OPTADS360
AANETWORK
AMBIENT
YOMEDIA
Banner-Video
IN_IMAGE

Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Bài 6: Thạch quyển, nội lực


Thạch quyển là gì? Nội lực là gì? Tác dụng của nội lực đã làm thay đổi bề mặt địa hình Trái Đất như thế nào? Hãy cùng HỌC247 trả lời các câu hỏi này qua nội dung bài giảng của Bài 6: Thạch quyển, nội lực trong chương trình Địa lí 10 Chân trời sáng tạo do ban biên tập HỌC247 biên soạn dưới đây.

ADSENSE/lession_isads=0
QUẢNG CÁO
 
 
 

Tóm tắt lý thuyết

1.1. Khái niệm thạch quyển

Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti. Thạch quỵển hay còn gọi là quyển đá vì vật chất cấu tạo nên quyển này ở trong trạng thái cứng và chủ yếu là các loại đá.

- Theo thuyết kiến tạo mảng, thạch quyển được cấu tạo bởi các mảng kiến tạo có kích thước lớn nhỏ khác nhau, chuyển động trên lớp man-ti quánh dẻo. Vận động kiến tạo ở ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc và hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.

Hình 6.1. Thạch quyển

1.2. Nội lực và tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

a. Nội lực

- Nội lực là lực phát sinh từ bên trong Trái Đất. Nguồn năng lượng sinh ra nội lực là do sự phân huỷ các nguyên tố phóng xạ, sự dịch chuyển của các dòng vật chất theo trọng lực, năng lượng của các phản ứng hoá học trong lòng đất, ...

- Nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi; tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa; làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới, ... từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất.

b. Tác động của nội lực đến sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất

Tác động của nội lực thể hiện qua vận động theo phương thẳng đứng và vận động theo phương nằm ngang.

* Vận động theo phương thẳng đứng

- Vận động theo phương thẳng đứng là vận động nâng lên, hạ xuống diễn ra phổ biến ở nhiều nơi trong vỏ Trái Đất, trên một diện tích lớn. Vận động này có thể làm mở rộng hoặc thu hẹp diện tích của một khu vực một cách chậm chạp và lâu dài, gây ra hiện tượng biển tiến và biển thoái.

- Ngày nay, các vận động nâng lên, hạ xuống này vẫn đang diễn ra ở nhiều nơi trên Trái Đất. Ví dụ: bán đảo Xcan-đi-na-vi (Scandinavia) ở Bắc Âu-vùng phía bắc của Thụy Điển và Phần Lan đang được nâng lên, trong khi phần lớn lãnh thổ Hà Lan bị hạ xuống.

* Vận động theo phương nằm ngang

Vận động theo phương nằm ngang làm cho vỏ Trái Đất bị nén ép ở khu vực này và tách dãn ở khu vực khác, gây ra hiện tượng uốn nếp và đứt gãy. Tốc độ nén ép và tách dãn diễn ra mạnh nhất ở ranh giới các mảng kiến tạo.

- Hiện tượng uốn nếp:

+ Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Nguyên nhân do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

+ Cường độ nén ép ban đầu còn yếu chỉ làm cho các lớp đá bị thay đổi thế nằm ban đầu thành các nếp uốn. Về sau, khi cường độ nén ép tăng mạnh làm cho khu vực bị nén ép dâng cao kết hợp tác động của ngoại lực, bề mặt địa hình bị cắt xẻ thành miền núi uốn nếp. Ví dụ: dãy núi U-ran (Ural),Thiên Sơn, Hi-ma-lay-a, Coóc-đi-e, An-đét, ...

* Qúa trình hình thành hiện tượng uốn nếp ở trên bề mặt Trái Đất:

- Hiện tượng đứt gãy:

+ Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như: thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng, ... Thung lũng sông Hồng ở Việt Nam là một đứt gãy điển hình.

Hình 6.4. Địa hào và địa lũy

* Qúa trình hình thành địa hào và địa lũy:

+ Nếu cường độ tách dãn còn yếu thì đá chỉ nứt nẻ, không chuyển dịch, tạo nên các khe nứt.

+ Khi sự dịch chuyển diễn ra với biên độ lớn sẽ làm cho các lớp đá có bộ phận trổi lên, có bộ phận sụt xuống, hình thành các địa hào, địa luỹ, ... Dãy núi Con Voi nằm giữa hai đứt gãy sông Hồng và sông Chảy là địa luỹ điển hình của Việt Nam. Thung lũng sông Rai-nơ (Rhein) ở châu Âu; Biển Đỏ và các hồ dài, hẹp ở Đông Phi, ... là những địa hào.

Hình 6.5. Biển Đỏ - địa hào bị ngập nước

ADMICRO

Bài tập minh họa

Bài tập 1: Nêu khái niệm thạch quyển? Thạch quyển và vỏ Trái Đất giống và khác nhau ra sao? Vì sao địa hình bề mặt Trái Đất lại không bằng phẳng? Nguyên nhân nào dẫn đến sự thay đổi của bề mặt Trái Đất?

Hướng dẫn giải:

- Thạch quyển là phần cứng ngoài cùng của Trái Đất, bao gồm vỏ Trái Đất và phần trên của lớp man-ti.

- Thạch quyển và vỏ Trái Đất:

+ Giống nhau: đều được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau gồm tầng trầm tích, tầng granit, tầng badan

+ Khác: thạch quyển bao gồm cả phần trên của lớp Manti còn vỏ Trái Đất không bao gồm tầng này.

- Địa hình bề mặt Trái Đất không bằng phẳng vì sự vận động kiến tạo ở ranh giới các mảng đã làm thay đổi cấu trúc và hình thái địa hình bề mặt Trái Đất.

- Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi của bề mặt Trái Đất: do hoạt động nội lực làm dịch chuyển các mảng kiến tạo; hình thành các dãy núi; tạo ra các uốn nếp, đứt gãy; gây ra động đất, núi lửa; làm thay đổi cấu trúc ban đầu, tạo nên cấu trúc mới;… từ đó làm biến đổi bề mặt Trái Đất.

Bài tập 2: Vận động theo phương nằm ngang có những hiện tượng gì?

Hướng dẫn giải:

- Hiện tượng uốn nếp là hiện tượng các lớp đá bị xô ép, uốn cong thành các nếp uốn nhưng không phá vỡ tính liên tục của chúng. Nguyên nhân do các lực nén ép này vận động theo phương nằm ngang. Hiện tượng này xuất hiện nhiều ở những nơi đá có độ dẻo cao, điển hình nhất là các đá trầm tích.

- Vận động theo phương nằm ngang xảy ra ở những vùng đá cứng sẽ làm cho các lớp đất đá bị gãy, đứt ra rồi dịch chuyển ngược hướng nhau theo phương gần như: thẳng đứng hay nằm ngang, tạo ra các hẻm vực, thung lũng, ... Thung lũng sông Hồng ở Việt Nam là một đứt gãy điển hình.

ADMICRO

Luyện tập

Học xong bài này các em cần:

- Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.

- Trình bày khái niệm nội lực, nguyên nhân sinh ra nội lực.

- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về tác động của nội lực đến địa hình bề mặt Trái Đất.

3.1. Trắc nghiệm Bài 6 Địa lí 10 CTST

Các em có thể hệ thống lại nội dung kiến thức đã học được thông qua bài kiểm tra Trắc nghiệm Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 6 cực hay có đáp án và lời giải chi tiết. 

Câu 4-10: Mời các em đăng nhập xem tiếp nội dung và thi thử Online để củng cố kiến thức về bài học này nhé!

3.2. Bài tập SGK Bài 6 Địa lí 10 CTST

Các em có thể xem thêm phần hướng dẫn Giải bài tập Địa lí 10 Chân trời sáng tạo Chương 3 Bài 6 để giúp các em nắm vững bài học và các phương pháp giải bài tập.

Mở đầu trang 31 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 31 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.1 trang 32 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.2a trang 32 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi mục II.2b trang 32 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Câu hỏi trang 33 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 1 trang 34 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Luyện tập 2 trang 34 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Vận dụng trang 34 SGK Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 1 trang 20 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 2 trang 21 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 3 trang 21 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 4 trang 21 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Giải Câu hỏi 5 trang 22 SBT Địa lí 10 Chân trời sáng tạo - CTST

Hỏi đáp Bài 6 Địa lí 10 CTST

Trong quá trình học tập nếu có thắc mắc hay cần trợ giúp gì thì các em hãy comment ở mục Hỏi đáp, Cộng đồng Địa lí HOC247 sẽ hỗ trợ cho các em một cách nhanh chóng!

Chúc các em học tập tốt và luôn đạt thành tích cao trong học tập!

-- Mod Địa Lý 10 HỌC247

NONE
OFF