải bài 5 trang 42 SBT GDCD 7

Giải bài 6 trang 43 SBT GDCD 7

Giải bài 7 trang 44 SBT GDCD 7

Giải bài 8 trang 44 SBT GDCD 7

Giải bài 9 trang 44 SBT GDCD 7

3. Hỏi đáp Bài 11 GDCD 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF