OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì Kết nối tri thức


Nhằm mục đích giáo dục các em học sinh về tình cảm yêu thương con người và đồng bào. Hoc247 biên soạn và giới thiệu đến các em tài liệu học tập GDCD 6 Bài 3: Siêng năng, kiên trì SGK Kết nối tri thức với cuộc sống. Hi vọng với tài liệu này sẽ giúp các em nắm vững ý nghĩa và nội dung của bài học: Siêng năng và kiên trì trong cuộc sống. Mời các em học sinh cùng quý thầy cô cùng tham khảo

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Khái niệm siêng năng, kiên trì

Siêng năng là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

Kiên trì là sự quyết tâm làm đến cùng, dù gặp khó khăn, gian khổ.

1.2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Trong học tập: Chăm chỉ học tập; làm bài tập về nhà; chủ động học kiến thức mới; xây dựng mục tiêu học tập; tự giác học tập; nỗ lực giải bài tập khó; không bỏ cuộc,...

Trong lao động: Chăm chỉ làm việc nhà; tìm tòi và sáng tạo; không bỏ dở công việc; kiên trì làm đến cùng,...

Trong hoạt động khác: thường xuyên rèn luyện thân thể; bảo vệ môi trường; dũng cảm đấu tranh với cái sai bảo vệ cái đúng; siêng năng và kiên trì trong mọi công việc,...

1.3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Siêng năng, kiên trì sẽ giúp con người thành công trong công việc và cuộc sống. 

Người siêng năng, kiên trì sẽ được mọi người tin tưởng và yêu quý.

Mỗi khi làm việc gì, em cần có mục đích và cách thực hiện rõ ràng. Hãy chăm chỉ kiên trì thực hiện, nếu gặp khó khăn hãy thử thách bằng nhiều cách để thực hiện thành công, không bỏ cuộc giữa chừng.

ADMICRO

Bài tập minh họa

2.1. Khởi động

Đề bài: Em hãy cùng các bạn tham gia trò chơi “Ai nhanh hơn”.

- Tìm những ca dao, tục ngữ nói về siêng năng, kiên trì. Ai tìm được nhanh và nhiều câu đúng hơn sẽ chiến thắng.

- Chia sẻ hiểu biết của em về ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đã tìm được.

Phương pháp giải:

- Dựa vào kiến thức bản thân và liên hệ thực tế tìm hiểu các câu ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì.

Lời giải chi tiết:

a. Những câu ca dao, tục ngữ về siêng năng, kiên trì.

- Có chí thì nên.

- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.

- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

- Mưu cao chẳng bằng chí dày.

- Thua keo này bày keo khác

b. Ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ trên: 

- Có chí thì nên

=> Câu tục ngữ nói về ý chí kiên trì, nhẫn nại, kiên nhẫn và cẩn thận của con người. Kiên trì, nhẫn nại, kiên nhẫn và cẩn thận là những đức tính mà con người rất cần trong cuộc sống hiện nay. Những đức tính ấy sẽ giúp con người làm việc tỉ mỉ, thận trọng và có những kết quả tốt trong công việc cũng như cuộc sống. Tuy nhiên, sự cẩn thận, tỉ mỉ cũng cần có mức độ chứ không nên chậm rãi quá sẽ dẫn đến kết quả không tốt.

- Có chí làm quan, có có gan làm giàu.

=> Đây là câu tục ngữ nói về ý chí cầu tiến của bản thân mỗi con người, mỗi người có những ý chí, những ý muốn cho cuộc sống của mình. Câu tục ngữ nói rằng nếu có chí chúng ta sẽ làm quan, nếu có gan thì chúng ta sẽ làm giàu. Con người cần có những sự kiên trì, nhẫn nại, kiên nhẫn để cuộc sống được tốt đẹp hơn.

- Người có chí thì nên, nhà có nền thì vững.

=> Những đức tính kiên trì, nhẫn nại, cẩn thận và kiên nhẫn là những đức tính cần thiết trong cuộc sống này. Những đức tính ấy sẽ giúp con người có những điều tốt đẹp trong cuộc sống cũng như trong công việc, những người có sự kiên nhẫn sẽ thành công.

- Mưu cao chẳng bằng chí dày.

=> Ý chí của con người luôn thể hiện ở sự kiên nhẫn, nhẫn nại, khi con người có ý chí thì chuyện gì cũng qua. Câu tục ngữ đã nói lên điều ấy, khi chúng ta có những tính toán nhưng không có được ý chí dày thì chúng ta sẽ không làm được gì.

- Thua keo này bày keo khác.

=> Câu tục ngữ nói đến sự kiên nhẫn, nhẫn nại của con người, khi con người thất bại trong cuộc sống nhưng không nản chí thì điều đó thật tuyệt vời, nói đến lòng kiên trì, quyết tâm của con người.

2.2. Khám phá

2.2.1. Khái niệm siêng năng, kiên trì

Đề bài: Em hãy đọc thông tin sau và trả lời câu hỏi:

Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi

Mạc Đĩnh Chi là một vị trạng nguyên nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Vốn lanh lợi, thông minh, ham học nhưng vì nhà nghèo không được đi học, Mạc Đĩnh Chi thường phải tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng. Ban ngày đi nhặt củi kiếm sống, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài. Nhà nghèo không có đèn, cậu bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học. Không có giấy, cậu dùng lá để tập viết. Nhờ siêng năng, kiên trì, nỗ lực vượt qua khó khăn để học tập, Mạc Đĩnh Chi đã thi đỗ Trạng nguyên – học vị Tiến sĩ cao nhất.

Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực như thế nào để thi đỗ Trạng nguyên?

Em hiểu thế nào là siêng năng, kiên trì?

Phương pháp giải:

- Đọc thông tin đoạn văn, phân tích nội dung câu hỏi. Phân tích các việc làm mà Mạc Đĩnh Chi đã làm để thành công

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a) Mạc Đĩnh Chi đã nỗ lực để thi đỗ Trạng nguyên: tranh thủ ghé qua lớp học ở gần nhà, đứng ngoài cửa nghe thầy giảng, ngày nhặt củi, tối về cậu lại lo ôn luyện, học bài, bắt đom đóm bỏ vào vỏ trứng lấy ánh sáng để học, dùng lá để tập viết.

b) Em hiểu siêng năng, kiên trì là đức tính của con người biểu hiện ở sự cần cù, tự giác, miệt mài, làm việc thường xuyên, đều đặn.

2.2.2. Biểu hiện của siêng năng, kiên trì

Đề bài: Em hãy quan sát tranh để trả lời câu hỏi:

Hình ảnh: (trang 14)

Xác định các hành vi, việc làm thể hiện siêng năng, kiên trì và chưa thể hiện sự siêng năng, kiên trì trong mỗi bức tranh.

Kể thêm các biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết.

Phương pháp giải:

Trực quan

Liên hệ thực tế

Lời giải chi tiết:

a) Việc làm thể hiện sự siêng năng, kiên trì: 1, 2, 3

Chưa thể hiện siêng năng, kiên trì: 4
b) Biểu hiện siêng năng, kiên trì trong học tập, lao động và trong cuộc sống mà em biết: đi học, đi làm đúng giờ, làm bài tập đầy đủ trước khi đến lớp, không nản lòng khi gặp bài toán khó...

2.2.3. Ý nghĩa của siêng năng, kiên trì

Đề bài: Em hãy đọc các trường hợp dưới đây và cho biết sự siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả như thế nào?

1. Hoa mới theo bố mẹ chuyển từ quê lên Hà Nội học. Thời gian đầu chuyển cấp học và môi trường mới còn bỡ ngỡ nên Hoa học môn Tiếng Anh chưa tốt. Không nản lòng, Hoa đã lên kế hoạch mỗi ngày dành ít nhất 30 phút để học Tiếng Anh. Cuối tuần, bạn ra Hồ Gươm mạnh dạn giao tiếp với người nước ngoài. Kiên trì từng ngày, chỉ sau một học kì, trình độ Tiếng anh của Hoa đã tiến bộ rõ rệt.

2. Vân có số cân nặng nhiều hơn so với các bạn cùng trang lứa. Được mọi người góp ý, Vân quyết tâm giảm cân. Hàng ngày, Vân dậy sớm để tập thể dục. Có những hôm trời đông giá lạnh, Vân vẫn không bỏ buổi tập nào. Bên cạnh đó, Vân thực hiện nghiêm túc chế độ ăn uống khoa học như: hạn chế ăn đồ ngọt, ăn ít tinh bột, ăn nhiều rau xanh, hoa quả,.. Nhờ siêng năng, kiên trì tập luyện kết hợp với ăn uống khoa học, Vân đã giảm cân và có ngoại hình cân đối.

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ nội dung thông tin, xác định được từng tình huống của hai nhân vật, và kết quả sự cố gắng của hai bạn.

Lời giải chi tiết:

Em hãy đọc trường hợp dưới đây và cho biết siêng năng, kiên trì của Hoa và Vân đã đem lại kết quả: hoa đã tiến bộ môn tiếng Anh rõ rệt, còn Vân đã giảm được cân nặng.

ADMICRO

 Luyện tập

Sau bài học này, em có thể nắm được các nội dung sau:

+ Nêu được khái niệm, biểu hiện của siêng năng, kiên trì.
+ Nhận biết được ý nghĩa của siêng năng, kiên trì.
+ Siêng năng, kiên trì trong lao động, học tập và cuộc sống hằng ngày.
+ Đánh giá được sự siêng năng, kiên trì của bản thân và người khác trong học tập, lao động.
+ Qúy trọng những người siêng năng, kiên trì, góp ý cho những bạn có biểu hiện lười biếng hay nản lòng để khắc phục hạn chế này.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 6 Bài 3 Kết nối tri thức cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 6 Bài 3 Kết nối tri thức để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Luyện tập 1 trang 15 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Luyện tập 2 trang 16 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 1 trang 16 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Vận dụng 2 trang 16 SGK GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 1 trang 12 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 2 trang 12 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 3 trang 12 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 4 trang 13 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Giải bài 5 trang 13 SBT GDCD 6 Kết nối tri thức

Hỏi đáp Bài 3: Siêng năng, kiên trì

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF