OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 7 Bài 3: Quần cư. Đô thị hoá


Tính xã hội là một thuộc tính cơ bản của con người. Càng thoát khỏi sự lệ thuộc vào tự nhiên, con người ngày càng quần tụ bên nhau gọi là các điểm quần cư. Quần cư ở trình độ cao gọi là đô thị. Trên thế giới có mấy loại hình quần cư? Đặc điểm? Đô thị hoá là gì? Siêu đô thị là gì?            

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Quần cư nông thôn, quần cư đô thị

a. Quần cư nông thôn

Quang cảnh nông thôn

(Quang cảnh nông thôn)

  • Quần cư nông thôn là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp hay ngư nghiệp.
  • Làng mạc, thôn xóm thường phân tán, găn với đất canh tác, đất đồng cỏ, đất rừng hay mặt nước.
  • Mật độ dân số thường thấp.

b. Quần cư đô thị

Quang cảnh đô thị

(Quang cảnh đô thị)

  • Quần cư đô thị là hình thức tổ chức sinh sống dựa vào hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất công nghiệp và dịch vụ; nhà cửa tập trung và mật độ dân số rất cao.
  • Hiện nay, số người sống trong các đô thị chiếm khoảng một nửa dân số thế giới và có xu thế ngày càng tăng.

Đặc điểm

Quần cư nông thôn

Quần cư đô thị

Mật độ dân số

Thấp

Cao

Nhà cửa

Làng mạc, thôn xóm xen kẽ với ruộng đồng, sông nước..

Phố xá nhà cửa san sát, tập trung.

Hoạt động kinh tế

Nông, lâm, ngư nghiệp

Công nghiệp và dịch vụ.

1.2. Đô thị hoá, các siêu đô thị

  • Sự xuất hiện của các đô thị trên Trái Đất từ khi nào?
  • Từ thời cổ đại, Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, Hilạp, La Mã,… đã có sự trao đổi hàng hoá.

→ thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệpVậy quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp và công nghiệp

  • Đô thị hoá phát triển mạnh nhất khi nào?
    • Từ thế kỉ XIX lúc công nghiệp phát triển
    • Các đô thị xuất hiện từ rất sớm trong thời Cổ đại và phát triển nhanh trong thế kỉ XIX ở các nước công nghiệp. Đầu thế kỉ XX, đô thị đã xuất hiện rộng khắp thế giới. Từ 5% dân số thế giới sống trong các đô thị (TK XVIII), đã lên 46% (năm 2001) và 48% (năm 2005).
  • Như vậy quá trình phát triển đô thị gắn liền với quá trình phát triển thương nghiệp, thủ công nghiệp, công nghiệp.
    • Nhiều đô thị phát triển nhanh chống trở thành các siêu đô thị. Trong những năm gần đây, số siêu đô thị trên thế giới tăng nhanh. Châu Á có 12 siêu đô thị
    • Đô thị hóa nếu phát triển tự phát sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng cho môi trường, sức khỏe, giao thông…
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

Qua bài này các em phải nắm được quần cư nông thôn và quần cư đô thị. So sánh sự khác nhau giữa hai quần cư này. Đô thị hóa ra dời khi nào chúng phát triển như thế nào và đến khi nào thì đô thị phát triển thành siêu đô thị.

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 7 Bài 3 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4- 10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 7 Bài 3 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 12 SGK Địa lý 7

Bài tập 2 trang 12 SGK Địa lý 7

Bài tập 1 trang 10 SBT Địa lí 7

Bài tập 2 trang 10 SBT Địa lí 7

Bài tập 3 trang 11 SBT Địa lí 7

Bài tập 4 trang 11 SBT Địa lí 7

Bài tập 1 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 7

Bài tập 2 trang 4 Tập bản đồ Địa Lí 7

3. Hỏi đáp Bài 3 Địa lí 7

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 7 HỌC247

NONE
OFF