Hướng dẫn gải bài tập SGK GDCD 12 Bài 6 Công dân với các quyền tự do cơ bản giúp các em hiểu bài và nắm bài nhanh hơn.
-
Bài tập 1 trang 66 SGK GDCD 12
Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân? Theo em, vì sao các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp?
-
Bài tập 2 trang 66 SGK GDCD 12
Nêu ví dụ về hành vi vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân và giải thích tại sao em cho là vi phạm.
-
Bài tập 3 trang 66 SGK GDCD 12
Theo em, có phải trong mọi trường hợp công an đều có quyền bắt người không? Vì sao?
-
Bài tập 4 trang 66 SGK GDCD 12
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm của công dân? Nêu ví dụ?
- VIDEOYOMEDIA
-
Bài tập 5 trang 66 SGK GDCD 12
Em hiểu thế nào là quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân?
-
Bài tập 6 trang 66 SGK GDCD 12
Em hãy nêu ví dụ và chứng minh rằng công dân có quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín?
-
Bài tập 7 trang 66 SGK GDCD 12
Hãy cho biết học sinh trung học phổ thông có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận như thế nào.
-
Bài tập 8 trang 66 SGK GDCD 12
Bằng kiến thức đã được học và qua thực tế cuộc sống, hãy chứng minh rằng Nhà nước ta luôn bảo đảm các quyền tự do cơ bản của công dân.
-
Bài tập 9 trang 66 SGK GDCD 12
Do có chuyện hiểu lầm nhau nên H và T đã cãi nhau to tiếng và xô xát nhẹ. Khi đó có mấy người cùng thôn đã tới xem và chia thành hai phe cổ vũ cho hai bên. Ông Trưởng công an xã biết chuyện này nên đã cho người đến bắt H và T về trụ sở Ủy ban, trói tay và giam trong phòng kín 13 giờ liền mà không có quyết định bằng văn bản. Trong thời gian bị giam giữ, H và T không được tiếp xúc với gia đình và không được ăn. Vì quá căng thẳng trong thời gian bị giam giữ nên sau khi được thả thì cả hai người đều bị ốm.
Hỏi: Hành vi giam người của ông Trưởng công an xã có bị coi là trái pháp luật không? Hãy giải thích vì sao?
-
Bài tập 10 trang 66 SGK GDCD 12
Chọn câu trả lời đúng trong các câu dưới đây.
Quyền bất khả xâm phạm về thân thể có nghĩa là:
a. Trong mọi trường hợp, không ai có thể bị bắt
b. Công an có thể bắt người nếu nghi là phạm tội.
c. Trong mọi trường hợp, chỉ được bắt người khi có quyết định của tòa án.
d. Chỉ được bắt người khi có lệnh bắt người của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
e. Chỉ được bắt người trong trường hợp phạm tội quả tang.
f. Việc bắt người phải theo quy định của pháp luật.
g. Người đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã thì ai cũng có quyền bắt.
-
Bài tập 11 trang 67 SGK GDCD 12
Chọn câu trả lời đúng trong các câu sau đây:
Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở có nghĩa là:
a. Trong mọi trường hợp, không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
b. Chỉ được khám xét chỗ ở của một người khi được pháp luật cho phép và phải có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
c. Công an có quyền khám chỗ ở của một người khi có dấu hiệu nghi vấn ở nơi đó có phương tiện, công cụ thực hiện tội phạm.
d. Việc khám xét chỗ ở phải theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
e. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác, nếu không được người đó đồng ý, trừ trường hợp được pháp luật cho phép.
-
Bài tập 12 trang 67 SGK GDCD 12
Đánh dấu x vào các cột tương ứng với các hành vi vi phạm pháp luật dưới đây:
Stt
Hành vi
Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân
(1)
Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe
(2)
Vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm
(3)
Vi phạm quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân
(4)
Vi phạm quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
(5)
1
Đặt điều nói xấu, vu cáo người khác
2
Đánh người gây thương tích
3
Công an bắt giam người vì nghi là lấy trộm xe máy
4
Đi xe máy gây tai nạn cho người khác
5
Giam giữ người quá thời hạn quy định
6
Xúc phạm người khác trước mặt nhiều người
7
Tự ý bóc thư của người khác
8
Nghe trộm điện thoại của người khác