OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 9 Bài 25: Vùng duyên hải Nam Trung Bộ


Bài học Vùng duyên hải Nam Trung Bộ, sẽ giúp các em học sinh nhận biết vị trí địa lí, giới hạn lãnh thổ và nêu ý nghĩa của chúng đối với việc phát triển kinh tế, xã hội. Trình bày được đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của vùng, những thuận lợi, khó khăn của tự nhiên đối với phát triển kinh tế, xã hội. Trình bày được đặc điểm dân cư, xã hội, những thuận lợi, khó khăn của nó đối với sự phát triển kinh tế, xã hội.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ

  • Diện tích
    • 44,4 nghìn km2, (chiếm 13,4% diện tích cả nước)
  • Số dân
    • 9.117,2 nghìn người (10,1% dân số cả nước- năm 2014).
  • Gồm các tỉnh, thành phố
    • Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận và Bình Thuận.
  • Lãnh thổ kéo dài, hẹp ngang.
  • Phía bắc giáp Bắc Trung Bộ, phía tây giáp Tây Nguyên, phía nam giáp Đông Nam Bộ, phía đông giáp Biển Đông.
  • Có nhiều đảo, quần đảo trong đó có quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
  • Ý nghĩa
    • Cầu nối Bắc Nam, nối Tây Nguyên với biển
    • Thuận lợi cho lưu thông và trao đổi hàng hóa
    • Các đảo va quần đảo có tầm quan trọng về kinh tế và quốc phòng đối với cả nước.

1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

1. Địa hình

  • Các tỉnh đều có núi, gò đồi ở phía tây, dải đồng bằng hẹp ở phía đông;
  • Bờ biển khúc khuỷu có nhiều vũng, vịnh.
  • Phía đông: dải đồng bằng hẹp bị chia cắt bởi nhiều dãy núi đâm ngang ra sát biển
  • Vùng nước mặn, nước lợ ven bờ: thích hợp cho nghề nuôi trồng thuỷ sản (nuôi tôm hùm, tôm sú)
  • Trên một số đảo ven bờ từ Quảng Nam đến Khánh Hoà có nghề khai thác chim yến.
  • Các quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa trên Biển Đông của nước ta có ý nghĩa lớn về kinh tế, quốc phòng.

2. Khí hậu

  • Nhiệt đới gió mùa, có mùa khô kéo dài, thời tiết thường hạn hán vào mùa khô, lũ lụt trong mùa mưa bão.

3. Sông ngòi

  • Ngắn và dốc, thường có lũ vào mùa mưa.

4. Đất

  • Đất nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển thích hợp trồng lúa, ngô, sắn, khoai, rau quả và một sô' cây công nghiệp có giá trị (bông vải, mía đường).
  • Vùng đất rừng chân núi có điều kiện phát triển chăn nuôi gia súc lớn, đặc biệt nuôi bò đàn.

5. Khoáng sản

  • Cát thủy tinh, titan, vàng, đá xây dựng…

6. Rừng

  • gỗ, đặc sản quý (trầm hương, quế, sâm quy, kì nam,...), một số chim thú quý hiếm. Độ che phủ rừng đạt 39%.
  • Đang giảm sút, diện tích rừng che phủ còn 39%, hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng.

7. Biển

  • Tiềm năng nổi bật là kinh tế biển (biển nhiều hải sản, nhiều bãi biển đẹp, nhiều vũng vịnh để xây dựng cảng nước sâu,…).

→Khó khăn: thiên tai (lũ lụt, hạn hán), hiện tượng sa mạc hoá có nguy cơ mở rộng ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ (Ninh Thuận, Bình Thuận).

1.3. Đặc điểm dân cư, xã hội

  • Dân cư phân bố không đều.
  • Phía đông, chủ yếu là người Kinh, một ít người Chăm.
    • Mật độ dân số cao, tập trung ở các thành phố, thị xã.
    • Hoạt động công nghiệp, thương mại, du lịch, khai thác và nuôi trồng thuỷ sản.
  • Phía Tây: Đại bộ phận các dân tộc ít người: Cơ-tu, Ra-glai, Ba-na, Ê-đê,... 
    • Mật độ dân số thấp, tỉ lệ hộ nghèo còn khá cao.
    • Chăn nuôi gia súc lớn (bò đàn), nghề rừng, trồng cây công nghiệp.
  • Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên và tỉ lệ hộ nghèo, tỉ lệ người lớn biết chữ, tỉ lệ dân số thành thị cao hơn mức bình quân của cả nước. Các chỉ tiêu mật độ dân số, GDP/người, tuổi thọ trung bình thấp hơn cả nước.
  • Có nhiều di tích văn hoá - lịch sử. Người dân có đức tính cần cù lao động, kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác tự nhiên.
  • Thuận lợi
    • Nguồn lao động dồi dào, giàu kinh nghiệm; nhiều địa điểm du lịch hấp dẫn (Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn,…)
  • Khó khăn
    • Đời sống của một bộ phận dân cư còn nhiều khó khăn.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Tại sao vấn đề bảo vệ và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh cực Nam Trung Bộ.

  • Bảo vệ rừng và phát triển rừng có tầm quan trọng đặc biệt ở các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ vì:
  • Duyên hải Nam Trung Bộ có hình thể hẹp ngang, là vùng chịu tác động thường xuyên của bão và hội tụ nhiệt đới.
  • Các mạch núi chạy gần biển, đồng bằng hẹp và bị chia cắt, các sông ngắn và dốc, mưa thường ngập sâu. Mạng lưới đô thị, cơ sở hạ tầng và phần lớn dân cư tập trung ở vùng ven biển, nên thường bị thiệt hại nhiều mỗi khi có mưa bão lớn.
  • Khu vực nam của vùng (Ninh Thuận, Bình Thuận) lượng mưa rất ít, hiện tượng sa mạc hóa có nguy cơ mở rộng.

Bài tập 2: Trong phát triển kinh tế- xã hội, vùng Duyên hải Nam Trung Bộ có những điều kiện thuận lợi và khó khăn gì.

a. Những thuận lợi:

  • Vị trí địa lí nằm trên trục giao thông Bắc Nam, giáp biển Đông với bở biển dài: thuận lợi giao lưu, hợp tác, thu hút đầu tư của trong và ngoài nước, phát triển nền kinh tế mở.
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
    • Vùng đồi trước núi có các đồng cỏ, thích hợp chăn nuôi trâu, bò đàn.
    • Rừng có một số loại gỗ quý và các đặc sản như: quế, trầm hương, sâm qui…
    • Đất nông nghiệp ở các đồng bằng tuy không lớn nhưng thích hợp để trồng lúa, ngô, khoai, rau quả và một số cây công nghiệp như: dừa, mía, bông…
    • Vùng nước lợ, nước mặn ven bờ và các rạn san hô ven các đảo thích hợp cho việc nuôi trồng thủy sản.
    • Vùng biển có nhiều bãi cá, bãi tôm, có các ngư trường Ninh thuân Bình Thuận Bà Rịa Vũng Tàu, Hoàng Sa Trường Sa với nhiều loại thủy sản có giá trị kinh tế cao như cá ngừ, cá thu, cá mực, tôm, mực, cua, ghẹ… và các đặc sản như tổ yến, tôm hùm…
    • Bờ biển và các đảo có nhiều bãi tắm tốt: Mỹ Khê, Sa Huỳnh, Ninh Chữ, Mũi Né…, nhiều cảnh quan đẹp: Ngũ Hành Sơn, bán đảo Sơn Trà.. có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch: tắm biển, nghỉ dưỡng, nghiên cứu khoa học…
    • Các sông tuy ngắn nhưng có giá trị về thủy lợi, thủy điện.
    • Khoáng sản không giàu nhưng có trữ lượng lớn về cát thạch anh, đá xây dựng. Ngoài ra, còn có titan, vàng, đá quý, vùng thềm lục địa ở cực nam có dầu khí.
  • Điều kiện kinh tế xã hội:
    • Dân cư có đức tính cần cù trong lao động, giàu kinh nghiệm trong phòng chống thiên tai và khai thác các nguồn lợi kinh tế biển.
    • Có các đô thị ven biển, là hạt nhân phát triển kinh tế xã hội của vùng.
    • Là địa bàn có nhiều di tích văn hóa lịch sử, tiêu biểu như: Phố cổ Hội An, Di tích Mỹ Sơn là lợi thế để thu hút khách du lịch.

b. Những khó khăn:

  • Điều kiện tự nhiên:
    • Thường xuyên chịu tác động của bão, lũ, hạn. Quá trình sa mạc hóa có xu hướng mở rộng ở các tỉnh cực nam (Ninh Thuận, Bình Thuận).
    • Đồng bằng hẹp và bị chia cắt, đất canh tác có độ phì thấp.
    • Môi trường ở một số vùng đồi núi và ven biển bị suy thoái do mất rừng, do ô nhiễm.
  • Kinh tế xã hội:
    • Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật kĩ thuật chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
    • Đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn, phân bố dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển.
    • Thiếu vốn đầu tư.

Bài tập 3: Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có những đặc điểm gì? Tại sao phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây.

  • Phân bố dân cư ở Duyên hải Nam Trung Bộ có đặc điểm:
    • Mật độ dân số năm 2006 là 215 người/km2, nhưng phân bố chênh lệch nhiều giữa vùng đồi núi phía tây và vùng đồng bằng phía đông, giữa các địa phương.
    • Vùng đồi núi phía tây mật độ dân số thấp (trung bình 50 100 người/km2, nhiều nơi dưới 50 người/km2), chủ yếu là các dân tộc ít người, cư trú phân tán.
    • Vùng đồng bằng phía đông: mật độ dân số cao (trung bình 100-200 người/km2, các đồng bằng Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định có mật độ dân số trên 200 người/km2), chủ yếu là người Kinh, tập trung nhiều ở các đô thị ven biển.
    • Phải đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây vì:
    • Vùng đồi núi phía tây là địa bàn cư trú của nhiều dân tộc: Cơtu, Raglai, Bana, Êđê.., đã đóng góp nhiều trong các cuộc kháng chiến trước đây nhưng đời sống còn nhiều khó khăn, tỉ lệ hộ nghèo còn cao.
  • Đẩy mạnh công tác giảm nghèo ở vùng đồi núi phía tây sẽ:
    • Làm giảm dần sự chênh lệch về trình độ phát triển kinh tế xã hội giữa vùng phía tây và phía đông, giữa các dân tộc ở duyên hải Nam Trung Bộ.

→ Tạo điều kiện khai thác hợp lí hơn tiềm năng của vùng đồi núi, phía tây, góp phần bảo vệ môi trường tự nhiên.

Bài tập 4: Tại sao du lịch lại là thế mạnh kinh tế của vùng.

  • Du lịch là thế mạnh của vùng Duyên hải Nam Trung Bộ vì:
    • Đây là vùng giàu tài nguyên du lịch, có điều kiện phát triển nhiều loại hình du lịch, đặc biệt là du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng…
  • Tài nguyên du lịch tự nhiên:
    • Tập trung nhiều bãi biển đẹp của cả nước: Mỹ Khê, Sa Huỳnh (Quảng Ngãi), Đại Lãnh, Nha Trang (Khánh Hòa), Ninh Chữ (Ninh Thuận), Cà Ná, Mũi Né (Ninh Thuận)…
    • Có các thắng cảnh nổi tiếng: Ngũ Hành Sơn, Bà Nà (TP Đà Nẵng), vịnh Nha Trang (Khánh Hòa, được xem là một trong những vịnh biển đẹp nhất của thế giới)…
    • Vườn quốc gia Núi Chúa (Ninh Thuận), khu bảo tồn thiên nhiên Cù Lao Chàm(Quảng Nam, đã được UNESCO công nhận là khu bảo tồn thiên nhiên của thế giớ vào năm 2009).
    • Nước khoáng Hội Vân (Bình Định), Vĩnh Hảo (Bình Thuận).
  • Tài nguyên du lịch nhân văn:
    • Di sản văn hóa thế giới: Phố cổ Hội An, di tích Mỹ Sơn (Quảng Nam).
    • Di tích lịch, cách mạng, lễ hội truyền thống: Ba Tơ (Quảng Ngãi), lễ hội Ka tê (Ninh Thuận), lễ hội Tây Sơn (Bình Định), Lễ hội Tháp Bà (Khánh Hòa)…
    • Duyên hải Nam Trung Bộ có lượng mưa trung bình năm thấp, bầu trời quanh năm chan hòa ánh sang, nhất là các tỉnh cực năm của vùng, rất thích hợp để phát triển du lịch biển- đảo.
    • Vị trí nằm trên trục giao thông Bắc Nam, có các sân bay lớn: Đà Nẵng, Nha Trang và nhiều cảng biển: Đà Nẵng (TP Đà Nẵng), Kỳ Hà (Quảng Nam), Nha Trang (Khánh Hòa)… thuận lợi thu hút khách du lịch trong và ngoài nước.
ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Sau khi học xong bài này các em cần nắm được: 

  • Vị trí địa lí và giới hạn lãnh thổ
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
  • Đặc điểm dân cư, xã hội

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 9 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 9 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 94 SGK Địa lý 9

Bài tập 2 trang 94 SGK Địa lý 9

Bài tập 3 trang 94 SGK Địa lý 9

Bài tập 1 trang 61 SBT Địa lí 9

Bài tập 2 trang 61 SBT Địa lí 9

Bài tập 3 trang 62 SBT Địa lí 9

Bài tập 1 trang 35 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 2 trang 36 Tập bản đồ Địa Lí 9

Bài tập 3 trang 36 Tập bản đồ Địa Lí 9

4. Hỏi đáp Bài 25 Địa lí 9

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 9 HỌC247

NONE
OFF