Các nước Trung và Nam Mĩ đều trải qua quá trình đấu tranh lâu dài giành độc lập chủ quyền. Sự hợp huyết giữa người Âu, người Phi và người Anh Điêng đã làm cho Trung và Nam Mĩ có thành phần người lai khá đông và xuất hiện nền văn hoá Mĩ Latinh độc đáo. Mời các em cùng tìm hiểu bài học: Dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ
Tóm tắt lý thuyết
1.1. Dân cư
- Phần lớn là người lai có nền văn hóa Latinh độc đáo do sự kết hợp từ 3 dòng văn hóa: Anh- điêng, Phi và Âu.
- Dân cư phân bố không đều.
- Chủ yếu: tập trung ở ven biển, cửa sông và trên các cao nguyên.
- Thưa thớt ở các vùng trong nội địa.
→ Sự phân bố dân cư phụ thuộc vào điều kiện khí hậu, địa hình của môi trường sinh sống .
- Dân cư có tỷ lệ gia tăng tự nhiên cao (1,7%).
1.2. Đô thị hóa
- Tốc độ đô thị hoá nhanh nhất thế giới, tỉ lệ dân thành thị chiếm 75% dân số.
- Các đô thị lớn: Xao-pao-lô, Ri-ô-đê Gia-nê-rô, Bu-ê-nôt, Ai-rét.
- Quá trình đô thị hoá diến ra nhanh khi kinh tế còn chậm phát triển dẫn đến nhiều hậu quả tiêu cực nghiêm trọng.
Bài tập minh họa
Câu 1: Dựa vào hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), hãy:
- Cho biết sự phân bố các đô thị từ 3 triệu người trở lên ở Trung và Nam Mĩ có gì khác so với Bắc Mĩ.
- Nêu tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người.
- Số đô thị trên 5 triệu dân: nhiều hơn Bắc Mĩ.
- Số đô thị từ 3 đến 5 triệu dân: ít hơn Bắc Mĩ.
- Các đô thị lớn đều phân bố ở ven biển.
- Dán cư Trung và Nam Mĩ phân bố khá đông ở vùng núi An-đét nhưng ở Bắc Mĩ, vùng Coóc-đi-e dân cư lại rất thưa thớt.
- Dân cư Trung và Nam Mĩ phân bố rất thưa ở vùng đồng bằng A-ma-dôn nhưng ở Bắc Mĩ dân cư lại phân bố đông ở đồng bằng trung tâm.
- Tên các đô thị ở Trung và Nam Mĩ có số dân trên 5 triệu người: Mê-hi-cô Xi-ti, Bô-gô-ta, Li-ma, Ri-ô đe Gia-nê-rô, Xao Pa-lô, Xan-ti-a-gô, Bu-ê-nốt Ai-ret.
Câu 2: Quan sát hình 43.1 (trang 132 SGK Địa lý 7), giải thích sự thưa thớt dân cư ở một số vùng của châu Mĩ.
- Châu Mĩ có 4 vùng dân cư thưa thớt:
- Vùng bắc Ca-na-đa và các đảo phía bắc, nguyên nhân là do khí hậu hàn đới khắc nghiệt, nhiều nơi băng giá vĩnh viễn.
- Vùng núi Coóc-đi-e vì đây là vùng núi cao, khí hậu khắc nghiệt, ít mưa.
- Vùng đồng bằng A-ma-dôn là rừng rậm, khai thác còn rất ít.
- Hoang mạc trên núi cao ở phía nam An-đét, ở đây có khí hậu hoang mạc khắc nghiệt, khô hạn kéo dài.
Câu 3: Quá trình đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với Bắc Mĩ như thế nào?
- Ở Bắc Mĩ: đô thị hoá gắn liền với quá trình công nghiệp hoá.
- Ở Trung và Nam Mĩ: đô thị hoá tự phát, không gắn liền với quá trình công nghiệp hoá nên gây nhiều hậu quả như việc làm, ô nhiễm môi trường đô thị.
3. Luyện tập và củng cố
Học xong bài này các em cần nắm được nội dung sau:
- Thành phần dân cư, nguồn gốc ở Trung Mĩ và Nam Mĩ
- Quá trình đô thị hóa ở Trung và Nam Mĩ
3.1. Trắc nghiệm
Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 43 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết.
-
Câu 1:
Dân cư Trung và Nam Mĩ
- A. Người Nê - gro-it
- B. Người Anh, Pháp
- C. Người Anh đieng
- D. Người lai
-
- A. Âu, Phi, Anh điêng
- B. Anh điêng, Á, Âu
- C. Phi, Anh điêng, Ôxtraylia
- D. Âu, Anh điêng, Ôxtraylia
Câu 3- 5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!
3.2. Bài tập SGK
Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 43 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.
Bài tập 1 trang 133 SGK Địa lý 7
Bài tập 2 trang 133 SGK Địa lý 7
Bài tập 1 trang 96 SBT Địa lí 7
Bài tập 2 trang 97 SBT Địa lí 7
Bài tập 3 trang 97 SBT Địa lí 7
Bài tập 1 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 2 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 3 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 7
Bài tập 4 trang 38 Tập bản đồ Địa Lí 7
4. Hỏi đáp Bài 43 Địa lí 7
Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!
Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!
-- Mod Địa Lý 7 HỌC247