OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 6 Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa


“Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng, ngày tháng mười chưa cười đã tối”, đó là câu ca dao từ ngàn xưa của ông cha ta nhằm đúc kết lại một kinh nghiệm: ngày đêm dài ngắn tùy thuộc vào những mùa khác nhau trong năm. Theo các nhà khoa học thì hiện tượng này cũng là hệ quả của sự chuyển động quanh Mặt Trời của Trái đất. Trong tiết học này, chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng này và đi tìm cách giải thích chính xác, hợp lý nhất. Mời tất cả các em học sinh tìm hiểu bài học này: Bài 9: Hiện tượng ngày đêm dài ngắn theo mùa

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất

Hình 24. Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày hạ chí và đông chí

(Hình 24: Vị trí của Trái Đất trên quỹ đạo quanh Mặt Trời vào các ngày Hạ chí và Đông chí)

  • Trong khi quay quanh Mặt Trời, thì Trái Đất có lúc ngả nửa cầu Bắc, có lúc ngả nửa cầu Nam về phía Mặt Trời.
  • Do đường phân chia sáng tối không trùng với trục Trái Đất nên các địa điểm ở nửa cầu Bắc và nửa cầu Nam có hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo vĩ độ.
  • Hiện tượng ngày đêm dài ngắn ở những địa điểm có vĩ độ khác nhau, càng xa xích đạo về phía 2 cực càng biểu hiện rõ.
  • Các địa điểm nằm trên đường xích đạo quanh năm có ngày, đêm dài ngắn như nhau.

Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau

(Hình 25. Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các địa điểm có vĩ độ khác nhau)

1.2. Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

Ngày

Vĩ độ

Số ngày có ngày dài 24h

Số ngày có đêm dài 24h

Mùa

22/6

66o33’B

66o33’N

1

1

Hạ, Đông

22/12

66o33’B

66o33’N

1

1

Đông, Hạ

21/3-23/9

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng)

186 (6 tháng)

Hạ, Đông

23/9-21/3

Cực Bắc

Cực Nam

186 (6 tháng)

186 (6 tháng)

Đông, Hạ

Kết luận

Mùa Hè

1-6 tháng

Mùa Đông

1-6 tháng

 
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA

Bài tập minh họa

Câu hỏi 1: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

Sự khác nhau về độ dài của ngày, đêm của các điểm A, B ở nửa cầu Bắc và các địa điểm tương ứng A’, B’ ở nửa cầu Nam vào ngày 22-6 và 22-12?

Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo?

Trả lời: 

  • Ngày 22-6:
    • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày dài hơn đêm.
    • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày ngắn hơn đêm.
  • Ngày 22-12:
    • Nửa cầu Bắc: điểm A, B có ngày ngắn hơn đêm.
    • Nửa cầu Nam: điểm A’, B’ có ngày dài hơn đêm.
    • Độ dài của ngày, đêm trong ngày 22-6 và ngày 22-12 ở điểm C nằm trên đường Xích đạo:
  • 22/6: điểm C có ngày dài, đêm ngắn
  • 22/12: điểm C có ngày ngắn, đêm dài.

Câu hỏi 2: Dựa vào hình 25 (trang 29 SGK Địa lý 6) cho biết:

Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ như thế nào? Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường gì?

Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực như thế nào?

Trả lời: 

  • Vào các ngày 22/6 và 22/12 độ dài ngày, đêm của các điểm D và D’ ở vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam của 2 nửa địa cầu sẽ có:
    • Ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) 
    • Đêm dài suốt 24g (đêm địa cực). 
    • Vĩ tuyến 66o33’ Bắc và Nam là những đường Vòng cực Bắc và Vòng cực Nam.
  • Vào các ngày 22/6 và 22/12, độ dài của ngày và đêm ở hai điểm Cực sẽ có:
    • 6 tháng đêm
    • 6 tháng ngày

Câu hỏi 3: Dựa vào hình 24 (trang 28 SGK Địa lý 6) hãy phân tích hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong các ngày 22-6 và 22-12.

Trả lời: 

  • Chỉ phân tích ở bán cầu Bắc:
    • Vào ngày 22/6 hàng năm, tia bức xạ mặt trời chiếu vuông góc với tiếp tuyến bề mặt trái đất tại chí tuyến bắc (23o27’B) nên thời gian chiếu sáng ở nửa cầu Bắc dài. Càng về phía Cực Bắc ngày càng dài, nên hiện tượng ngày dài, đêm ngắn.
    • Vào ngày 22/12, Mặt trời chuyển động biểu kiến về chí tuyến Nam và vuông góc tại bề mặt đất tại tiếp tuyến 23o27’N (Chí tuyến Nam) thì có hiện tượng đêm dài ngày ngắn.

Câu hỏi 4: Từ sự phân tích trên, hãy rút ra kết luận về hiện tượng ngày, đêm dài ngắn theo vĩ độ trên Trái Đất.

Trả lời: 

  • Ở Xích đạo: ngày và đêm dài bằng nhau trong năm.
  • Càng xa Xích đạo: ngày và đêm càng chênh lệch nhiều.
  • Từ vòng cực về phía cực: ngày dài suốt 24g (ngày địa cực) hoặc đêm dài suốt 24g (đêm địa cực).
  • Riêng ở Cực: có 6 tháng đêm, 6 tháng ngày.

→ Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn trong năm có ảnh hưởng trực tiếp đến khí hậu và ảnh hưởng gián tiếp đến mọi sinh hoạt và hoạt động sản xuất của con người.

ADMICRO

3. Luyện tập và củng cố

Qua bài học này các em cần nắm được các nội dung kiến thức sau:

  • Hiện tượng ngày, đêm dài ngắn ở các vĩ độ khác nhau trên Trái Đất
  • Ở hai miền cực số ngày có ngày, đêm dài suốt 24 giờ thay đổi theo mùa

3.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 6 Bài 9 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 3-5: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 6 Bài 9 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 30 SGK Địa lý 6

Bài tập 2 trang 30 SGK Địa lý 6

Bài tập 3 trang 30 SGK Địa lý 6

Bài tập 1 trang 31 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 31 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 31 SBT Địa lí 6

Bài tập 4 trang 32 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 32 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 32 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 33 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 33 SBT Địa lí 6

Bài tập 3 trang 34 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 34 SBT Địa lí 6

Bài tập 2 trang 35 SBT Địa lí 6

Bài tập 1 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 2 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 3 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6

Bài tập 4 trang 14 Tập bản đồ Địa Lí 6

4. Hỏi đáp Bài 9 Địa lí 6

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 6 HỌC247

NONE
OFF