OPTADS360
AANETWORK
LAVA
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

GDCD 10 Bài 11: Một số phạm trù cơ bản của đạo đức học


Phạm trù ở đây gần giống khái niệm nhưng nó không phải là khái niệm. Phạm trù chỉ khái niệm những cái chung nhất, bao quát nhất, phổ biến nhất còn khái niệm chỉ những cái cụ thể và phạm trù đạo đức học cũng vậy. Để hiểu rõ về phạm trù đạo đức học chúng ta sẽ tìm hiểu về bài học hôm nay. 

 

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt bài

1.1. Nghĩa vụ

a. Nghĩa vụ là gì?

  • Nghĩa vụ là trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với yêu cầu lợi ích chung của cộng đồng, của xã hội.
  • Ví dụ: Con cái có nghĩa vụ yêu thương, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, vâng lời ông bà, cha mẹ. 
  • Các yêu cầu của đạo đức: 
    • Cá nhân biết đặt nhu cầu, lợi ích của xã hội lên trên. Phải biết hi sinh quyền lợi của mình (những giá trị thấp) vì lợi ích chung (những giá trị cao).
    • Xã hội phải bảo đảm cho nhu cầu và lợi ích chính đáng của cá nhân. 

b. Nghĩa vụ của Thanh niên Việt Nam hiện nay

  • Chăm lo rèn luyện đạo đức có ý thức quan tâm đến những người xung quanh, đấu tranh chống lại cái ác góp phần xây dựng xã hội tốt đẹp.
  • Không ngừng học tập nâng cao trình độ văn hóa.
  • Tích cực lao động sáng tạo sẵn sàng tham gia bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

1.2. Lương tâm

a. Lương tâm là gì?

  • Lương tâm là năng lực tự đánh giá và điểu chỉnh hành vi đạo đức của bản thân trong các mối quan hệ với người khác và xã hội.
  • Hai trạng thái của lương tâm: thanh thản và cắn rứt.
    • Trạng thái thanh thản: thể hiện sự vui sướng, hài long về công việc gì đó mà mình đã làm được.
    • Trạng thái cắn rứt: thể hiện sự cắn rứt, hối hận lương tâm

b. Làm thế nào để trở thành người có lương tâm

  • Đối với mọi người:
  • Thường xuyên rèn luyện tư tưởng, đạo đức theo quan điểm tiến bộ, tự giác thực hiện hành vi đạo đức biến các hành vi đạo đức thành những thói quen đạo đức.
  • Bồi dưởng tư cách đẹp trong sáng trong quan hệ người với người.

1.3. Nhân phẩm và danh dự

a. Nhân phẩm là gì?

  • Là toàn bộ những phẩm chất mà con người có được đó là giá trị làm người của mỗi con người.
  • Người có nhân phẩm  được xã hội đánh giá cao, kính trọng và có vinh dự lớn.
  • Những biểu hiện của nhân phẩm:
    • Có lương tâm trong sáng.
    • Nhu cầu vật chất và tinh thần lành mạnh.
    • Thực hiện tốt nghĩa vụ đạo đức.
    • Thực hiện tốt chuẩn mức đạo đức tiến bộ.

b. Danh dự là gì?

  • Danh dự là sự coi trọng, đánh giá cao của dư luận xã hội đối với một người dựa trên các giá trị tình thần, đạo đức của người đó. Do vậy danh dự là nhân phẩm được đánh giá và công nhận.
  • Danh dự có giá trị rất lớn đối với mỗi con người, thúc đẩy con người làm điều thiện, điều tốt, ngăn ngừa những điều ác, điều xấu. 
  • Khi mỗi cá nhân biết bảo về danh dự của mình thì người đó được coi là có lòng tự trọng. 

c. Ý nghĩa nhân phẩm và danh dự

  • Nhân phẩm và danh dự có mối quan hệ với nhau.
  • Giữ gìn danh dự là sức mạnh tinh thần.
  • Tự trọng là người biết tôn trọng và bảo vệ danh dự của mình. 
  • Tự trọng khác xa hoàn toàn tự ái: 
    • Người có tự trọng biết đánh giá đúng bản thân mình theo tiêu chuẩn khách quan.
    • Người tự ái chỉ biết đánh giá cao bản thân mình theo tiêu chuẩn chủ quan, chỉ nghĩ đến bản thân mình, họ đề cao cái tôi nên có thái độ bực tức, không muốn ai khuyên bảo mình.

1.4. Hạnh phúc

a. Hạnh phúc là gì?

  • Hạnh phúc là cảm xúc vui sướng, hài lòng của con người trong cuộc sống khi được đáp ứng, thỏa mãn các nhu cầu chân chính, lành mạnh về vật chất và tinh thần.

b. Hạnh phúc của cá nhân và hạnh phúc của xã hội

  • Nói đến hạnh phúc trước hết là nói đến hạnh phúc cá nhân vì cảm xúc luôn gắn bó với cảm xúc cá nhân.
  • Hạnh phúc xã hội là cuộc sống hạnh phúc của tất cả mọi người trong xã hội.
  • Hạnh phúc cá nhân và hạnh phúc xã hội có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, gắn bó mật thiết với nhau.

→ Khi cá nhân phấn đấu cho hạnh phúc của mình phải biết thực hiện nghĩa vụ đối với người khác và đối với xã hội. 

ADMICRO
ADMICRO

2. Luyện tập Bài 11 GDCD 10

Học xong bài này các em cần nắm những nội dung xoay quanh vấn đề: Nghĩa vụ, danh dự, nhân phẩm, hạnh phúc. 

Hi vọng đây sẽ là tài liệu bổ ích giúp các em trong quá trình học tập. 

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm GDCD 10 Bài 11 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

    • A. Trách nhiệm của mỗi cá nhân 
    • B. Nghĩa vụ là trách nhiệm chung
    • C. Không ai bắt buộc
    • D. Làm những việc thấy có lợi cho bản thân
    • A. Biết tôn trọng, bảo vệ danh dự của cá nhân.
    • B. Quá nghĩ đến bản thân, đề cao cái tôi quá mức nên có thái độ bực tức, khó chịu, giận dỗi khi cho rằng mình bị đánh giá thấp hoặc coi thường.
    • C. Tôn trọng danh dự, nhân phẩm của người khác.
    • D. Cả A và C đều đúng.
    • A. Được sống và học tập trong một môi trường thân thiện, gia đình, người thân tạo điều kiện vật chất, tinh thần trong khả năng hiện có phục vụ cho học tập và rèn luyện
    • B. Được thầy cô và bạn bè yêu mến, được tiếp thu kiến thức tiên tiến của nhân loại và vận dụng nó vào đời sống, làm hành trang cho bản thân.
    • C. Luôn đạt kết quả tốt trong học tập theo khả năng của bản thân.
    • D. Cả A, B, C đều đúng.

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập GDCD 10 Bài 11 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 2 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 3 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 4 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 5 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 6 trang 75 SGK GDCD 10

Bài tập 7 trang 75 SGK GDCD 10

3. Hỏi đáp Bài 11 GDCD 10

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng GDCD HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

NONE
OFF