OPTADS360
ATNETWORK
ATNETWORK
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 7 Bài 49: Dân cư và kinh tế châu Đại Dương


Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp nhất thế giới. Tỉ lệ dân thành thị cao, nhất là ở Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len. Kinh tế phát triển rất không đồng đều giữa các nước. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển. Các nước còn lại kinh tế chủ yếu dựa vào du lịch và khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Dân cư

  • Dân số ít, mật độ thấp khoảng 3,6 ng/km², phân bố không đều
  • Đông dân: Đông và Đông nam Ôxtrâylia, Niudilen
  • Thưa dân: ở các đảo
  • Đặc điểm dân thành thị chiếm tỉ lệ cao khoảng 69%Tỉ lệ cao nhất ở NiuDilen, Ôxtrâylia.
  • Đặc điểm thành phần dân cư
  • Người bản địa: Chiếm 20% (người Polinêđieng gốc Ôxtrâylia và Mêlanêđieng).
  • Người nhập cư: khoảng 80%, gồm người gốc Âu (đông nhất) và người gốc Á.

1.2. Kinh tế

  • Phát triển không đều, phát triển nhất là Ôxtrâylia, NiuDilen. Chủ yếu chăn nuôi cừu, lúa mì, cải đường phát triển và có khí hậu ôn đới ở phía Nam.
  • Cây và con gì được phân bố phát triển mạnh ở sườn Đông dãy núi Đông Ôxtrâylia(Bò, mía có ở khí hậu nóng ẩm được nuôi trồng ở các miền đồng cỏ sườn Đông).
  • Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triểnKinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu
  • Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất
  • Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu 1: Trình bày đặc điểm dân cư của châu Đại Dương.

  • Châu Đại Dương có mật độ dân số thấp (3,6 người/km2).
  • Tỉ lệ dân số thành thị cao (chiếm 69% dân số), nhưng không đều giữa các quốc gia.
  • Ở các quốc đảo, mật độ dân số cao hơn lục địa Ô-xtrây-li-a, nhưng tỉ lệ dân số thành thị ở các quốc đảo lại thấp hơn Ô-xtrây-li-a và Niu Di-lân.

Câu 2: Nêu sự khác biệt về kinh tế của Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len với các quốc đảo còn lại trong châu Đại Dương. 

  • Ô-trây-li-a và Niu Di-len có nền kinh tế phát triển 
  • Thu nhập bình quân đầu người cao (Ô-trây-li-a: 20.337,5 USD , Niu Di-len: 13.026,7 -năm 2000 )
  • Nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử chế biến thực phẩm rất phát triển 
  • Các quốc đảo còn lại: Đều là những nước đang phát triển kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu: (phốt phát ,dầu mỏ , khí đốt vàngthan đá sắt) nông sản : (cùi dừa khô, cacao ,cà phê, chuối, va ni,…) hải sản: ( cá ngừ, cá mập, ngọc trai,…) , gỗ. Trong công nghiệp chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.

Câu 3: Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới) 

  • Khoáng sản tuy có trữ lượng lớn nhưng chủ yếu tập trung trên các đảo lớn thuộc Tây Thái Bình Dương. Các khoáng sản chính là bôxit (1/3 trữ lượng của thế giới), niken (1/5 trữ lượng của thế giới), sắt, than đá, dầu mỏ, khi đốt, vàng, đổng, thiếc, iranium ...
  • Các đảo san hô thường có nhiều phốt phát, nhiều bãi biển đẹp, đại dương bao quanh có nhiều hải sản.
  • Châu Đại Dương có ít đất trồng trọt. Ở lục địa Ô-xtrây-li-a, đất trồng trọt chỉ chiếm khoảng 5% tổng diện tích. Màu mỡ nhất là đất núi lửa trên các đảo.
  • Kinh tế của các nước châu Đại Dương phát triển rất không đều. Ô-xtrây-li-a và Niu Di-len là hai nước có nền kinh tế phát triển hơn cả ; tuy lực lượng lao động trong nông nghiệp chiếm tỉ lệ rất thấp nhưng hai nước này lại nổi tiếng về xuất khẩu lúa mì, len, thịt bò, thịt cừu, sản phẩm từ sữa ...; các ngành công nghiệp khai khoáng, chế tạo máy và phụ tùng điện tử, chế biến thực phẩm ... rất phát triển.
  • Các quốc đảo còn lại đều là những nước đang phát triển. Kinh tế chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên để xuất khẩu. Các mặt hàng xuất khẩu chính là khoáng sản (phốt phát, dầu mỏ, khí đốt, vàng, than đá, sắt...ế), nông sản (cùi dừa khô, ca cao, cà phê, chuối, vani...), hải sản (cá ngừ, cá mập, ngọc trai...), gồ. Trong công nghiệp, chế biến thực phẩm là ngành phát triển nhất.
  • Ngành du lịch có vai trò quan trọng trong nền kinh tế của nhiều nước.
ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau: 

  • Nắm vững đặc điểm dân cư và sự phát triển kinh tế-xã hội của châu Đại Dương đặc biệt là của Ôxtrâylia và Niu-Di-lân.
  • Hiểu rõ mối quan hệ giữa các điều kiện tự nhiên với sự phân bố dân cư, sự phát triển và phân bố sản xuất công, nông nghiệp.

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 49 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 49 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 150 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 150 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 107 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 108 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 108 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 108 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 7

4. Hỏi đáp Bài 49 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 7 HỌC247

NONE
OFF