OPTADS360
NONE
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 12 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp


Với bài học sau đây sẽ giúp các em học sinh tiếp cận với các kiến thức về: Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp, các vùng nông nghiệp và những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta.

ADMICRO/lession_isads=0
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Các nhân tố tác động tới tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

  • Có nhiều nhân tố: Tự nhiên, kinh tế - xã hội, kĩ thuật, lịch sử...
  • Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên tạo nền chung cho sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.
    • Vùng miền núi và trung du: Phát triển mô hình nông – lâm nghiệp, trồng cây lâu năm, chăn nuôi gia súc lớn.
    • Vùng đồng bằng: trồng các cây ngắn ngày, nuôi gia cầm, gia súc nhỏ, nuôi trồng thủy sản.
  • Các nhân tố kinh tế – xã hội, lịch sử có tác động khác nhau:
    • Nền kinh tế tự cấp, tự túc, sản xuất nhỏ, phân tán, sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp phụ thuộc chặt chẽ vào điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên.
    • Nền sản xuất hàng hóa, các nhân tố kinh tế - xã hội có tác động mạnh, làm cho tổ chức lãnh thổ chuyển biến.

1.2. Các vùng nông nghiệp ở nước ta

  • Nước ta có 7 vùng nông nghiệp và công nghiệp chế biến:
    • Vùng miền núi và trung du phía Bắc           
    • Vùng đồng bằng ven sông Hồng.
    • Vùng Bắc Trung Bộ.
    • Vùng duyên hải Nam Trung Bộ
    • Vùng Tây Nguyên.
    • Vùng Đông Nam Bộ.
    • Vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

1.3. Những thay đổi trong tổ chức lãnh thổ nông nghiệp ở nước ta

a. Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp của nước ta trong những năm qua thay đổi theo hai xu hướng chính:

  • Tăng cường chuyên môn hoá sản xuất, phát triển các vùng chuyên canh quy mô lớn.
  • Đẩy mạnh đa dạng hoá sản phẩm và nông nghiệp, cho phép:
    • Khai thác hợp lí hơn sự đa dạng, phong phú của điều kiện tự nhiên
    • Sử dụng tốt nguồn lao động
    • Tạo thêm việc làm
    • Giảm thiểu rủi do thị trường nông sản.
    • Làm tăng cường thêm sự phân hóa lãnh thổ nông nghiệp.

b. Kinh tế trang trại có bước phát triển mới, thúc đẩy sản xuất nông lâm nghiệp và thuỷ sản theo hướng sàn xuất hàng hoá.

  • Kinh tế trang trại phát triển từ Kinh tế hộ gia đình, nhưng từng bước đã đưa nông nghiệp thoát khỏi tình trạng tự cấp, tự túc lên sản xuất hàng hóa.
  • Các loại hình trang trại
    • Nuôi thuỷ sản: 30,1%
    • Trồng cây hàng năm: 28,7%
    • Trồng cây lâu năm: 20,1%.
    • Chăn nuôi: 14,7%.
    • Lâm nghiệp: 2,3%.
VIDEO
YOMEDIA
Trắc nghiệm hay với App HOC247
YOMEDIA
ADMICRO

2. Luyện tập và củng cố

2.1. Trắc nghiệm

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lý 12 Bài 25 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

2.2. Bài tập SGK

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lý 12 Bài 25 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Bài tập 1 trang 111 SGK Địa lý 12

Bài tập 2 trang 111 SGK Địa lý 12

Bài tập 3 trang 111 SGK Địa lý 12

Bài tập 1 trang 77 SBT Địa lí 12

Bài tập 2 trang 77 SBT Địa lí 12

Bài tập 3 trang 77 SBT Địa lí 12

Bài tập 4 trang 77 SBT Địa lí 12

Bài tập 5 trang 78 SBT Địa lí 12

Bài tập 6 trang 78 SBT Địa lí 12

Bài tập 7 trang 78 SBT Địa lí 12

Bài tập 8 trang 79 SBT Địa lí 12

Bài tập 9 trang 79 SBT Địa lí 12

Bài tập 10 trang 79 SBT Địa lí 12

Bài tập 11 trang 79 SBT Địa lí 12

Bài tập 1 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 2 trang 42 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 3 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 12

Bài tập 4 trang 43 Tập bản đồ Địa Lí 12

3. Hỏi đáp Bài 25 Địa lí 12

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 12 HỌC247

NONE
OFF