Giải bài 3 tr 92 sách GK Địa lớp 12
Cho bảng số liệu sau:
Số lượng các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006
Ghi chú: trang trại thuộc các loại khác bao gồm trang trại trồng cây ăn quả, trang trại lâm nghiệp và trang trại sản xuất kinh doanh tổng hợp.
Hãy phân tích bảng số liệu để thấy rõ đặc điểm cơ cấu trang trại của cả nước và hai vùng kể trên. Nhận xét và giải thích về sự phát triển của một số loại trang trại tiêu biểu ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006.
Hướng dẫn giải chi tiết câu 3
a) Đặc điếm cơ cấu trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long.
- Cơ cấu các loại trang trại của cả nước, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long, năm 2006 (%)
Các loại trang trại |
Cả nước |
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
Tổng số |
100,0 |
100,0 |
100,0 |
Trang trại trồng cây hàng năm |
28,7 |
10,7 |
44,9 |
Trang trại trồng cây lâu năm |
16,0 |
58,3 |
0,3 |
Trang trại chăn nuôi |
14,7 |
21,4 |
3,6 |
Trang trại nuôi trồng thủy sản |
30,1 |
5,3 |
46,2 |
Trang trại thuộc các loại khác |
10,5 |
4,3 . |
5,0 |
- Trên phạm vi cả nước, trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất, tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, trang trại trồng cây lâu năm,... |
- Ở Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long mỗi vùng lại có thế mạnh về các loại trang trại khác nhau.
b) Nhận xét và giải thích
- Ở Đông Nam Bộ:
- Trang trại trồng cây lâu năm chiếm tỉ lệ cao nhất, vì ở đây có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển các cây công nghiệp lâu năm (đất badan, đất xám; khí hậu mang tính chất cận xích đạo,...).
- Tiếp đến là trang trại chăn nuôi, vì ở đây có nhiều đồng cỏ, ngoài ra còn có nguồn thức ăn khá dồi dào từ hoa màu lương thực, phụ phẩm của ngành thủy sản và thức ăn chế biến công nghiệp,...
- Ở đồng bằng sông Cửu Long:
- Trang trại nuôi trồng thủy sản chiếm tỉ lệ cao nhất do ở đây có diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn với mạng lưới sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiều ao hồ, hải triều, cánh rừng ngập mặn,...
- Tiếp theo là trang trại trồng cây hàng năm, do ở đây có điều kiện thuận lợi về đất đai, khí hậu, nguồn nước và do nhu cầu lớn,...
-- Mod Địa Lý 12 HỌC247
Bài tập SGK khác
Bài tập 1 trang 92 SGK Địa lý 12
Bài tập 2 trang 92 SGK Địa lý 12
Bài tập 1 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 2 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 3 trang 60 SBT Địa lí 12
Bài tập 4 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 5 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 6 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 7 trang 61 SBT Địa lí 12
Bài tập 8 trang 62 SBT Địa lí 12
Bài tập 1 trang 34 Tập bản đồ Địa Lí 12
-
Theo anh/chị nhân tố có tính chất quyết định đến đặc điểm nhiệt đới của nền nông nghiệp nước ta là
bởi Lam Van 27/06/2021
A. Khí hậu nhiệt đới ẩm.
B. Đất feralit.
C. Địa hình đa dạng.
D. Nguồn nước phong phú.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị đặc trưng nào sau đây không phải của nền nông nghiệp cổ truyền?
bởi hoàng duy 28/06/2021
A. Người sản xuất quan tâm nhiều hơn đến lợi nhuận.
B. Sản xuất nhỏ, công cụ thủ công.
C. Năng suất lao động thấp.
D. Sản xuất tự cấp tự túc, đa canh là chính.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị đặc trưng của nền nông nghiệp hàng hóa là
bởi Thu Hang 28/06/2021
A. người nông dân quan tâm nhiều hớn đến sản lượng.
B. người nông dân chỉ quan tâm đến diện tích đất canh tác.
C. người nông dân sử dụng nhiều phân bón, thuốc trừ sâu trong sản xuất.
D. người nông dân quan tâm nhiều hơn đến thị trường tiêu thụ.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị nhân tố chính tạo nên sự dịch chuyển mùa vụ từ Nam ra Bắc, từ đồng bằng lên miền núi là
bởi Co Nan 28/06/2021
A. địa hình.
B. khí hậu.
C. đất đai.
D. nguồn nước.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
ADMICRO
Theo anh/chị ý nào dưới đây không phải là biểu hiện ở nước ta đang khai thác ngày càng có hiệu quả nền nông nghiệp nhiệt đới?
bởi Ánh tuyết 28/06/2021
A. Tính mùa vụ được khai thác tốt hơn.
B. Tập đoàn cây, con phân bố phù hợp hơn.
C. Khắc phục hoàn toàn tính bấp bênh trong sản xuất.
D. Cơ cấu mùa vụ có những thay đổi quan trọng.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị sản xuất theo hướng nông nghiệp hàng hoá không phải là
bởi Nguyễn Thanh Thảo 28/06/2021
A. đẩy mạnh thâm canh, chuyên môn hoá.
B. sử dụng công cụ thủ công, thô sơ, nhiều sức người.
C. gắn nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ.
D. sử dụng nhiều máy móc, vật tư nông nghiệp, công nghiệp mới.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị việc áp dụng các hệ thống canh tác nông nghiệp khác nhau giữa các vùng là do có sự phân hoá chủ yếu của các điều kiện:
bởi hồng trang 27/06/2021
A. Khí hậu, nguồn nước.
B. Địa hình và đất trồng.
C. Đất trồng, độ ẩm và nguồn nước.
D. Khí hậu và đất trồng.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. đẩy mạnh sản xuất nông sản xuất khẩu.
B. tăng cường chăn nuôi gia súc lớn.
C. đẩy mạnh công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp.
D. mở rông thị trường trong nước về các loại nông sản.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị để sản xuất được nhiểu nông sản, phương thức canh tác được áp dụng phổ biến ở nước ta hiện nay là
bởi An Duy 28/06/2021
A. quảng canh, cơ giới hóa.
B. thâm canh, chuyên môn hóa.
C. đa canh và xen canh.
D. luân canh và xen canh.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị nền nông nghiệp nước ta đang trong quá trình chuyển đổi rất sâu sắc, với tính chất sản xuất hàng hóa ngày càng cao, quy mô sản xuất ngày càng lớn, nên chịu sự tác động mạnh mẽ của
bởi Bảo khanh 28/06/2021
A. biến động của thị trường.
B. nguồn lao động đang giảm.
C. các thiên tai ngày càng tăng.
D. tính chất bấp bênh vốn có củ nô nông nghiệp.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị ở nước ta, miền Nam đặc trưng về các loại quả nhiệt đới (sầu riêng, mít, chôm chôm, bơ…), trong khi miền Bắc là các loại hoa quả ôn đới như lê, mận, đào, rau màu vụ đông (bắp cải, xu hào, khoai tây…) thể hiện:
bởi Ngoc Nga 28/06/2021
A. Sự phân bố cây trồng vật nuôi phù hợp với điều kiện sinh thái nông nghiệp.
B. Việc áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng.
C. Việc khai thác tốt hơn tính mùa vụ của nền nông nghiệp nhiệt đới.
D. Sự chuyển đôi cơ cấu mùa vụ từ Bắc vào Nam.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị cây ăn quả, cây dược liệu, cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đơi là sản phẩm chuyên môn hóa của vùng
bởi Minh Tú 28/06/2021
A. Trung du và miền núi Bắc Bộ.
B. Đồng bằng sông Hồng.
C. Tây Nguyên.
D. Bắc Trung Bộ.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị mục đích của việc chuyển đôi cơ cấu mùa vụ và cơ cấu cây trồng là
bởi Minh Tuyen 27/06/2021
A. tăng hiệu quả kinh tế, hạn chế thiệt hại do thiên tai.
B. phù hợp với điều kiện đất, khí hậu.
C. phù hợp vói nhu cầu thị trường.
D. đa dạng hóa sản phẩm nông sản.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị nhân tố quan trọng nhất thúc đẩy sự hình thành các vùng chuyên canh sản xuất nông phẩm hàng hóa ở nước ta trong giiai đoạn hiện nay là
bởi Nguyễn Hồng Tiến 27/06/2021
A. khoa học – kĩ thuật.
B. lực lượng lao động.
C. thị trường.
D. tập quán sản xuất.Theo dõi (0) 1 Trả lời -
A. Cận nhiệt đới
B. Nhiệt đới
C. Cận xích đạo
D. Ôn đớiTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp nhiệt đới nước ta chủ yếu do sự phân hóa về
bởi Lê Minh Bảo Bảo 28/06/2021
A. Thổ nhưỡng
B. Địa hình
C. Khí hậu
D. Sinh vậtTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị sự phân hóa của các điều kiện địa hình, đất trồng nước ta
bởi Phạm Khánh Ngọc 28/06/2021
A. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp hàng năm có giá trị kinh tế cao trên cả
B. Thuận lợi cho việc nhân rộng diện tích các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao trên cả nước
C. Cho phép áp dụng các hệ thống canh tác khác nhau giữa các vùng
D. Cho phép áp dụng hệ thống canh tác giống nhau giữa các vùngTheo dõi (0) 1 Trả lời -
Theo anh/chị yếu tố quan trọng nhất tạo điều kiện cho phát triển sản xuất nông nghiệp quanh năm, dễ dàng áp dụng các biện pháp luân canh, xen canh, tăng vụ là
bởi Xuan Xuan 27/06/2021
A. Khí hậu phân hóa, có mùa đông lạnh
B. Chế độ nhiệt đới ẩm dồi dào
C. Địa hình, đất đai đa dạng
D. Nguồn nước và sinh vật phong phúTheo dõi (0) 1 Trả lời