Trong xã hội muốn duy trì cuộc sống của mình con người phải lao động, phải liên hệ với người khác và với cả cộng đồng. Không một ai hay một cá nhân nào có thể sống tách biệt với cộng đồng và xã hội. Mỗi cá nhân là một thành viên là một tế bào của xã hội. Do đó giữa cá nhân và cộng đồng phải gắn kết mật thiết với nhau. Vậy cộng đồng là gì? Mối quan hệ giữa công dân với cộng đồng như thế nào? Công dân có nghĩa vụ và trách nhiệm như thế nào đối với cộng đồng. Để trả lời được câu hỏi đó. Mời tất cả các em học sinh chúng ta cùng tìm hiểu bài học này: Bài 13: Công dân với cộng đồng
Tóm tắt bài
1.1. Công dân và vai trò của cộng đồng đối với đời sống của con người
a. Cộng đồng là gì?
- Là toàn thể những người cùng chung sống, có những điểm giống nhau gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội.
b. Vai trò của cộng đồng đối với cuộc sống của con người
- Cộng đồng chăm lo cuộc sống cho cá nhân
- Đảm bảo cho mọi người có điều kiện phát triển
- Cộng đồng giải quyết các mối quan hệ hợp lý giữa lợi ích riêng chung, giữa lợi ích và trách nhiệm, giữa quyền và nghĩa vụ của mỗi các nhân trong cộng đồng.
- Cá nhân phát triển trong cộng đồng và tạo sức mạnh cho cộng đồng
1.2. Trách nhiệm của công dân đối với cộng đồng
a. Nhân nghĩa
- Là lòng thương người và đối với người theo lẽ phải
- Ý nghĩa
- Giúp cho cuộc sống của con người trở nên tốt đẹp hơn.
- Con người thêm yêu thương cuộc sống, có sức mạnh để vượt qua khó khăn và thử thách.
- Là truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta.
- Biểu hiện
- Nhân ái, yêu thương, giúp đỡ nhau
- Nhường nhịn, đùm bọc nhau
- Vị tha, bao dung độ lượng
- Trách nhiệm của học sinh
- Kính trọng, biết ơn hiếu thảo với ông bà cha mẹ
- Quan tâm giúp đỡ mọi người
- Cảm thông, bao dung, độ lượng, vị tha
- Tích cực tham gia hoạt động "Uống nước nhớ nguồn", "Đền ơn đáp nghĩa"
- Kính trọng biết ơn các vị anh hùng dân tộc, những anh hùng có công với cách mạng, với đất nước.
- Tôn trọng giữ gìn truyền thống tốt đẹp của dân tộc
b. Hòa nhập
- Sống hòa nhập là sống gần gũi, chan hòa không kanhs xa mọi người. Không gây mâu thuẫn, bất hòa với người khác. Có ý thức tham gia hoạt động chung của cộng đồng
- Ý nghĩa
- Thêm niềm vui và sức mạnh để vượt qua khó khăn
- Trách nhiệm của học sinh
- Tôn trọng, đoàn kết thương yêu, giúp đỡ bạn bè, thầy cô và mọi người
- Tích cực tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động xã hội do nhà trường và địa phương tổ chức. Đồng thời vận động mọi người cùng tham gia.
c. Hợp tác
- Là cùng chung sức làm việc, một lĩnh vực nào đó vì mục đích chung
- Biểu hiện
- Cùng bàn bạc, phối hợp nhịp nhàng
- Hiểu biết về nhiệm vụ của nhau
- Sẵn sàng giúp đỡ chia sẽ
- Ý nghĩa
- Tạo nên sức mạnh tinh thần và thể chất
- Đem lại chất lượng hiệu quả cao
- Là yêu cầu đạo đức quan trọng của mỗi con người trong xã hội hiện tại
- Nguyên tắc hợp tác
- Tụ nguyện, bình đẳng
- Hai bên cùng có lợi
- Các loại hợp tác
- Hợp tác song phương, đa phương
- Hợp tác giữa cá nhân, nhóm, dân tộc, quốc gia.
- Trách nhiệm của học sinh
- Cùng nhau bàn bạc, đóng góp ý kiến, phân công xây dựng kế hoạch cụ thể
- Nghiêm túc thực hiện
- Phối hợp nhịp nhàng, chia sẻ đóng góp ý kiến cho nhau
- Đánh giá và rút kinh nghiệm
2. Luyện tập Bài 13 GDCD 10
Qua bài học này các em cần nắm được các nội dung cơ bản sau:
- Khái niệm của cộng đồng? Vai trò của cộng đồng đối với cá nhân trong xã hội.
- Hiểu được nhân nghĩa, hợp tác, hòa nhập và những yêu cầu đạo đưacs của công dân đối với cộng đồng và cá nhân trong xã hội.
- Ngoài ra, các em hãy tham khảo cách giải Giải bài tập GDCD 10 Bài 13 ở cuối bài học và tham gia làm phần thi Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13 có 10 câu hỏi để cũng cố kiến thức đã học.
2.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 13 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
- A. Cộng đồng
- B. Tập thể
- C. Dân cư.
- D. Làng xóm
-
- A. Nhân dân trong khu dân cư
- B. Người Việt Nam ở nước ngoài
- C. Tổ học tập
- D. Trường học
-
- A. Của con người
- B. Của đất nước
- C. Của cán bộ, công chức.
- D. Của tập thể người lao động.
Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
2.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 13 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 2 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 3 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 4 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 5 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 6 trang 94 SGK GDCD 10
Bài tập 7 trang 94 SGK GDCD 10
3. Hỏi đáp Bài 13 GDCD 10
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!