OPTADS360
ATNETWORK
RANDOM
ON
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 12 Bài 38: Thực hành - So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ


Bài Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ bao gồm 2 bài tập xoay quanh vấn đề về: Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005; Số lượng đàn trâu bò của việt nam, năm 2005.

AMBIENT-ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

Dưới đây là một số gợi ý về cách làm 2 bài tập thực hành trang 174, 175 SGK Địa lí 12. Cùng tham khảo để củng cố lại kiến thức, nắm bắt cách xử lí số liệu của một đề bài cho sẵn và đưa ra nhận xét, giải thích hợp lí.

1.1. Bài tập 1: Cho bảng số liệu

Bảng 38.1. Diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

                                                                                                  (Đơn vị: nghìn ha)

Vùng

Loại cây

Cả nước

Trung du và

miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây CN lâu năm

1633,6

91,0

634,3

Cà phê

497,4

3,3

445,4

Chè

122,5

80,0

27,0

Cao su

482,7

109,4

Các cây khác

531,0

7,7

52,5

a) Hãy vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

b) Dựa vào kiến thức đã học, hãy nhận xét và giải thích về những sự giống nhau và khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp lâu năm giữa hai vùng này.

Hướng dẫn:

a) Vẽ biểu đồ thể hiện diện tích cây công nghiệp lâu năm của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên năm 2005.

Xử lý số liệu (%):

  • Cách tính cơ cấu diện tích từng loại cây trong tổng số cây công nghiệp lâu năm:
    • % cơ cấu diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)= (Diện tích cây Cà phê (hoặc cây khác)/Tổng diện tích cây công nghiệp) x 100% = ?%
  • Ví dụ:
    • % cơ cấu diện tích cây Cà phê của Cả nước = (497,4/1633,6) X 100 %= 30,4%

Bảng: Cơ cấu diện tích gieo trồng cây công nghiệp lâu năm, năm 2005

                                                                                                     (Đơn vị: %)
 

Vùng

Loại cây

Cả nước

Trung du và

miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Cây công nghiệp lâu năm

100,0

100,0

100,0

Cà phê

30,4

3,6

70,2

Chè

7,5

87,9

4,3

Cao su

29,5

17,2

Các cây khác

32,6

8,5

8,3

  • Với bài tập này, chúng ta sẽ vẽ 3 biểu đồ hình tròn tương ứng với vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên và cả nước:
  • Tính quy mô bán kính đường tròn:
    • Đặt RTDMNBB là bán kính đường tròn vùng Trung du miền núi Bắc Bộ = 1,0 (đơn vị bán kính)
    • RTN là bán kính đường tròn vùng Tây Nguyên = 2,6 (đơn vị bán kính)
    • RCN là bán kính đường tròn của Cả nước = 4,2 (đơn vị bán kính)

b) Nhận xét

  • Giống nhau
    • Là hai vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn của cả nước.
    • Mức độ tập trung hóa đất đai tương đối cao, các khu vực chuyên canh cà phê, chè,… 
    • Trồng cây công nghiệp lâu năm là chủ yếu và đạt hiệu quả kinh tế cao trên hướng chuyên môn hóa này.
    • Có tiềm năng phong phú về tự nhiên để phát triển cây công nghiệp lâu năm, trong đó phải kể đến thế mạnh về đất đai và khí hậu.
    • Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm về việc trồng và chế biến sản phẩm cây công nghiệp.
    • Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước về phát triển cây công nghiệp, về đầu tư, xây dựng các cơ sở chế biến,…
  • Khác nhau

Tiêu chí/Vùng

Tây Nguyên

Trung du và miền núi Bắc Bộ

Quy mô

  • Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai, sau Đông Nam Bộ
  • Với mức độ tập trung hóa cao
  • Vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ ba sau Đông Nam Bộ và Tây Nguyên
  • Với mức độ tập trung hóa thấp hơn

Hướng chuyên môn hóa

  • Cà phê, cao su, chè
  • Chè

Điều kiện phát triển

Tự nhiên

  • Các cao nguyên xếp tầng với độ cao trung bình 500 – 600m, bề mặt tương đối bằng phẳng
  • Chủ yếu là đất feralit phát triển trên đá badan
  • Khí hậu có tính chất cận xích đạo, có sự phân hóa theo độ cao, thiếu nước vào mùa khô
  • Núi và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích, địa thế hiểm trở, độ chia cắt lớn.
  • Phần lớn là đất feralit trên đá phiến, đá vôi và các đá mẹ khác
  • Khí hậu nhiệt đới gió mùa, có mùa đông lạnh, chịu ảnh hưởng sâu sắc của điều kiện địa hình vùng núi, thường xuất hiện các hiện tượng như sương muối, sương giá và tuyết rơi

Kinh tế – Xã hội


 

  • Vùng thưa dân nhất nước ta, có mật độ dân số trung bình 89 người/km2 (năm 2006)
  • Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng còn nhiều hạn chế


 

  • Có mật độ dân số trung bình là 119 người/km (năm 2006)
  • Cơ sở vật chất – kĩ thuật và cơ sở hạ tầng: có một số tuyến đường bộ, đường sắt
  • Các cơ sở chế biến chè tập trung ở Mộc Châu (Sơn La), Yên Bái, Thái Nguyên

1.2. Bài tập 2: Cho bảng số liệu:

Bảng 38.2. Số lượng đàn trâu bò của việt nam, năm 2005
                                                                                    (Đơn vị: nghìn con)

Vùng

Gia súc

Cả nước

Trung du và

miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Trâu

2922,2

1679,5

71,9

5540,7

899,8

616,9

a. Hãy tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

b. Dựa vào bản đồ giáo khoa treo tường Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản (hoặc Atlat Địa lí Việt Nam) và các kiến thức đã học, hãy cho biết:

  • Tại sao hai vùng trên đều có thế mạnh chăn nuôi gia súc lớn?
  • Thế mạnh này được thể hiện như thế nào trong tỉ trọng của hai vùng so với cả nước?
  • Tại sao Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây nguyên thì ngược lại?

Hướng dẫn: 

a) Tính tỉ trọng của trâu, bò trong tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên.

  • Cách tính tỉ trọng: Trâu (hoặc Bò) của vùng/(tổng Trâu + Bò) x 100% = %
  • Ví dụ: %Trâu của Cả nước = 2922,2 / (2922,2 + 5540,7) x 100% = 34,5%

Bảng: Tỉ trọng tỉ trọng của trâu, bò trọng tổng đàn trâu bò của cả nước, Trung du và miền núi Bắc Bộ, Tây Nguyên

                                                                                    (Đơn vị: %)

Vùng

Gia súc

Cả nước

Trung du và

miền núi Bắc Bộ

Tây Nguyên

Trâu

34,5

65,1

10,4

65,5

34,9

89,6

b) 

  • Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên đều có thế mạnh về chăn nuôi gia súc lớn vì:
    • Có nhiều đồng cỏ phát triển trên các vùng địa hình núi, cao nguyên
    • Khí hậu:
      • Trung du và miền núi Bắc Bộ: nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh thích hợp với điều kiện sinh thái của đàn trâu.
      • Tây Nguyên: có tính chât cận xích đạo, nóng quanh năm với một mùa mưa và một mùa khô rõ rệt, phù hợp với điều kiện sinh thái của bò.
    • Nhu cầu sản phẩm thịt, sữa (bò, trâu) ở các vùng lân cận (Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ,...) và trong cả nước lớn.
    • Dân cư có kinh nghiệm trong chăn nuôi gia súc lớn (trâu, bò).
  • Tổng số đàn trâu, bò của hai vùng chiếm tỉ lệ so với cả nước:
    • Đàn trâu: Chiếm 60% trong tổng số đàn trâu cả nước.
    • Đàn bò: Chiếm 27,4% đàn bò cả nước.
  • Trung du và miền núi Bắc Bộ trâu được nuôi nhiều hơn bò, còn ở Tây Nguyên thì ngược lại vì:
    • Trâu chịu rét giỏi hơn, thích nghi tốt với khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có mùa đông lạnh.
    • Tây Nguyên, bò được nuôi nhiều hơn trâu, vì bò thích hợp với điều kiện khí hậu khô, nóng ở đây.

 

VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Thực hành - So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Thực hành - So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với trung du và miền núi Bắc Bộ để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 122 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 122 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 122 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 123 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 123 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 123 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 123 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 124 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 124 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 68 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 68 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 69 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 38 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
OFF