OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 12 Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống


Quyền bình đẳng trước pháp luật của công dân được thể hiện trong lĩnh vực đời sống xã hội. Trong phạm vi bài này chúng ta đề cập cụ thể tới quyền bình đẳng của công dân trong hôn nhân và gia đình, trong lao động và trong kinh doanh. Bài học này sẽ giúp các em hiểu được: Bài 4: Quyền bình đẳng của công dân trong một số lĩnh vực đời sống

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

a. Thế nào là bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

  • Bình đẳng trong hôn nhân và gia đình được hiểu là bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng và giữa các thành viên trong gia đình trên cơ sở nguyên tắc dân chủ, công bằng, tôn trọng lẫn nhau, không phân biệt đối xử trong các mối quan hệ ở phạm vi gia đình và xã hội.

b. Nội dung bình đẳng trong hôn nhân và gia đình

  • Bình đẳng giữa vợ và chồng
    • Trong quan hệ thân nhân: Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong việc lựa chọn nơi cư trú; tôn trọng và giữ gìn danh dự, nhân phẩm, uy tín của nhau; tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của nhau…
    • Trong quan hệ tài sản:
      • Vợ, chồng có quyền và nghĩa vụ ngang nhau trong sở hữu tài sản chung, thể hiện ở các quyền chiếm hữu, sử dụng và định đoạt…
  • Bình đẳng giữa các thành viên của gia đình
    • Bình đẳng giữa cha mẹ và con
      • Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ ngang nhau đối với con; cùng nhau thương yêu, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của con…
      • Cha mẹ không được phân biệt đối xử giữa các con, ngược đãi, hành hạ, xúc phạm con (kể cả con nuôi), không được lạm dụng sức lao động của con chưa thành niên, không xúi giục, ép buộc con làm những việc trái pháp luật, trái đạo đức xã hội.
      • Con có bổn phận yêu quý, kính trọng, chăm sóc, nuôi dưỡng cha mẹ. Con không được có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc phạm cha mẹ.
    • Bình đẳng giữa ông bà và cháu:  
      • Ông bà có nghĩa vụ và quyền trông nom, chăm sóc, giáo dục cháu, sống mẫu mực và nêu gương tốt cho các cháu, cháu có bổn phận kính trọng, chăm sóc, phụng dưỡng ông bà.
    • Bình đẳng giữa anh, chị, em:  
      • Anh, chị, em có bổn phận thương yêu, chăm sóc, giúp đỡ nhau, có nghĩa vụ và quyền đùm bọc, nuôi dưỡng nhau trong trường hợp không còn cha mẹ hoặc cha mẹ không có điều kiện trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con.

1.2. Bình đẳng trong lao động

a. Thế nào là bình đẳng trong lao động?

  • Bình đẳng trong lao động được hiểu là bình đẳng giữa mọi công dân trong thực hiện quyền lao động thông qua việc tìm việc làm, bình đẳng giữa người sử dụng lao động và người lao động thông qua hợp đồng lao động, bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ trong từng cơ quan, doanh nghiệp và trong phạm vi cả nước.

b. Nội dung cơ bản bình đẳng trong lao động.

  • Công dân bình đẳng trong thực hiện quyền lao động
    • Mọi người đều có quyền làm việc, tự do lựa chọn việc làm và nghề nghiệp phù hợp với khả năng của mình, không bị phân biệt đối xử về giới tính, dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, nguồn gốc gia đình, thành phần kinh tế.
    • Người lao động có trình độ chuyên môn, kĩ thuật cao được Nhà nước và người sử dụng lao động ưu đãi, tạo điều kiện thuận lợi để phát huy tài năng, làm lợi cho doanh nghiệp và cho đất nước.
  • Công dân bình đẳng trong giao kết hợp đồng lao động
    • Việc giao kết hợp đồng lao động phải tuân theo nguyên tắc: tự do, tự nguyện, bình đẳng; không trái pháp luật và thoả ước lao động tập thể; giao kết trực tiếp giữa người lao động với người sử dụng lao động.
  • Bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ
    • Lao động nam và lao động nữ được bình đẳng về quyền trong lao động. Tuy nhiên, lao động nữ được quan tâm đến đặc điểm về cơ thể, sinh lí và chức năng làm mẹ trong lao động để có điều kiện thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ lao động.

1.3. Bình đẳng trong kinh doanh

a. Thế nào là bình đẳng trong kinh doanh?

  • Bình đẳng trong kinh doanh có nghĩa là mọi cá nhân, tổ chức khi tham gia vào các quan hệ kinh tế, từ việc lựa chọn ngành, nghề, địa điểm kinh doanh, lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh, đến việc thực hiện quyền và nghĩa vụ trong quá trình sản xuất kinh doanh đều bình đẳng theo quy định của pháp luật.

b. Nội dung quyền bình đẳng trong kinh doanh

  • ­Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh.
  • Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong nghề mà pháp luật không cấm.
  • ­Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh.
  • ­Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền chủ động mở rộng quy mô và ngành, nghề kinh doanh; chủ động tìm kiếm thị trường, khách hàng và kí kết hợp đồng; tự do liên doanh với các cá nhân, tổ chức kinh tế trong và ngồi nước theo quy định của pháp luật; tự chủ kinh doanh để nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh.
  • ­Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về nghĩa vụ, nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước, bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động trong doanh nghiệp, tuân thủ pháp luật về bảo vệ tài nguyên, môi trường, cảnh quan, di tích lịch sử.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 4 GDCD 12

Qua bài học này các em phải hiểu được khái niệm của bình đẳng và nắm được các nội dung quan trọng:

  • Bình đẳng trong hôn nhân gia đình
  • Bình đẳng trong lao động
  • Bình đẳng trong kinh doanh

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 12 Bài 4 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 12 Bài 4 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 42 SGK GDCD 12

Bài tập 2 trang 42 SGK GDCD 12

Bài tập 3 trang 42 SGK GDCD 12

Bài tập 4 trang 42 SGK GDCD 12

Bài tập 5 trang 42 SGK GDCD 12

Bài tập 6 trang 43 SGK GDCD 12

Bài tập 7 trang 43 SGK GDCD 12

Bài tập 8 trang 43 SGK GDCD 12

Bài tập 9 trang 44 SGK GDCD 12

3. Hỏi đáp Bài 4 GDCD 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF