Nhằm mục đích giáo dục các em học sinh về tính tự lập. Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập GDCD 6 Bài 5: Tự lập SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học: Yêu thương con người. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo.
Tóm tắt bài
1.1. Thế nào là tự lập?
Tự lập là tự làm lấy các công việc của mình trong cuộc sống.
1.2. Biểu hiện của tự lập
Biểu hiện của tính tự lập là sự tự tin, bản lĩnh cá nhân, dám đương đầu với những khó khăn, thử thách, có ý chí nỗ lực phấn đấu vươn lên trong cuộc sống, không trông chờ dựa dẫm, ỷ lại, phụ thuộc vào người khác.
1.3. Ý nghĩa của tự lập
Người có tính tự lập thường thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Học sinh cần rèn luyện tính tự lập trong học tập, công việc và sinh hoạt hằng ngày.
Bài tập minh họa
2.1. Khởi động
Đề bài: Hãy cùng tham gia cùng các bạn tham gia trò chơi “Giải ô chữ”
- Giải ô chữ để tìm từ chìa khóa. Ai tìm được từ khóa nhanh nhất sẽ chiến thắng.
- Chia sẻ hiểu biết của em về từ chìa khóa đó.
1. Hàng ngang số 1 gồm 7 chữ cái, chỉ thành tích nổi bật của học sinh hơn mức bình thường.
2. Hàng ngang số 2 gồm 6 chữ cái, chỉ sự đối lập với ỷ lại.
3. Hàng ngang số 3 gồm 7 chữ cái, chỉ sự đồng nghĩa với làm việc.
4. Hàng ngang số 4 gồm 6 chữ cái, chỉ hoạt động chính của học sinh ở trường học.
5. Hàng ngang số 5 gồm 6 chữ cái, chỉ thái độ tôn trọng và đúng mực đối với.
Phương pháp giải:
- Trò chơi: Nắm rõ yêu cầu và nội dung của trò chơi.
- Liên hệ kiến thức thực tế của bản thân
Lời giải chi tiết:
- Các từ khóa trong các ô hàng ngang:
1. Xuất sắc
2. Tự giác
3. Làm việc
4. Học tập
5. Lễ phép
- Các ô chữ chính hàng dọc: TỰ LẬP
2.2. Khám phá
2.2.1. Thế nào là tự lập
Đề bài: Em hãy đọc câu chuyện sau và trả lời câu hỏi:
Hai bàn tay
Trước khi ra đi tìm đường cứu nước, Bác Hồ còn rất trẻ, mang tên Nguyễn Tất Thành. Lúc đó, anh Thành có một người bạn tên là Lê. Một lần, cùng nhau đi chơi phố, đột nhiên Thành nhìn thẳng vào mắt bạn, hỏi:
- Anh Lê, anh có yêu nước không?
Câu hỏi đột nhiên khiến anh bạn ngạc nhiên, lúng túng trong giây lát rồi trả lời:
- Tất nhiên là có chứ!
- Anh có thể giữ bí mật không?
Người bạn đáp:
- Có.
Anh Thành nói tiếp:
- Tôi muốn sang nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta. Nhưng nếu đi một mình, thật ra cũng có nhiều mạo hiểm như khi đau ốm. Anh muốn đi với tôi không?
- Nhưng bạn ơi, chúng ta lấy đâu ra tiền mà đi?
- Đây, tiền đây. Anh Thành vừa nói vừa giơ hay bàn tay – Chúng ta sẽ làm bất cứ việc gì để sống và đi. Thế anh cùng đi với tôi chứ?
Bị lôi cuốn vì lòng hăng hái của bạn, anh Lê đồng ý, nhưng sau khi suy nghĩ về cuộc phiêu lưu đó, anh Lê không có đủ can đảm để giữ lời hứa.
Vài ngày sau, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã ra đi tìm đường cứu nước…
(Theo Bác Hồ kính yêu, NXB Kim Đồng, Hà Nội, 1980)
a. Vì sao Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước với hai bàn tay trắng?
b. Từ câu chuyện về Bác Hồ, em hiểu thế nào là tự lập?
Phương pháp giải:
- Đọc nội dung câu chuyện, phân tích nội dung câu chuyện dựa trên các gợi ý:
+ Lí do Bác ra đi tìm đường cứu nước dù chỉ có 2 bàn tay trắng. Bác tin tưởng vào đâu mà dám đi như vậy?
+ Từ nội dung câu chuyện về Bác phân tích xác định tự lập là gì?
+ Liên hệ thực tế bản thân.
Lời giải chi tiết:
a) Bác Hồ quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước vì: Trước những ách thống trị của bọn thực dân Phương Tây, các tầng lớp nhân dân Việt Nam bị bóc lột hết sức nặng nề, mâu thuẫn trong xã hội Việt Nam ngày càng sâu sắc làm nội bộ lục đục, không có đường lối chung. Người thanh niên tên Nguyễn Tất Thành sinh ra và lớn lên trong gia đình có truyền thống yêu nước, hiếu học sớm đã có chí đánh đuổi thực dân Pháp, giải phóng đồng bào. Khi không có gì trong tay, nhưng với ý chí kiên cường, bất khuất, tràn đầy tình yêu thương, có bản lĩnh gan dạ hết lòng vì tổ quốc, Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước.
b) Từ câu chuyện về Bác Hồ, theo em tự lập là chúng ta luôn phải tự chủ động, tự giác làm những công việc trong cuộc sống, không cần dựa dẫm, ỷ lại vào người khác, là đức tính tốt đẹp của con người làm họ có trách nhiệm hơn.
2.2.2. Biểu hiện của tự lập
Đề bài: Em hãy quan sát các bức tranh, đọc thông tin dưới đây để trả lời câu hỏi:
Hình ảnh: (trang 23, 24)
Thông tin: Hải là con trong gia đình khá giả. Nhà có bác giúp việc nhưng không vì thế mà Hải ỷ lại, dựa dẫm vào bác. Bạn luôn tự giác dọn dẹp phòng, gấp quần áo, chăn màn,… Những lúc rảnh rỗi, Hải còn phụ giúp bác nhặt rau, nấu cơm, lau nhà. Trong học tập, Hải luôn tự hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao.
a. Em hãy xác định những biểu hiện tự lập và chưa tự lập trong các bức tranh và thông tin trên.
b. Em còn biết những biểu hiện nào khác ngoài tính tự lập?
Phương pháp giải:
- Quan sát trực quan và nghiên cứu nội dung thông tin từng tranh, xác định hành vi ứng xử của từng nhân vật trong tranh từ đó rút ra câu trả lời cho biểu hiện tự lập và chưa tự lập.
- Liên hệ thực tế bản thân, những bạn bè xung quanh, chỉ ra biểu hiện của tính tự lập.
Lời giải chi tiết:
a. Những biểu hiện của sự tự lập và chưa tự lập trong các bức tranh và thông tin trên:
- Những biểu hiện tự lập: Hình 1 – tự khâu lại áo; Hình 3 – Tự giác nấu cơm ăn sớm để học bài cho kịp giờ; bạn Hải trong thông tin trên, cho dù gia đình có khá giả, có bác giúp việc riêng nhưng Hải luôn tự giác làm những việc của mình, còn phụ giúp bác giúp việc những công việc như: nhặt rau, gấp quần áo, chăn màn,…
- Những biểu hiện chưa được tự lập: Hình ảnh 2 – trong giờ kiểm tra bạn đã không tự giác làm bài của mình mà chờ bạn bên cạnh làm xong rồi chép bài, đồng thời thể hiện sự không trung thực.
b. Những biểu hiện khác ngoài tính tự lập:
- Tự giác vệ sinh cá nhân.
- Thức dậy sớm không cần bố mẹ gọi.
- Tự dọn dẹp, sắp xếp phòng ngủ.
- Phụ giúp bố mẹ những công việc nhà.
- Chủ động học bài, làm hết tất cả các bài tập.
2.2.3. Ý nghĩa của tự lập
Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và trả lời câu hỏi:
1. Bố của Hưng mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em ăn học. Hưng luôn ý thức phải làm tốt các việc cá nhân của mình đồng thời giúp đỡ mẹ mọi việc trong gia đình. Khi mẹ ốm phải nằm viện, Hưng lo toan hết việc nhà, chăm sóc mẹ và em chu đáo. Năm học nào Hưng cũng đạt danh hiệu học sinh Giỏi.
a. Hưng đã thể hiện tính tự lập như thế nào?
b. Tính tự lập đã đem lại điều gì cho Hưng?
2. Anh Luận là người dân tộc Mường được bình chọn là Doanh nhân trẻ xuất sắc. Tuy gia đình khó khăn nhưng anh vẫn cố gắng học và đã thi đỗ vào trường đại học. Để đóng tiền học phí và sinh hoạt, anh đã làm thêm nhiều việc: phát tờ rơi, gia sư, phục vụ bàn... Ra trường, anh trở về quê hương làm thuê, tự tích lũy tiền và bắt đầu kinh doanh cà phê. Doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, tạo công việc làm cho nhiều người ở buôn làng.
a. Tính tự lập của anh Luận đã mang lại điều gì cho anh và cho xã hội?
b. Từ các trường hợp trên, em hãy cùng bạn thảo luận và cho biết ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội.
Phương pháp giải:
- Đọc kĩ thông tin, phân tích vai trò của tính tự lập mang đến hiệu quả gì cho nhân vật.
- Liên hệ thực tế bản thân tiến hành trao đổi với bạn học rút ra ý nghĩa của tự lập với bản thân, gia đình và xã hội.
Lời giải chi tiết:
1. Tình huống 1:
a. Những biểu hiện tính tự lập của Hưng: Cho dù bố mất sớm, mẹ vất vả lao động nuôi hai anh em Hưng ăn học, vì thấy Hưng phải tự lập làm tốt các công việc cá nhân đồng thời giúp mẹ trong mọi việc nhà, chăm em chu đáo.
b. Tính tự lập trên đã đem lại cho Hưng kết quả là: Hưng đã học được tính tự lập và luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi.
2. Tình huống 2:
a. Tính tự lập của Luận đã mang lại cho anh và xã hội sau: Anh Luận là người dân tộc, sinh ra ở vùng quê nghèo nhưng anh có ý chí tự lập từ nhỏ, quyết tâm vượt lên số phận, cố gắng học tập thật tốt và đã đỗ đại học, lo toan công việc nhà, chăm sóc mẹ và em. Ấy vậy mà anh học đại học tự lo tiền ăn học bằng nhiều nghề khác nhau, hiện tại đã trở thành một doanh nhân thành đạt, doanh nghiệp của anh ngày càng phát triển, tạo công ăn việc làm cho nhiều người.
b. Ý nghĩa của tự lập đối với bản thân, gia đình và xã hội là: khi chúng ta biết tự lập thì rất dễ thành công trong cuộc sống và xứng đáng nhận được sự tôn trọng của mọi người.
Luyện tập
Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:
+ Nêu được khái niệm tự lập
+ Liệt kệ được các biểu hiện của người có tính tự lập.
+ Hiểu vì sao phải tự lập.
+ Đánh giá được khá năng tự lập của bản thân và người khác.
+ Tư thực hiện được nhiệm vụ của bản thân trong học tập, sinh hoạt hằng ngày, hoạt động tập thể ở trường và trong cuộc sống cộng đồng, không dựa dẫm, ỷ lại và phụ thuộc vào người khác.
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 5 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Giúp bản thân làm được mọi việc của bản thân.
- B. Xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp.
- C. Rèn luyện những kỹ năng cần thiết.
- D. Mở mang tầm hiểu biết.
-
- A. tham gia hoạt động văn nghệ của trường khi được phân công.
- B. mỗi khi có đợt quyên góp thì ủng hộ nhiệt tình.
- C. tham gia các hoạt động lao động của khu phố khi có yêu cầu.
- D. chủ động tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao tại trường cũng như tại địa phương.
-
- A. Súc miệng nước muối mỗi sáng.
- B. Luyện tập thể dục hằng ngày.
- C. Ăn mặc phong phanh khi trời lạnh.
- D. Ăn uống điều độ, giữ gìn quần áo sạch sẽ.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 5 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Luyện tập 1 trang 25 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Luyện tập 2 trang 25 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Luyện tập 3 trang 25 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Vận dụng 1 trang 25 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Vận dụng 2 trang 25 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 1 trang 17 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 2 trang 17 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 3 trang 18 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 4 trang 18 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 5 trang 18 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 6 trang 20 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 7 trang 21 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 8 trang 21 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Giải bài 9 trang 21 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức
Hỏi đáp Bài 5: Tự lập
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!